Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng ường hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp an bình, hi nhánh đinh tiên hoàng (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG

2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ tại ABBANK-CN Đinh Tiên Hoàng

3.2.2. Các yếu tố bên ngoài

Chính sách của Nhà nước

Chính sách của cơ quan quản lý vĩ mô ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động ngân hàng. Nhà nước bằng các công cụ chính sách của mình sẽ điều tiết nền kinh tế sao cho phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội. Chính vì vậy, chính sách của

nhà nước có lúc rất thông thoáng với các ngân hàng nhưng có lúc lại thắt chặt để kiểm soát ổn định kinh tế chung.

Sự phát triển kinh tế xã hội

Với nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, thể chế kinh tế thị trường như hiện tại đang từng bước làm cho diện mạo nền kinh tế chung cả nước và Hà Nội, cùng các khu vực xung quanh ngày càng phát triển. Nhiều khu đô thị đƣợc đầu tƣ ồ ạt, hạ tầng giao thông đƣợc nâng cấp, đời sống dân cƣ đƣợc nâng cao, nền kinh tế và thu nhập cũng nhƣ nhu cầu của dân cƣ đƣợc cải thiện rõ rệt.

Điều này có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới dịch vụ tín dụng bán lẻ. Thu nhập người dân được cải thiện đời sống mức sống dân cư cao hơn sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển mở rộng đa dạng các sản phẩm tín dụng bán lẻ. Qúa trình này làm gia tăng những nguồn thu mới cho ngân hàng đồng thời cũng gia tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến việc các ngân hàng ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong đó nghiêm trọng nhất là rủi ro phá sản Ngân hàng.

Sự cạnh tranh trong khu vực ngân hàng tài chính

Kể từ khi chia tách từ chi nhánh tổng ABBANK Hà Nội, từ thực tế ban đầu đến nay ABBANK-Đinh Tiên Hoàng chỉ là 01 chi nhánh trong 06 chi nhánh của ABBANK tại Hà Nội và trên địa bàn nội đô Hà Nội có rất nhiều các ngân hàng trong nước và nước ngoài tên tuổi lớn, cùng các quỹ tiết kiệm phủ khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 20 ngân hàng. Điều này dẫn đến một vấn đề đó là giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn không ngừng cạnh tranh lẫn nhau. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò nhƣ lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ tài chính trong tương lai. Có thể nói, cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng cung cấp các tiện ích ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Lãi suất cho vay và điều kiện cho vay thông thoáng hơn. Thời gian phục vụ khách hàng ngày càng rút ngắn, nhƣ ở Việt Nam trước đây thời gian xét duyệt cho vay kéo dài nhiều tuần, thời gian chuyển tiền kéo dài nhiều ngày, nhƣng đến nay, có ngân hàng xét duyệt có cho vay hay không chỉ trong vòng 2 ngày, chuyển tiền nếu cùng hệ thống chỉ trong vòng 1 tiếng là hoàn thành. Tóm lại, cạnh tranh buộc các ngân hàng phải áp dụng công nghệ tiên tiến, thay đổi tư duy về tuyển dụng nhân sự, mức lương, quảng cáo và đặc biệt phải chú ý tới chất lƣợng dịch vụ cung cấp.

Đạo đức khách hàng

Khách hàng vay vốn tại ABBANK-Đinh Tiên Hoàng trong những năm qua chủ yếu đều là cán bộ công chức nhà nước, nông dân và một số hộ kinh doanh cá thể. Trong đó cũng có những đối tƣợng hoạt động trong hội doanh nghiệp trẻ thành phố Hà Nội vừa thành lập công ty vừa vay cá nhân, dùng tiền vay vốn sử dụng sai mục đích dẫn đến nợ xấu tại Ngân hàng. Đây là rủi ro lớn nhất đối với hoạt động tín dụng bán lẻ. Việc quản lý kiểm soát số lƣợng khách hàng đa dạng là một điều hết sức khó khăn và không thể đạt mức tuyệt đối. Chính vì vậy cần xây dựng các hình thức theo dõi thẩm định kiểm soát khoản vay một cách chặt chẽ hiệu quả nhƣng vẫn phải nhanh gọn và tiện lợi cho khách hàng.

Yếu tố dân số

Đối tƣợng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của ABBANK-Đinh Tiên Hoàng chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình vì thế quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển tín dụng bán lẻ. Điểm thuận lợi là Hà Nội có quy mô dân số đông dẫn đến nhu cầu về vay tiêu dùng gia tăng. Cùng với đó, thói quen tiêu dùng, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tƣ cách khách hàng cũng ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng và hiệu quả thu được từ TDBL.

Môi trường kinh tế xã hội

Năm 2015, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, vững chắc hơn; chỉ số lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt 6,04% và thấp hơn mức kế hoạch 8% thông qua hồi đầu năm, tăng trưởng cao hơn năm 2014; thị trường ngoại tệ, trị trường vàng ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh. Việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có tăng trưởng, nhờ đó GDP cả năm tăng khoảng 5,42% mặc dù thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,5% nhƣng cao hơn năm 2014 (5,25%); tổng đầu tƣ toàn xã hội vẫn đạt khoảng 30% GDP, dòng vốn FDI năm 2015 ƣớc đạt 21,6 tỷ USD, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 5,4%, tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng giảm mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá cao, ước đạt 96,5 tỉ đôla, tăng 15,7% so với năm 2014....

Môi trường ngành ngân hàng

Năm 2016, với chủ trương tiếp tục tái cơ cấu ngành ngân hàng cùng với

những tháo gỡ nút thắt như: Tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, trần lãi suất, mở rộng mạng lưới các tổ chức tín dụng, kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng, USD…

NHNN đã điều hành kiểm soát các chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, mặt bằng lãi suất giảm mạnh và nhanh hơn dự kiến; tín dụng được điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng đi đôi với an toàn hoạt động; thanh khoản của hệ thống các TCTD đƣợc cải thiện; nợ xấu của các TCTD tăng mạnh vào những tháng đầu năm đã đƣợc khống chế và từng bước xử lý, thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định, điển hình cơ cấu tín dụng có nhiều cải thiện, tập trung chủ yếu vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ƣu tiên. Đến cuối tháng 11-2016, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng 17%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,51%, xuất khẩu tăng 3,32%... Mặt bằng lãi suất hiện đã giảm 2% - 5% so với đầu năm, trong đó, lãi suất huy động giảm 2- 3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm, trở về mức lãi suất của giai đoạn 2008 - 2009.

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, vấn đề trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng vẫn còn một số điểm cần lưu ý: Tổng phương tiện thanh toán cao hơn mức định hướng (13,58%); Tín dụng tăng trưởng ≈12%, đạt tốc độ tăng trưởng với mục tiêu đề ra (12%); nợ xấu tăng cao (chiếm 4,73% tổng dƣ nợ); Cân đối vốn theo kỳ hạn chƣa vững chắc; một số NHTM chƣa chấp hành nghiêm quy định lãi suất tiền gửi, quá trình cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện chậm...

Ngay từ đầu năm, bằng Nghị quyết số 01và 02/NQ-CP của Chính phủ và Hội đồng quản trị ABBANK đã có Chỉ thị số 246/CT-HĐQT; Nghị quyết 810/NQ-HĐQT đã thể hiện quyết tâm chỉ đạo sát sao, toàn diện việc tháo gỡ khó khăn cho sản suất, kinh doanh và doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016 diễn biến theo đúng mục tiêu Chính phủ, Quốc hội đề ra. Sản xuất công nghiệp có chuyển biến khi hàng tồn kho đang giảm dần, chỉ số sản xuất đã tăng dần qua từng tháng. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân sử dụng vốn vay đã đƣợc sử dụng các gói sản phẩm cho vay với lãi suất ƣu đãi… Số doanh nghiệp đăng ký mới tăng 7,8% so với cùng kỳ; 9.300 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã bắt

đầu quay trở lại hoạt động...hoạt động ngân hàng đã có nét khởi sắc hơn. Thị trường vàng, ngoại tệ đã được kiểm soát và ổn định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng ường hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp an bình, hi nhánh đinh tiên hoàng (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)