Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRỒNG RỪNG
1.2. Đặc điểm kinh doanh rừng trồng kinh tế
1.2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh rừng trồng kinh tế
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, không những có vai trò bảo đảm cho nông nghiệp và nông thôn phát triển ổn định và bền vững mà còn góp phần giữ vững sự phát triển bền vững và ổn định kinh tế xã hội nói chung. đặc biệt ở Việt Nam thì đặc điểm tự nhiên chủ yếu là đồi núi thì lâm nghiệp càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển đất nước.
Chính từ vị trí và vai trò quan trọng đó nên từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển ngành Lâm nghiệp .
Ngành lâm nghiệp Việt Nam XHCN đã trải qua hàng chục năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, là cả quá trình phấn đấu nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng với cán bộ công nhân viên chức trong ngành xây dựng lực lượng sản xuất lâm nghiệp, tổ chức, thể chế, khoa học kỹ thuật trồng rừng…
nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại phá hoại rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo từng giai đoạn, trong những bối cảnh lịch sử kinh tế xã hội có nhiều khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, rừng đã có vị trí cực kỳ quan trọng: Là những khu căn cứ cho hoạt động của Đảng, Nhà nước ta, như Chiến Khu Việt Bắc… thời chống giặc ngoại xâm đã trở thành huyền thoại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của đất nước, lâm nghiệp nước ta cũng đang từng bước đổi mới, đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền Lâm nghiệp truyền thống dựa vào rừng tự nhiên và sử dụng lực lượng kinh doanh rừng là chính sang xây dựng nền lâm nghiệp xã hội, thu hút sự tham gia rộng
22
rãi của toàn xã hội, dựa chủ yếu vào rừng trồng để đáp ứng nhu cầu lâm sản ngày càng tăng của nhân dân, tích cực bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng và đưa sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thành một ngành, nghề chính ở miền núi, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có chu kỳ sản xuất dài ngày, lại thuờng xuyên tiếp cận với vùng sâu vùng xa, với đồng bào dân tộc, đồng thời đã có quá trình phát triển lâu dài qua các thời kỳ lịch sử khác nhau của dân tộc.
Sản phẩm gỗ do rừng tự nhiên và rừng trồng tạo ra, mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trồng rừng, đối với sản phẩm do rừng tự nhiên tạo ra đây là sản phẩm mà do nhà nước quản lý và do Nhà nước đưa ra chính sách khai thác rừng hợp lý. Đối với sản phẩm lâm nghiệp do rừng trồng tạo ra đây là loại sản phẩm rất quan trọng đối với đất nước nói chung và người dân trồng rừng nói riêng, nó góp phần cải thiện đời sống cho người dân trồng rừng và tăng thu nhập, bên cạnh đó sản phẩm lâm nghiệp từ rừng trồng là sản phẩm góp phần vào xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, làm đa dạng sản phẩm xuất khẩu của đất nước.
Rừng là một tài nguyên quý giá, là một hệ sinh thái rất quan trọng không thể thay thế được, là ngôi nhà chung, lá phổi xanh của toàn nhân loại, rừng còn điều tiết chu trình nước và khí hậu, rừng bảo vệ , chống xói mòn và rửa trôi, ngăn chặn hoang mạc hoá…
Sản phẩm tạo ra từ rừng rất thật tế là người dân đã sử dụng sản phẩm Lâm nghiệp này để xây dựng nhà cửa, đóng cốp pha, làm giấy…..
* Vai trò cung cấp gỗ
Lâm nghiệp ngành sản xuất vật chất tham gia vào tái sản xuất tổng sản phẩm xã hội. Hàng năm một phần trong tổng số sản phẩm do lâm nghiệp sản xuất ra dưới dạng hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội như: gỗ và lâm sản trong khai thác chính, gỗ chặt
23
trong giai đoạn tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng, chặt vệ sinh…hạt giống, cây con, đặc sản rừng…
Trong các sản phẩm đó phải kể đến gỗ. Sản phẩm gỗ cung cấp cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay hầu như không có một ngành nào không dùng đến gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.
Trong quá trình phát triển của xã hội dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ, loài người đã sản xuất ra nhiều vật liệu, sản phẩm thay thế gỗ. tuy nhiên từ bao đời nay gỗ luôn luôn gần gũi và gắn bó với đời sống con người.
Hầu như mọi người luôn thích các đồ dùng gia dụng trong gia đình làm bằng gỗ hơn làm bằng các vật liệu khác như sắt, nhôm. Bởi vậy nhu cầu sử dụng gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
* Vai trò bảo vệ môi trường sống, cảnh quan văn hoá xã hội
Sự nhìn nhận, đánh giá của các cấp các ngành và của toàn xã hội về vai trò vị trí của rừng trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái còn hạn chế, trong khi Việt Nam vẫn loay hoay với việc tính toán giá trị kinh tế của rừng thì nhiều nước trên thế giới lại quan tâm đến giá trị gián tiếp, giá trị phi vật thể của rừng trong việc bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhiều hội nghị thượng đỉnh quốc tế đã được tổ chức bàn về việc tăng cường hợp tác trên quy mô toàn cầu, nhằm khắc phục tình trạng ô nhiểm, hiệu ứng nhà kính và suy thoái về môi trường. Trong đó đã thừa nhận rằng rừng có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với môi trường sinh thái hiện nay vừa mang tính toàn cầu vừa mang tính khu vực liên quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến từng cộng đồng. Xu thế chung hiện nay của các quốc gia và tổ chức quốc tế là ngày càng quan tâm nhiều đến các giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp của rừng. Theo quan điểm của một số quốc gia phát triển như Nhật, Đức,
24
Mỹ... thì giá trị về môi trường sinh thái của rừng rất lớn, còn giá trị lâm sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Ở tỉnh ta trong những năm qua, nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt đã liên tiếp xảy ra đã gây thiệt hại nghiêm trọng về con người và của. Mặt khác quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang phát triển, diễn ra tốc độ ngày càng tăng nhiều nhà máy ra đời, nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp mọc lên hậu quả của sự phát triển này là lượng khí thải vào môi trường tăng lên, quá trình đô thị hoá, mở mang các khu công nghiệp tập trung làm ô nhiểm môi trường nghiêm trọng, có tác động rất lớn đến an ninh môi trường và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và cộng đồng, cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Trước ảnh hưởng đó đòi hỏi vấn đề xây dựng và phát triển rừng phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, mà đáp số của bài toán là phải trồng rừng và trồng có hiệu quả.
Rừng lại có vai trò bảo vệ môi trường sống, cảnh quan văn xã hội, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường như: rừng có tác dụng trong việc bảo vệ đất, điều hoà nguồn nước, điều hoà khí hậu là giảm sức phá huỷ của gió bão, tăng độ ẩm của đất, cung cấp dưỡng khí, làm sạch không khí, bảo tồn sự đa dạng sinh học, tiêu giảm tiếng ồn, tạo điều kiện sức khoẻ tốt cho con người…
Nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng do phá rừng nghiêm trọng mà nạn sa mạc hoá phát triển, rừng mất đi là mất cả môi trường sống của tất cả các loài động vật, thực vật và ngay cả đối với loài người. Mặc khác vai trò bảo vệ môi trường của rừng còn ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất cây trồng, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Dựa vào nghiên cứu của Viện nghiên cứu rừng Hàn Quốc, một cây xanh có thể giảm được 7.000 hạt bụi trong mỗi lít không khí và cung cấp lượng ô xy cần thiết cho 7 người trong một năm. Nghiên cứu cũng cho thấy hàng rào chắn gió quanh khu vực nông nghiệp cũng tăng đáng kể. Mặt khác, mật độ hạt bụi và bão cát trong không
25
khí tăng từ 13 đến 27 lần, gây ra các bệnh về hô hấp và mắt, các trường học phải đóng cửa và các thiệt hại kinh tế xã hội khác.
* Tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân Các vùng miền núi có thế mạnh là rừng, rừng đã cung cấp gỗ và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng. Người dân tham gia vào các hoạt động Lâm nghiệp \ họ sẽ được hưởng các lợi ích, nhất là các vùng có kinh doanh đặc sản như: Quế, hồi, cánh kiến đỏ, song mây… Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương đã thu hút cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay của vùng trung du và miền núi.
Không còn nghi ngờ gì nữa, tài nguyên rừng sẽ ngày càng có vai trò lớn trong công cuộc XĐGN ở nước ta. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc rất nhiều vào việc rừng của chúng ta phát triển như thế nào? Vì vậy, hơn bao giờ hết đòi hỏi chúng ta phải có những bước chuyển tiếp nhanh chóng từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế rừng trồng. Một thực tế đang hiện hữu mà các nhà khoa học đang hết sức băn khoăn là, những thành tích rất "bất thường" trong việc giao đất giao rừng và khoán bảo vệ rừng. Điều này làm chúng ta phải xem xét lại năng lực các ngành, các cấp trong việc thực thi các chính sách của Chính phủ.
Nếu năng lực này vẫn còn trì trệ, yếu kém thì chúng ta sẽ không thể thực hiện được hai mục tiêu lớn trên trong một thời gian nhất định.
1.1.4.2. Đặc điểm trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm rừng trồng
Sản xuất kinh doanh rừng trồng là ngành có chu kỳ sản xuất dài, đối tượng sản xuất là những cơ thể sống. rừng là quần thể sinh vật rất phong phú
26
và phức tạp. Đó là những cơ thể sống, chúng có những qui luật sinh trưởng và phát triển riêng. Có những cây phát dục nhanh nên năng suất sinh khối lớn, có những cây mọc chậm hơn nên năng suất sinh khối kém hơn. Đây là đặc điểm sản xuất Lâm nghiệp nói chung trong đó có rừng trồng kinh tế, đối tượng sản xuất rừng trồng có chu kỳ sinh học rất dài như cây ngắn ngày cũng có chu kỳ từ 5 đến 10 năm, những cây dài ngày có chu kỳ vài chục năm.
Với đặc điểm trên trồng rừng kinh tế có mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm việc bố trí các loài cây trồng phải phù hợp giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng với các đặc tính sinh học của từng loài cây rừng.
Tuy nhiên do chu kỳ sản xuất dài nên mức độ dao động về thời gian lớn hơn sản xuất trong nông nghiệp. Vì vậy người ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để thu hoạch sản phẩm nhằm thu lợi nhuận cao.
Sản xuất kinh doanh rừng trồng có tính thời vụ cùng loại cây trồng nhưng ở những vùng có điều kiện thời tiết khác nhau thì có mùa vụ và thời vụ sản xuất khác nhau. Ngược lại trong một vùng nào đó một loài cây trồng chỉ có thời điểm và thời vụ nhất định. Bảng hiện trên của tính thời vụ do mỗi loại cây trồng có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, chúng chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh riêng. Những điều kiện này bảng hiện khác nhau theo từng vùng ở cùng thời điểm và các điều kiện khác nhau.
Cây rừng có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, đất đai sinh trưởng phát triển tuân theo những quy luật nhất định. Mọi tác động kỹ thuật vào cây rừng đều phải phù hợp với đặc điểm loài cây và mối quan hệ của nó với môi trường khí hậu đất đai. Quá trình ra hoa kết quả, chín gieo ươm trồng cây là những quá trình sinh học phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu. Sự biến thiên về thời tiết khí hậu đã làm cho mỗi loài cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, ví dụ mùa mưa thường là mùa trồng cây.
Ở mỗi loài cây trồng có các giai đoạn sinh trưởng, phát triển cần sự tác động khác nhau của con người. Từ đây nảy sinh tình trạng, trong chu kỳ sản
27
xuất của cây trồng, có những lúc đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục, có thời gian ít căng thẳng, thậm chí không cần lao động tác động. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không đều trong chu kỳ sản xuất là một trong các hình thức bảng hiện của tính thời vụ. Thời tiết có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động trồng, chăm sóc, khai thác cây rừng, vận xuất vận chuyển gỗ khá lớn.
Sản xuất kinh doanh rừng trồng tiến hành trên địa bàn rộng lớn ở những vùng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khó khăn. Về mặt tự nhiên, người ta phân định đất Lâm nghiệp là đất có độ dốc lớn nếu đó là đất đồi núi.
Nhìn nhận theo sự phân định trên có thể thấy địa bàn rộng và tính chất phức tạp, khó khăn của sản xuất trồng rừng. Về đặc điểm này so với sản xuất nông nghiệp, sản xuất Lâm nghiệp bảng hiện đậm nét hơn nhiều. Nhìn chung, địa bàn của hoạt động kinh doanh trồng rừng gắn chặt với đồi núi, địa hình chia cắt hiểm trở. Với địa hình đó, các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội hết sức thấp kém. Bởi vì với địa hình đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ rất khó khăn và tốn kém, hơn nữa nếu xây dựng thì hiệu quả kinh tế xã hội sẽ rất thấp.
Về mặt xã hội do những điều kiện về cơ sở hạ tầng thấp kém nên điều kiện phát triển kinh tế cũng rất hạn chế. Một mặt dân cư ờ vùng núi phần lớn là dân tộc ít người, mặt khác các điều kiện kinh tế xã hội thấp kém nên chất lượng nguồn lao động gắn với hoạt động trồng rừng cũng thấp hơn nông nghiệp. Những bảng hiện trên của sản xuất kinh doanh trồng rừng đòi hỏi có sự đầu tư thích đáng không chỉ cho sản xuất trồng rừng mà còn xây dựng miền núi, thực hiện chính sách dân tộc...
Do đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ lâm sản, thị trường lâm sản là thị trường đa cấp. Mỗi loại lâm sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt thời gian, không gian, chất lượng. Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia kênh tiêu thụ cần bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả thể hiện: trong thị trường tiêu thụ công nghiệp, các nhà máy
28
mua nữa thành phẩm của ngành chế biến lâm sản rồi chế biến tiếp tục để tạo ra các thành phẩm bán cho người tiêu dùng. Chẳng hạn các nữa thành phẩm như gỗ xẻ, ván nhân tạo, ván dăm, bột giấy... nếu tiếp tục được chế biến sẽ tạo ra các thành phẩm như: khung nhà, khung cửa sổ, tà vẹt, giấy... Mỗi loại sản phẩm chuyên dùng đều có những đặc tính và chất lượng riêng thể hiện qua các thông số như độ bền, độ đàn hồi, độ co ngót, độ uốn, độ thấm nước... đặc biệt đối với các sản phẩm chế biến cơ học như gỗ xẻ, ván nhân tạo thì quy cách và sai số là những đặc tính quan trọng. Hoặc nguyên liệu có thể khai thác từ rừng tự nhiên hay rừng trồng cũng được các ngành mua và tiếp tục chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Những sản phẩm khác như hạt giống, cây con thì việc đóng gói bao bì có chức năng bảo quản để chuyên chở đến người tiêu dùng có liên quan đến chất lượng sản phẩm làm ra và việc trao đổi cần tiến hành nhanh gọn. Như vậy cần có phương tiện vận chuyển kịp thời, phương tiện dự trữ tốt.
Người bán lâm sản là những doanh nghiệp Lâm nghiệp , hộ nông dân, các tổ chức kinh tế khác. Lâm sản có thể được bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc thông qua những bộ phận dịch vụ tiêu thụ. Người tiêu dùng là các nhà máy, xưởng chế biến lâm sản, hộ nông dân, các cá nhân tiêu dùng tự do...
Trên thị trường lâm sản có một số sản phẩm mà hộ nông dân, hoặc doanh nghiệp bình thường không sản xuất được như: hạt giống, cây cảnh... mà phải do các cơ sở nghiên cứu tạo ra.
Vấn đề vận chuyển là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc chế biến và thị trường tiêu thụ gỗ và lâm sản khác. Các lâm sản phải vận chuyển ra từ rừng đến các trung tâm dân cư lớn. các nhà máy thường đặt tại các trung tâm đó và sau khi chế biến, sản phẩm lại được chuyên chở đến các trung tâm dân cư khác nhỏ hơn hoặc các vùng thị trấn, các đầu mối giao thông. Hoặc lâm, đặc sản thường được tiêu thụ ở các chợ nông thôn.