Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRỒNG RỪNG
1.4. Khái quát tình hình kinh doanh rừng trồng kinh tế ở Việt Nam và trên Thế giới
1.4.1. Tình hình kinh doanh rừng trồng kinh tế trên thế giới
Để nâng cao năng suất và duy trì tính ổn định, bền vững của rừng trồng sản xuất, các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu, tuyển chọn tập đoàn cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện lập địa, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phân vùng, phân vùng sinh thái, tăng trưởng và sản lượng, sâu bệnh… Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học cho việc phát triển rừng trồng sản xuất ở các nước phát triển đã được hoàn thiện, tương đối ổn định và đi vào phục vụ sản xuất Lâm nghiệp trong nhiều năm qua.
Một số nước trên thế giới đã thành công trong việc trồng rừng kinh tế như: Braxin, Canada, Australia, Newzealand,… đã có những bài báo cáo được đăng tải trên mạng Internet về việc trồng rừng kinh tế có những kinh nghiệm sau:
Thành công của công tác trồng rừng kinh tế trước hết phải kể đến công tác giống cây trồng. Có thể nói đây là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính đột phá và đã thu được những thành tựu đáng kể.
Theo Eldrige (1993) các chương trình chọn giống đã bắt đầu ở nhiều nước và tập trung cho nhiều loài cây mọc nhanh khác nhau, trong đó có Bạch
31
đàn. Braxin đã chọn cây trội và xây dựng vườn giống con thụ phấn tự do cho các loài E. maculata ngay từ năm 1952; Mỹ bắt đầu với loài E. robusta vào năm 1966. Từ năm 1970 đến năm 1973, Úc đã chọn được 160 cây trội cho loài E. regnan và 170 cây trội có thân hình thẳng đẹp và tỉa cành tự nhiên tốt ở loài E. grandis. Tương tự như vậy, 150 cây trội đã được chọn ở rừng tự nhiên cho loài E. diversicolor ở Úc và loài E. degluta ở Papua New Guinea . Nhờ những công trình nghiên cứu chọn lọc và tạo giống mới tới nay ở nhiều nước đã có những giống cây trồng năng suất rất cao, gấp 2-3 lần như ở Brazil đã tạo được những khu rừng có năng suất 70-80m3/ha/năm, tại CôngGô năng suất rừng cũng đạt 40-50m3/ha/năm. Theo Covin (1990) tại Pháp, Ý nhiều khu rừng cung cấp nguyên liệu giấy cũng đạt năng suất 40-50m3/ha/năm, kết quả là hàng ngàn ha đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất Lâm nghiệp để trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo Swoatdi, Chamlong (1990) tại Thái Lan rừng Tếch cũng đã đạt sản lượng 15- 20m3/ha/năm,…
Ngoài Bạch đàn ra, trong những năm qua các công trình nghiên cứu về giống cũng đã tập trung vào các loài cây trồng rừng công nghiệp khác như Keo và Lõi thọ. Nghiên cứu cử Cesar Nuevo đã khảo nghiệm các dòng Keo nhập từ Úc và Papua New Guinea, các giống Lõi thọ địa phương từ các nơi khác nhau ở Mindanao. Trên cơ sở kết quả lựa chọn các xuất xứ tốt nhất và những cây trội đã xây dựng những vùng sản xuất giống và dán nhãn các cây trội lựa chọn.
Bên cạnh công tác giống cây trồng, các biện pháp gây trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng cũng đã được quan tâm nghiên cứu, JBball, Tj Wormald, L Russo khi nghiên cứu tính bền vững của rừng trồng đã quan tâm đến cấu trúc tầng tán của rừng hỗn loại. Matthew, J Kekty (1995) đã nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây gỗ và cây họ đậu. Đặc biệt ở Malaysia
32
người ta đã xây dựng rừng nhiều tầng hỗn loài trên 3 đối tượng: rừng tự nhiên, rừng Keo lai tai tượng và rừng Tếch, đã sử dụng 23 loài cây có giá trị trồng theo băng 10m, 20m, 30m, 40m… và phương thức hỗn giao khác nhau.
Nhiều nơi người ta đã cải tạo những khu đất đã bị thoái hoá mạnh để trồng rừng mang lại hiệu quả cao.
Vấn đề giải quyết đời sống trước mắt của người dân tham gia phát triển rừng trồng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Bradford R Phillíp (2001) ở Fuiji người ta trồng một số loài tre luồng trên đồi vừa để bảo vệ đất và phát triển kinh tế cho 119 hộ gia đình nghèo, Ở Indonesia người ta đã áp dụng phương thức nông lâm kết hợp với cây Tếch,… Đây là một trong những hướng đi rất phù hợp đối với vùng đồi ở một số nước khu vực Đông – Nam châu Á, trong đó có nước ta.
Muốn duy trì được tính ổn định, bền vững của rừng thì công tác trồng rừng phải đạt được hiệu quả kinh tế, sản phẩm rừng trồng phải có thị trường tiêu thụ, các loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ phải phục vụ đựơc mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của người dân, phương thức canh tác phải gắn với kiến thức bản địa và được người dân dễ áp dụng. Vấn đề này nghiên cứu của Ianuskow K. (1996) cho biết cần phải giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các khu rừng trồng kinh tế, trong đó cần có kế hoạch xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến lâm sản vưói các quy mô khác nhau trên cơ sở áp dụng các công cụ chính sách đòn bẩy để thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển rừng. Theo Thom R Waggener (2000) để phát triển trồng rừng theo hướng sản xuất hàng hoá với hiệu quả kinh tế cao không chỉ đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung về kinh tế và kỹ thuật mà còn phải nghiên cứu làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường.
Chính vì vậy các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Cananda,… nghiên cứu về kinh tế Lâm nghiệp ở các quốc gia hiện nay được tập trung vào 2 vấn đề lớn
33
và đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất là thị trường và khả năng cạnh tranh các sản phẩm. Theo quan điểm thị trường, nhà kinh tế Lâm nghiệp cho rằng thị trường sẽ là chìa khoá của quá trình sản xuất, thị trường sẽ trả lời câu hỏi sản xuất cái gì? cho ai ? khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được bảo đảm thì động cơ lợi nhuận và thu nhập sẽ thúc đẩy họ tăng cường đầu tư vào sản xuất, thâm canh tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xã hội.
Liu Jinlong (2004) dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng ở Trung quốc là: i) Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá; ii) Ký hợp đồng hoặc tư nhân thuê đất Lâm nghiệp của Nhà nước; iii) Giảm thuế đánh vào lâm sản; iv) Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng; v) Phát triển công tác hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng. Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ các quan điểm chung về quản lý Lâm nghiệp , vấn đề đất đai, thuế,… cho tới mối quan hệ giữa các công ty và người dân. Đây có thể nói đây là đòn bẩy thúc đẩy tư nhân trồng rừng ở Trung Quốc nói riêng trong những năm qua và là những định hướng quan trọng cho các nước đang phát triển nói chung, trong đó có Vịêt Nam.
Các hình thức trồng rừng cũng được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhu Narong Mahannop (2004) ở Thái Lan. Ashadi and Nina Mindawati (2004) ở Indonesia,… Các tác giả cho biết hiện nay ở các nước Đông Nam Á, 3 vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng là:
Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất
Quy định rõ ràng đối tượng hưởng lợi rừng trồng.
Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam đã và đang giải quyết để thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào trồng rừng.
34
Yếu tố chính dẫn tới thành công trong quản lý rừng của Hàn Quốc là chính sách rừng, chính sách khuyến khích nhân dân tham gia tình nguyện.
Điều này giải thích lý do tại sao rừng Hàn Quốc hay được công nhận là mô hình kiểu mẫu đối với các nước đang phát triển nhiều hơn so với các quốc gia tiên tiến khác. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách trồng rừng đại trà từ năm 1973, phát động các chiến dịch thông tin đại chúng và thông qua nhiều luật mới. Điều này đã khuyến khích nhân dân tham gia trồng cây và bảo vệ rừng. Việc cời lá và dọn cỏ đều bị cấm trong khu vực rừng và kế hoạch tái trồng rừng quốc gia bắt đầu tạo ra những đồn điền đầy gỗ ở mỗi làng. Tinh thần đằng sau chương trình này là phong trào Saemaeul Undong (Phong trào làng mới) phát động năm 1971. Chính phủ Hàn Quốc kết hợp với các làng xã tự nguyện thực hiện chương trình quốc gia này.
Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời kỳ thực dân Nhật và cuộc nội chiến Triều Tiên đã được khôi phục lại thông qua chương trình rừng quốc gia thực thi trong những năm 70 và 80 này. Hàn Quốc đã hoàn thành xong việc tái trồng rừng phủ xanh 64% tổng diện tích đất. Không thể không công nhận tất cả các nhân tố mang lại thành công cho chương trình rừng quốc gia nhưng nhiều nhân tố liên quan tới việc thực hiện ở cấp làng xã. Một số nhân tố chính dẫn tới thành công của chương trình này là : việc tiếp cận trên diện rộng (thông qua Cuộc vận động Làng mới), việc này đã cải thiện tích cực các điều kiện không thuận lợi ảnh hưởng trực tiếp tới làng xã; tiếp cận từng bước, nhấn mạnh vào kết quả nhiều hơn là ý tưởng; cân bằng thích hợp giữa quy hoạch trọng yếu và thứ yếu trong đó nhấn mạnh vào hợp tác giữa chính phủ và nhân dân; nhận ra rằng tăng thu nhập trong thời gian ngắn đóng vai trò quan trọng như mục tiêu lâu dài; nghiên cứu và phát triển công nghệ ứng dụng; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho người sử dụng, công tác hậu cần
35
hiệu quả để chuyển nguyên liệu cần thiết và dịch vụ kỹ thuật đúng lúc; trợ cấp tài chính thích đáng, và quy định rõ ràng mục tiêu và trách nhiệm.
Vì chương trình này mang lại những kết quả bất ngờ nên Cơ quan rừng Hàn Quốc mong muốn chia sẻ trên toàn cầu những kinh nghiệm và công nghệ tái trồng rừng và chống xói mòn. Vì thế, ý nghĩa của dự án hỗ trợ cho Chương trình Vành đai xanh ở Mông Cổ không thể không được nhấn mạnh. Cơ quan rừng Hàn Quốc sẽ cố gắng phát triển mô hình thành công bằng hành động kiên trì dự án hỗ trợ này như một thương hiệu công nghệ của Lâm nghiệp Hàn Quốc