Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng ường hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp an bình, hi nhánh đinh tiên hoàng (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ

1.4.1. Các nhân tố chủ quan

Phương châm định hướng của ngân hàng

Đây là yếu tố có vai trò rất lớn tới tất cả các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng. Khi ngân hàng hoạt động với phương châm định hướng phát triển một dịch vụ nào đó thì toàn bộ nguồn lực trong ngân hàng sẽ đƣợc sử dụng để thúc đẩy phát triển hoạt động đó nhƣ công nghệ thông tin, marketing... Ngược lại nếu mảng dịch vụ nào đó không được định hướng phát triển thì rất khó có thể phát triển mạnh tại ngân hàng đó. Ngoài ra phương châm định hướng của ngân hàng còn ảnh hưởng rất lớn đến định hướng và hành động của cán bộ công nhân viên ngân hàng đó. Tuy nhiên, nếu phương châm định hướng của ngân hàng có đúng và phù hợp mà cách thức thực hiện chưa phù hợp thì cũng không thể mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

Năng lực tài chính của ngân hàng

Ngân hàng có nguồn tài chính tốt, khả năng thanh khoản tốt sẽ giúp nâng cao độ tin cậy từ phía khách hàng, tạo lòng tin, tạo sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của NH. Khi thực hiện giao dịch tín dụng tại NH khách hàng có thể tin tưởng tuyệt đối vào khả năng giải ngân, khả năng thanh khoản và các hình thức đảm bảo hỗ trợ tƣ vấn khác của NH. Ngoài ra vốn lớn, năng lực tài chính tốt còn tạo lợi thế cho NH trong việc đầu tƣ đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng lãi suất, bằng hạn mức cho vay đối với khách hàng, giúp NH cung ứng những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.

Mạng lưới hoạt động

Đối với NHTM, phạm vi hoạt động càng rộng càng tạo điều kiện cho NH thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch. Đặc biệt đối với sản phẩm tín dụng bán lẻ thì mạng lưới càng rộng lợi thế càng lớn do đặc điểm khách hàng của tín dụng bán lẻ là cá nhân và hộ gia đình – đối tƣợng khách hàng phân bổ rộng khắp.

Sự phát triển công nghệ ngân hàng

Công nghệ là nền tảng quan trọng để phát triển dịch vụ NHBL nói chung và TDBL nói riêng. Công nghệ ngân hàng với khả năng kết nối hệ thống, khả năng liên kết mạng và khả năng quản lý dữ liệu tập trung đã tạo ra hệ thống mạng lưới, điểm giao dịch rộng khắp điều này đặc biệt quan trọng với dịch vụ tín dụng bán lẻ, dịch vụ hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Mặt khác chính công nghệ cho phép các ngân hàng phát triển mô hình giao dịch một cửa khiến cho thủ tục giao dịch đơn giản, chặt chẽ và tiện lợi, giảm chi phí giao dịch đi lại của khách hàng. Một điều đặc biệt quan trọng nữa đó là quản lý hồ sơ khách hàng, với đặc thù của một dịch vụ bán lẻ là số lƣợng khách hàng gia tăng nhanh, lƣợng khách hàng giao dịch tại ngân hàng đƣợc tính bằng đơn vị ngàn, chục ngàn khách hàng nhƣ hiện nay, thì hoạt động này không thể thực hiện đƣợc ngoài việc ứng dụng phần mềm tin học, công nghệ thông tin để quản lý, thực hiện. Ngoài ra công nghệ ngân hàng hiện đại còn giúp phát triển đa dạng hóa các dịch vụ của ngân hàng bán lẻ. Ngày nay việc đáp ứng nhu cầu và yêu cầu chất lƣợng dịch vụ mà cụ thể là sự tiện ích, sự đa dạng, và lợi ích của sản phẩm có ý nghĩa quyết định

trong việc thu hút khách hàng. Một ví dụ cụ thể nhƣ sự phát triển của công nghệ giúp các ngân hàng hiện đại có thể cung cấp dịch vụ call center 24/7, hay tín dụng trực tuyến, và sản phẩm mới nhất có thể kể tới đó là thẻ thanh toán quốc tế chỉ với sự đảm bảo tín chấp về lương khách hàng có thể thanh toán tất cả các giao dịch ở mọi nơi trên thế giới.

Chất lƣợng cán bộ tín dụng

Đƣợc thể hiện ở các mặt nhƣ: năng lực, kinh nghiệm, tƣ cách, thái độ phục vụ khách hàng… Ngày nay khi mà nhu cầu mức sống của người dân ngày càng cao thì chất lƣợng dịch vụ là vấn đề luôn đƣợc các khách hàng quan tâm chú trọng. Khách hàng họ không chỉ cần sử dụng sản phẩm dịch vụ đó mà còn cần đƣợc sử dụng một cách thoải mái nhất, tiện ích nhất…Chính vì vậy có thể nói chất lƣợng cán bộ tín dụng đƣợc gắn liền với chất lƣợng sản phẩm tín dụng bán lẻ.

Vậy nên để phát triển sản phẩm bán lẻ được tốt thì việc đào tạo thường xuyên để nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng là việc làm hết sức quan trọng với các ngân hàng. Hơn nữa cán bộ tín dụng chính là người tiếp xúc với khách hàng và chịu trách nhiệm về các khoản vay của khách hàng, nên nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt thì không chỉ thu hút đƣợc nguồn khách hàng chất lƣợng mà còn góp phần giảm thiểu phần lớn các rủi ro đến từ phía khách hàng.

Sự phát triển của hoạt động marketing

Với đặc điểm là một sản phẩm dịch vụ, nên các hoạt động quảng cáo marketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ.

Nếu một sản phẩm có hay mấy, có tốt mấy mà không có sự hỗ trợ của marketing của quảng cáo thì sản phẩm đó không thể phát triển mạnh và mang lại lợi ích tối đa cho người dùng được. Hơn nữa marketing còn có tác dụng gia tăng giá trị cho các sản phẩm tín dụng bán lẻ bằng việc gia tăng độ tin cậy của khách hàng với sản phẩm đó. Ngoài ra trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn rất tiện ích, tận nơi…nên nếu ngân hàng không phát triển tốt hoạt động marketing, quảng cáo thì có thể để mất khách hàng vào tay các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác. Mặt khác nếu marketing không đúng phương pháp, không đúng đối tượng sẽ gây lãng phí, và có thể làm

xấu hình ảnh của ngân hàng.

Mô hình tổ chức và quy trình cấp tín dụng bán lẻ

Tất cả các hoạt động cấp tín dụng bán lẻ trong ngân hàng đều phải đặt trong sự sắp xếp bố trí của một bộ máy tổ chức nhất định. Mô hình tổ chức có tốt mới đảm bảo bố trí tốt con người máy móc và các phương tiện hỗ trợ làm sao bố trí đúng người, đúng việc. Ngoài ra các cá nhân vận hành trong mô hình đó còn phải tuân theo quy trình nhất định đã đƣợc xây dựng, quy trình cấp tín dụng bán lẻ đƣa ra một chuẩn mực mô hình hoạt động và hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện, quy trình thủ tục, hệ thống mẫu biểu nhằm đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng bán lẻ đƣợc nhanh chóng, thông suất và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Con người vận hành quy trình phải đảm bảo đầy đủ, thống nhất, đồng bộ trong trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với tất cả các khoản cấp tín dụng bán lẻ áp dụng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh từng bước hướng theo thông lệ chung.

Ngoài ra mô hình tổ chức và quy trình cấp tín dụng bán lẻ phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng bộ phận và từng cá nhân tham gia trong quy trình đó.

Kênh phân phối

Là một phần gắn kết mọi cá nhân với thị trường, kênh phân phối là một cấu phần tất yếu phải có trong quá trình sống của tất cả các hộ kinh doanh nói riêng và của các Doanh nghiệp nói chung, đó là phạm trù mô tả cách thức người kinh doanh tiếp cận tới thị trường và cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Hệ thống kênh phân phối càng hiệu quả thì việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường càng tốt đẹp. “Lòng” của các con kênh này càng sâu và rộng thì càng cho phép doanh nghiệp chuyển tải đƣợc nhiều hàng hoá. Nhƣ vậy, phát triển kênh phân phối là một trong những điều kiện quan trọng để người kinh doanh tạo ra lợi nhuận, tồn tại và phát triển.

Chất lƣợng khách hàng

Trong hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng và trong mọi hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung, nền tảng khách hàng vẫn là điều kiện cần thiết nhất cho mọi hoạt động của ngân hàng. Chất lƣợng nguồn khách hàng có nhu cầu, có “sức

khỏe”, có khả năng vay và trả đúng mục đích mới là quan trọng nhất. Nó quyết định đến chất lƣợng tín dụng ngân hàng đó tốt hay không tốt, việc huy động mà không cho vay hoặc không dám cho vay sẽ là thất bại của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng ường hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp an bình, hi nhánh đinh tiên hoàng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)