Một số hiệu quả xã hội trong trồng rừng kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 95 - 99)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Một số hiệu quả xã hội trong trồng rừng kinh tế

3.3.1 Thu nhập bình quân và đời sống của CBCNV toàn công ty

Nhờ có nhưng chính sách hợp lý trong sản xuất kinh doanh do đó lợi nhuận của toàn công ty tăng lên, điều đó đồng nghĩa với thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân trên đầu người của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.20 - Mức thu nhập bình quân của CBCNV công ty

Năm 2008 2009 2010 TĐPTBQ(%)

Thu nhập BQ 2.100.000 2.300.000 2.600.000 112,80 ( Nguồn phòng kế toán tài chính) Qua biểu trên ta thấy, thu nhập bình quân người lao động tăng lên với tốc độ phát triển bình quân đạt 112,80%. Tác động lớn nhất làm cho thu nhập bình quân của người lao động tăng lên đó là do các dự án trồng rừng có tính khả thi cao, diện tích trồng rừng tăng lên theo từng năm, số lượng cây giống xuất vườn hàng năm đều tăng kéo theo việc làm và thu nhập của người lao động tăng lên.

Doanh thu và lợi nhuận của công ty khồng ngừng tăng theo từng năm giúp cho người lao động luôn có một nguồn thu nhập ổn định và tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, cụ thể: Năm 2009 tăng 9,52%, năm 2010 tăng 13,04%.

Ngoài việc trồng rừng kinh tế, công ty còn tổ chức cho các đơn vị thành viên thu mua gỗ nguyên liệu để giao cho công ty Vijachip Cái lân – Quảng Ninh, gieo ươm cây giống, làm kinh tế vườn rừng trồng cây lâm nghiệp xen lẫn với cây nông nghiệp, chăn nuôi gia súc….để tạo việc làm thường xuyên cho người lao động. các đơn vị thành viên trả đủ lương, giải quyết việc làm, chế độ theo đúng quy định của nhà nước đã khích lệ người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh yên tâm công tác, gắn bó với công việc trồng rừng, nghề rừng. Công tác thi đua khen thưởng luôn được phát động thường xuyên,

90

kịp thời trong toàn công ty, phong trào thi đua trong lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, chăm lo đời sống của toàn thể cán bộ công nhân viên, điều này cũng khuyến khích người lao động hăng say làm việc đạt kết quả cao, góp phần nâng cao sản xuất, cuộc sống và thu nhập được nâng cao.

3.3.2. Tác động của chính sách đầu tư đến kinh tế - xã hội vùng 3.3.2.1. Tác động đến hiệu quả kinh tế

Trong quá trình tổ chức thực hiện, các dự án của Công ty là cầu nối thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn, từng bước đưa kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng. Cụ thể nó đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định như:

Tạo ra sản phẩm gỗ từ rừng trồng sau một chu kỳ kinh doanh từ 07 năm cho khai thác sản lượng trung bình đạt 70 - 80 m3 gỗ/ha. Ngoài ra còn có thêm thu nhập từ sản phẩm phụ dưới tán rừng như: cây công nghiệp, cây ăn quả, củi khô…

Hiệu quả kinh tế của người dân tham gia trồng rừng kinh tế sau một chu kỳ kinh doanh thu được từ 8-12 triệu đồng/ha/chu kỳ kinh doanh

Ngoài ra các mô hình trồng rừng kinh tế của Công ty còn đem lại các lợi ích khác như:

- Ổn định khối lượng gỗ hàng năm

- Sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, xác định cây trồng hợp lý tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân miền núi.

-Việc xây dựng các công trình xây dựng cơ bản lâm sinh phục vụ cho phát triển lâm nghiệp của Tỉnh được bền vững và ổn định.

3.3.3.2. Tác động đến hiệu quả xã hội

Việc kinh doanh giúp của Công ty thu hút được một lực lượng lao động đông đảo, tạo điều kiện cho họ gắn bó với rừng hạn chế những tiêu cực và tệ

91

nạn xã hội góp phần tạo nên môi trường xã hội lành mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

Hàng năm, Công ty góp phần thu hút một lượng lớn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho nhân dân thuộc phạm vi thực hiện chính sách, góp phần ổn định dân cư của khu vực. Số lao động thu hút hàng năm được thể hiện qua biểu dưới đầy:

Biểu 3.21- Số hộ gia đình tham gia trồng rừng hàng năm : Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số hộ 740 395 250 234 654 889 717

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010 của Công ty) Ngoài ra thông qua các nhiệm vụ trồng rừng kinh tế hàng năm, được cấp trên giao cho, Công ty cùng với các Ban quản lý rừng phòng hộ của tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với các Uỷ ban nhân dân các xã, huyện các cơ quan chức năng trên địa bàn đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước từ đó góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và phát triển rừng, các vụ chặt phá rừng giảm hẳn… góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: Đào hào kết hợp đường ranh cản lửa: 5 km, sửa đường 7 km, xây dựng rừng giống.

Tận dụng được các nguồn lực sẵn có như tài nguyên đất bỏ hoang nay được đem vào khai thác sử dụng, hay nguồn lao động dồi dào sẵn có tại địa phương.

Người dân quanh vùng trước khi có các nguồn vốn hỗ trợ trồng rừng thì phải đi làm ăn xa, nay có nguồn hỗ trợ này của Công ty người dân quanh vùng không phải đi làm ăn xa, có thể dùng vốn của Công ty hay tự bỏ vốn ra trồng rừng. Hiện nay tại địa bàn các huyện trên tỉnh có rất nhiều hộ gia đình đã tự bỏ vốn ra đầu tư kinh doanh rừng, khai thác rừng giúp cho người dân tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định lâu dài, giảm tệ nạn xã hội.

92

Từ đó, các tệ nạn xã hội cũng giảm đi, ít bị mặt tiêu cực của việc không có Qua đó mà việc nhận thức của người dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo vệ và trồng mới rừng, đó cũng là việc làm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đến cuộc sống của họ và tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

3.3.3.3. Tác động đến môi trường sinh thái trong vùng

Công ty lâm nghiệp Hòa Bình vừa là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trồng rừng kinh tế vừa là Ban quản lý rừng phòng hộ làm nhiệm vụ trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Trong những năm qua đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn theo quy hoạch đảm bảo theo đúng mục đích sử dụng rừng, góp phần nâng độ che phủ rừng, cải tạo sinh thái, cải tạo môi trường.

Ngoài ra, hệ thống rừng phòng hộ xung yếu và cực xung yếu có nguy cơ mất rừng cao được bảo vệ nghiêm ngặt sẽ làm tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, tạo vùng sinh thái ổn định, bền vững, cân bằng, cải tạo môi trường trong sạch cùng với các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp khác nhằm chống xói mòn rửa trôi đất, phục hồi thủy sinh và nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân.

Mang lại hiệu quả môi trường to lớn, làm giảm tỷ lệ đất trống đồi núi trọc tăng độ che phủ của rừng. Giúp điều hòa tiểu khí hậu trong vùng vì vậy mà nhiệt độ trong vùng ổn định, giúp điều hòa nguồn nước, hạn chế xảy ra lũ lụt hạn hán.

Các dự án trồng rừng của Công ty đem lại những kết quả nhất định, hàng năm giúp người dân xóa đói giảm nghèo, sử dụng vốn rừng bền vững, tiến tới làm giàu từ nghề rừng, khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện môi trường sống.

93

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)