CHƯƠNG 3: MỘT S GIẢI PHÁP T NG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH ĐINH TIÊN HOÀNG
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của ABBANK Đinh Tiên Hoàng giai đoạn 2017 -2022
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ABBANK Đinh Tiên Hoàng giai đoạn 2017 -2022
Thứ nhất, xây dựng ABBANK Đinh Tiên Hoàng trở thành chi nhánh ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn Hà Nội, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lƣợng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu. Phấn đấu trở thành chi nhánh có thị phần và quy mô ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn Hà Nội, nằm trong nhóm chi nhánh có quy mô lớn nhất trên địa bàn về tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cƣ và dịch vụ thẻ.
Phát triển nền khách hàng bán lẻ trong đó tập trung vào đối tƣợng chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và hộ sản xuất kinh doanh có thu nhập từ trung bình khá trở lên.
Thứ hai, cácdịch vụ bán lẻ mà ABBANK Đinh Tiên Hoàng cung cấp sẽ không chỉ giới hạn ở những dịch vụ ngân hàng truyền thống mà sẽ mở rộng để đáp ứng đa dạng nhu cầu tài chính cho nhiều đối tƣợng khách hàng. Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lƣợng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Trên cơ sở đó, chi nhánh tiếp tục nghiên cứu để cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa các thủ tục giao dịch nhằm đáp ứng nhanh gọn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời chi nhánh nhanh chóng triển khai các sản phẩm có yếu tố công nghệ cao khi Hội sở chính ABBANK đƣa vào áp dụng nhƣ các sản phẩm e-banking, TOPUP…các sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiền gửi mới đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng.
Thứ ba, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tích hợp mà ABBANK Đinh Tiên Hoàng hướng đến sẽ được cung cấp thông qua đa kênh phân phối, tập trung đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối mới, hiện đại, tăng thêm tiện ích cho khách hàng. Mặt khác chi nhánh cũng thực hiện rà soát lại mô hình của các Phòng giao dịch theo hướng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, nhất là sản phẩm tín dụng bán lẻ đƣa phòng giao dịch trở thành đơn vị phát triển chính hoạt động NHBL.
Thứ tư, tiếp tục phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng bán lẻ chuyên nghiệp, chất lượng cao, ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả và tăng cường lợi thế cạnh tranh của ABBANK Đinh Tiên Hoàng. Xây dựng các chính sách tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, khuyến khích cán bộ bán lẻ hợp lý, đảm bảo thu hút cán bộ có năng lực kinh nghiệm làm việc lâu dài tại chi nhánh.
Toàn Chi nhánh quán triệt nhận thức đầy đủ mục tiêu mang tính chiến lƣợc phát triển của ABBANK trở thành Ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lƣợng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu đã đƣợc xác định”.
Trong đó hoạt động tín dụng bán lẻ là một trong những hoạt động chính, hoạt động cơ bản để từ đó mở rộng phát triển các hoạt động ngân hàng bán lẻ khác.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của ABBANK Đinh Tiên Hoàng giai đoạn 2017 -2022
3.1.2.1. Nội dung định hướng
Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn, các NHTM luôn tìm tòi và đƣa ra các biện pháp, chính sách nhằm giữ vững và gia tăng thị phẩn của mình. Chính vì vậy mà đối tƣợng cho vay cũng đƣợc mở rộng hơn, nếu trước đây Ngân hàng thường có xu hướng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp lớn của Nhà nước thì nay nền khách hàng của hầu hết các Ngân hàng đã có sự chuyển biến đa dạng hơn, các NHTM xem xét cung cấp tín dụng cho các đối tƣợng là hộ kinh doanh cá thể, cá nhân và các hộ gia đình.
Không nằm ngoài xu hướng đó, ABBA nói chung và ABBANK ĐTH nói riêng
đã có những mục tiêu, định hướng phát triển tín dụng bán lẻ cụ thể đó là:
- Lựa chọn, duy trì nền khách hàng cũ, mở rộng phát triển khách hàng mới, phấn đấu tăng số lƣợng khách hàng, ƣu tiên tăng tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể, cá nhân và hộ gia đình, bố trí đủ cán bộ QHKH cả về số lƣợng và chất lƣợng nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng bán lẻ.
- Tiếp cận, rà soát hộ kinh doanh cá thể, cá nhân, hộ gia đình đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh nhằm nắm bắt kịp thời và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn, phân tích kỹ lƣỡng tình hình tài chính cũng nhƣ năng lực của khách hàng để lựa chọn những khách hàng đáp ứng yêu cầu về cấp tín dụng của Chi nhánh.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị, quảng bá nhằm thu hút các khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, cá nhân, hộ gia đình đến giao dịch tại Chi nhánh, bước đầu tiếp thị để khuyến khích các đối tƣợng này quan hệ tiền gửi tại Chi nhánh, qua đó có thể tiếp cận cấp tín dụng cho khách hàng trong trường hợp dòng tiền về tài khoản mở tại Chi nhánh đều đặn và phát sinh lớn, đƣợc đánh giá có nguồn thu lớn và khả năng trả nợ chắc chắn trong trường hợp xem xét cung cấp tín dụng.
- Tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, đôn đốc các đơn vị có tiềm ẩn rủi ro để thu nợ. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hộ kinh doanh cá thể, cá nhân, hộ gia đình có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh nhằm không gia tăng dƣ nợ xấu, nợ quá hạn.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động của Chi nhánh nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tập trung chỉ đạo quyết liệt tăng trưởng huy động vốn. Chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn theo hướng tập trung tăng trưởng huy động vốn trung dài hạn. Tập trung mở rộng gia tăng số lƣợng khách hàng huy động vốn, chuyển dịch cơ cấu nền khách hàng huy động vốn để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, vững chắc của nền vốn huy động, tránh tình trạng lệ thuộc vào một số ít khách hàng/nhóm khách hàng dẫn đến mất chủ động trong kế hoạch huy động vốn... Hơn thế nữa, đảm bảo đƣợc nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng, trong đó ƣu tiên khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, cá nhân, hộ gia đình.
- Tiếp tục xem xét và nghiên cứu duy trì quan hệ tín dụng ở mức cần thiết đối
với hộ kinh doanh cá thể, cá nhân, hộ gia đình có nợ quá hạn tại Chi nhánh nhằm giúp các đối tƣợng này tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu để trả nợ đối với dƣ nợ hiện tại. Đồng thời, thực hiện giảm dần dƣ nợ đối với những đối tƣợng này.
- Xây dựng kế hoạch chiến lƣợc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ với định hướng rõ ràng, có các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, lộ trình và giải pháp thực hiện từng giai đoạn làm cơ sở để toàn hệ thống phấn đấu thực hiện. Theo đó công tác tín dụng bán lẻ cũng được định hướng hành động (điều hành, lập kế hoạch, thực hiện, quản lý) thống nhất từ Chi nhánh tới các phòng ban, quỹ tiết kiệm.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển
Do mức tăng trưởng tín dụng bán lẻ trong năm 2015 và năm 2016 vẫn ở mức còn khiêm tốn nên trong những năm tới chỉ tiêu dƣ nợ bán lẻ phấn đấu ở mức độ tăng trưởng từ 20 – 25% trên tổng dư nợ tại chi nhánh. Chi nhánh phấn đấu giữ vững tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ ở 13-16%, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ ở mức 4% mỗi năm, mục tiêu đến năm 2017 dƣ nợ tín dụng bán lẻ đạt 800 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ phấn đấu ở mức thấp hơn 1% tổng dƣ nợ bán lẻ mỗi năm.