CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
2.1. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và tình hình hoạt động kinh doanh của ABBANK
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
ABBANK đƣợc thành lập vào năm 1993, đến nay sau hơn 23 năm phát triển, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đƣợc đánh giá là một trong những ngân hàng có sự phát triển bền vững và ổn định.
Định hướng trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, ABBANK đang tạo sự khác biệt trên thị trường tài chính với định vị là một ngân hàng tập trung vào lĩnh vực bán lẻ thân thiện với cộng đồng. Theo đó, ABBANK đang tích cực đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới rộng khắp, nâng cấp mô hình hoạt động cũng nhƣ cơ sở vật chất của các điểm giao dịch hiện hữu, đồng thời mở rộng mạng lưới tới các Tỉnh, thành phố trọng điểm trên toàn quốc, qua đó nâng cao chất lƣợng phục vụ với đông đảo khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Song song đó, ABBANK chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận tâm.
Với sự hỗ trợ của các cổ đông là các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco); Ngân hàng lớn nhất Malaysia - Maybank và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới, sự hợp tác chiến lƣợc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ABBANK luôn nỗ lực để trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu nhƣ huy động vốn, các hoạt động tín dụng, tài trợ dự án, dịch vụ ngoại hối, thanh toán trong nước và quốc tế, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại cùng các dịch vụ ngân hàng điện tử Internet banking, Mobile banking, SMS banking,…
- Với mục tiêu hướng đến các chuẩn mực quốc tế, vào tháng 05/2016, ABBANK đã vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016” do tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới là Global Banking And Finance Review bình chọn. Gần đây, ngày 19/10/2016, ABBANK đã
đƣợc Moody s – tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu Thế giới chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm với đánh giá triển vọng ổn định và dựa trên các tiêu chí trong quản lý chất lƣợng tài sản và khả năng sinh lời, duy trì sự ổn định của nguồn vốn huy động và tính thanh khoản. Với xếp hạng tín nhiệm này, ABBANK tiếp tục nằm trong nhóm xếp hạng tín nhiệm cao nhất hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam.
ABBANK đang sở hữu mạng lưới rộng khắp với 160 điểm giao dịch tại 34 tỉnh thành trọng điểm trên cả nước, tự tin phục vụ trên 600.000 Khách hàng cá nhân và hơn 20.000 Khách hàng doanh nghiệp, với tổng vốn điều lệ hơn 5300 tỷ đồng.
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TÍN DỤNG CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Thẩm
định
&
Phê duyệt
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (P.KHDN)
Kế toán nội bộ
Lao động tiền lương
Hỗ
Trợ Tín dụng
Phòng Khách hàng Cá
nhân (P.KHCN)
Kiểm soát viên (KSV)
Mua
sắm
&
quản lý trang
thiết bị văn phòng
Giám
sát tín dụng
& Xử lý Nợ
Các
Phòng gia dịch trực thuộc (PGD)
Giao dịch viên (GDV)
Thƣ ký ban giám
đốc
Các Quỹ
Tiết Kiệm (QTK)
Thanh toán quốc tế (TTQT)
Lái xe -bảo
vệ - tạp vụ
Trung
tâm bán lẻ
Kho
Quỹ
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của ABBANK-CN Đinh Tiên Hoàng
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – ABBANK-CN Đinh Tiên Hoàng)
Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội sở chính về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh.
Phòng Tín dụng bao gồm: 03 Bộ phận: Thẩm định và phê duyệt; Hỗ trợ tín dụng;
Giám sát tín dụng & Xử lý Nợ. Nhiệm vụ chính của Phòng Tín dụng là:
Công tác thẩm định; tái thẩm định hồ sơ thực tế khách hàng đƣa ra ý kiến phê duyệt cấp khoản vay hay không cho các Đơn vị kinh doanh và tham mưu cho ban giám đốc về mặt cơ sở pháp lý cấp tín dụng khi phê duyệt.
Đề xuất để lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt hạn mức tín dụng, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu...
Lập tờ trình phê duyệt cho vay/bảo lãnh từng lần theo hạn mức;
Khi khoản vay của khách đƣợc phê duyệt thì bộ phận Hỗ trợ tín dụng căn cứ theo phê duyệt, đối chiếu với thực tế hồ sơ pháp lý thực hiện soạn thảo bộ Hợp đồng (thế chấp, tín dụng; công chứng; đăng ký giao dịch bảo đảm…) cho khách hàng.
Tiến hành các nghiệp vụ công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm…theo quy định của nhà nước và ngân hàng, khi có các kết quả này Hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Thực hiện các công tác kiểm soát sau vay: nhắc nợ; thu nợ; quản lý rủi ro tín dụng; điều chỉnh lãi định kỳ theo quy định…
Lưu trữ hồ sơ liên quan đến hoạt động tín dụng: hồ sơ khoản vay, bảo lãnh.
Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra số dƣ cũng nhƣ thông tin liên quan đến khách hàng trên phân hệ quản lý khách hàng.
Giám sát sự tuân thủ trong quy trình vay, cũng nhƣ giám sát chất lƣợng tín dụng… Thực hiện báo cáo cho chi nhánh, Hội Sở và ngân hàng nhà nước.
Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng;
Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro nhằm giảm nợ xấu, phát hiện và xử lý kịp thời nợ xấu;
Kết hợp với Ban pháp chế và Xử lý Nợ của Hội Sở để xử lý những khoản vay nợ xấu.
Đầu mối phối hợp với các bộ phận đánh giá lại TSBĐ theo đúng quy định của ABBANK.
Đơn vị kinh doanh (ĐVKD) bao gồm: Phòng khách hàng doanh nghiệp (P.KHDN); Phòng khách hàng cá nhân (P.KHCN); các Phòng Giao dịch (PGD);
các Quỹ Tiết Kiệm (QTK); Trung tâm bán lẻ (TTBL). Các ĐVKD có nhiệm vụ chính là:
Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng;
Công tác tín dụng: Tiếp thị, tìm kiếm; lập hồ sơ và trình hồ sơ về mục đích, nhu cầu vay vốn của khách hàng….
Công tác huy động vốn: Tiếp thị, tìm kiếm và phát triển nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ, cũng nhƣ của các doanh nghiệp về gửi tại ngân hàng.
Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng;
Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đã đƣợc phê duyệt;
Thực hiện thu nợ, lãi theo yêu cầu của phòng và phòng Tín dụng;
Đề xuất với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng...
Báo cáo, đánh giá các khoản vay của khách hàng theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chi nhánh, của các Khối khi có yêu cầu.
Thu thập thông tin phục vụ công tác phát triển chiến lƣợc, sản phẩm kinh doanh.
Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh;
Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Các phòng Giao dịc và Trung tâm bán lẻ: Trực tiếp giao dịch với khách hàng;
thực hiện công tác huy động vốn. Thực hiện công tác tín dụng: tiếp nhận nhu cầu, hồ sơ... của khách hàng về bảo lãnh và chuyển về Trụ sở chính của Chi nhánh xem
xét, giải quyết; cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
Quỹ Tiết kiệm:Trực tiếp giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác huy động vốn; chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn do ABBANK uỷ quyền/phân cấp cho chính Quỹ tiết kiệm đó phát hành; cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
Phòng Tài chính Kế Toán (P.TCKT) bao gồm: bộ phận Kế toán nội bộ; Kiểm soát viên tại chi nhánh & các phòng giao dịch (KSV); Giao dịch viên; Thanh toán quốc tế (TTQT); Kho Quỹ có nhiệm vụ chính là:
Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp;
Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh;
Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng.
Trực tiếp giao dịch tiền gửi với khách hàng
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ;
Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo, an toàn kho quỹ theo quy định
Phòng Tổ chức hành chính (P.TCHC) ) bao gồm: bộ phận Kế toán nội bộ; Kiểm soát viên tại chi nhánh & các phòng giao dịch (KSV); Giao dịch viên; Thanh toán quốc tế (TTQT); Kho Quỹ có nhiệm vụ chính là:
Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh.
Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của ABBANK đến toàn thể CBNV trong Chi nhánh.
Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu của Chi nhánh.