Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tới hiệu quả kinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 104 - 107)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng

3.4.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tới hiệu quả kinh

3.4.2.1. Yếu tố về thời tiết

Yếu tố về thời tiến ảnh hưởng rất lớn đến công tác trồng rừng, Ngoài các yếu tố về đất đai, quản lý, giống cây trồng….thì yếu tố về thời tiết nó quyết

99

định chính đến hiệu quả kinh doanh rừng. Như các tính toán các chỉ tiêu về tài chính ở các mô hình kinh tế ta thấy đều có lợi nhuân cao nhưng việc tính toán trên đang quy tu ở trong phạm vi thuận lợi về điều kiện thời tiết, khí hậu bình thường trong vùng. Tuy nhiên nếu xét trên khía cạnh khí hậu, thời tiết thì các tính toán trên cũng chưa hẳn đã chính xác. Trong một chu kỳ kinh doanh dài (07 năm) chỉ cần có một trận bão lớn thì tất cả các giá trị đầu tư, công sức đầu tư, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng đều bị mất hết. Cụ thể như cơn bão số 7/2005 đã gây ra thiệt hại rất lớn về rừng và giá trị rừng của Công ty cũng như của hộ nhận khoán trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Theo như số liệu của Công ty về báo cáo mức độ thiệt hại rừng trồng do cơn bão số 7/2005 gây ra đã được các Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình xác nhận.

- Tổng diện tích rừng bị thiệt hại: 4.775,89 ha.

Trong đó: + Mức độ thiệt hại <20% là: 1.796,5 ha.

+ Mức độ thiệt hại từ 20-49% là: 1.841,54 ha.

+ Mức độ thiệt hại từ 50-69% là: 614,63 ha.

+ Mức độ thiệt hại >70% là: 523,22 ha

- Tổng vốn vay đầu tư trồng rừng nguyên liệu bị thiệt hại: 7.837.353.169 đ Trong đó: + Giá trị thu hồi thiệt hại (cây đổ gẫy): 1.114.228.962 đồng + Vốn rừng thiệt hại không thu hồi được: 6.723.124.207 đồng 3.4.2.2. Nhóm các yếu tố về đặc điểm về đất đai, địa hình

Công ty lâm nghiệp Hòa Bình có diện tích rừng và đất rừng tập trung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Là tỉnh miền núi có tiềm năng lớn về trồng rừng, chất lượng đất tốt, rất phù hợp với loài cây keo lai hom và keo tai tượng đáp ứng cho nhu cầu trồng rừng kinh tế.

Điều kiện giao thông rất thuận lợi cho công tác vận chuyển gỗ tập kết về Nhà máy chế biến của Công ty và vận chuyển cho các đơn vị chế biến khác.

100

Đường Sông có Sông Đà, Sông Bôi là hai con sông lớn có thể vận chuyển gỗ bằng xà lan. Đường bộ thì có Quốc lộ 6, Đường Hồ Chí Minh chạy qua hầu hết tất cả các Lâm trường nơi có nhiều diện tích rừng trồng. Điều kiện địa lý này đã làm giảm rất nhiều chi phí vận chuyển gỗ rừng trồng.

Tuy nhiên chính vì điều kiện giao thông thuận lợi trên cũng là một trở ngại, khó khăn rất lớn của Công ty trong công tác quản lý, bảo vệ và thu hồi vốn rừng. Do điều kiện thuận lợi giao thông, có rất nhiều tư thương đến thu mua gỗ trái phép của các hộ gia đình đã ký hợp đồng trồng rừng với Công ty khi rừng chưa đủ tuổi khai thác.

3.4.2.3. Ý thức, tập quán của người dân địa phương

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, dân tộc Mường là 267.484 người chiếm 63,5%. Kinh tế của nguời dân địa phương chính là dựa vào rừng, nhưng việc canh tác từ rừng lại chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp cho trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng phòng hộ (dự án 661, dự án 5 triệu ha rừng). Trước đây dựa chủ yếu vào nguồn vốn từ các dự án PAM, 327, dự án phòng hộ đầu nguồn Sông Đà. Đến nay khi chuyển đổi sang hình thức trồng rừng thâm canh, sử dụng vốn vay cho trồng rừng kinh tế thì việc nhận thức của người dân rất hạn chế. Không tuân thủ quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc rừng dẫn đến chất lượng rừng không cao

Ý thức về việc trả nợ vốn vay của một số hộ gia đình không cao, trước đây các dự án Ngân sách cấp kinh phí cho người dân trồng rừng và không thu sản phẩm, khi Công ty tiến hành ký hợp đồng vay vốn trồng rừng với hộ gia đình và thu hồi sản phẩm rất kho khăn, Công ty đã phải đưa ra tòa khởi kiện rất nhiều hộ dân để thu hồi sản phẩm, nhưng do điều kiện kinh tế không có nên không có tài sản để cưỡng chế thu hồi vốn. Mặt khác nhiều hộ gia đình ý thức được việc trả nợ, có điều kiện kinh tế, kinh doanh rừng có lãi lại cố tình không trả nợ và còn muốn chiêm luôn đất của Công ty.

101

Nhiều hộ gia đình không có điều kiện kinh tế thường bán rừng non, chỉ sau khi trồng đến năm thứ tư đã tiến hành tỉa thưa (không theo quy trình kỹ thuật) hoặc khai thác trắng nên hiệu quả kinh tế không cao.

Ý thức trăn thả trâu, bò bừa bãi của người dân địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Đặc biệt khi mà người dân tham gia trồng rừng thì diện tích dành cho trăn thả gia súc bị thu hẹp thì hầu hết người dân địa phương cho thả trâu, bò vào diện tích rừng tập trung của Công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)