Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Công ty lâm nghiệp Hoà Bình hiện nay gồm bảy lâm trường, một đội thiết kế, quy hoạch rừng và một xưởng chế biến gỗ hạch toán phụ thuộc.
Quản lý một phần diện tích rừng và đất lâm nghiệp của bảy huyện: Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Đà Bắc, Lạc Sơn và Tân Lạc với tổng diện tích đất tự nhiên là: 20.938,57 ha.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ và Hồ Hoà Bình.
+ Phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hoá + Phía Tây giáp tỉnh Sơn La
+ Phía Đông giáp tỉnh Hà Tây và Nam Hà
- Trên toạ độ từ: 200 - 200 45 ‘ vĩ độ Bắc; 1050 30’ đến 1050 50’ kinh độ đông. Cách Hà Nội nơi gần nhất 60 km và nơi xa nhất 150 km.
- Địa hình tương đối phức tạp bao gồm các dải đồi, núi lớn chạy theo hướng Bắc Nam xen kẽ các dãy núi đá vôi. Có độ cao so với mặt nước biển (200- 1300) m, độ dốc bình quân (200 - 300 )được chia thành 02 vùng khác nhau.
+ Vùng núi thấp thuộc các huyện: Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, và một phần của các huyện: Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn và Cao Phong.
+ Vùng núi cao thuộc huyện Đà Bắc và một phần các huyện: Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn.
2.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn
* Khí hậu:
- Khu vực vùng dự án nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt.
40
+ Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 với lượng mưa bình quân (1600 – 1700)mm chiếm 90% lượng mưa bình quân năm.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân từ (100-200) mm chiếm 10% lượng mưa bình quân cả năm.
- Nhiệt độ không khí bình quân 240C, cao nhất 390C (vào tháng 7) thấp nhất 50C (vào tháng 12 và tháng 1 năm sau) có vùng nhiệt độ xuống 20C (vùng núi cao).
- Ẩm độ không khí trung bình 85% , cao nhất 90% vào các tháng 8,9, thấp nhất 75% vào tháng 11,12.
- Chế độ gió: Có 3 loại gió chính:
+ Gió Đông Nam xuất hiện vào mùa hè, đặc điểm gió này mang theo hơi ẩm với cường độ mạnh.
+ Gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông, mỗi đợt kéo dài từ (3-5) ngày mang theo mưa phùn và giá rét.
+ Gió Lào (Tây Nam) xuất hiện không thường xuyên thổi thành từng đợt mỗi đợt (3-5) ngày, mỗi năm có từ (2-3) đợt vào các tháng 5, 6, 7 có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và cây trồng.
+ Thuỷ văn:
Hoà Bình có mạng lưới sông, suối phân bố khắp trên các huyện có khả năng cung cấp nước cho phát điện, sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
- Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua tỉnh Lai Châu, Sơn La đến Hoà Bình chảy qua các huyện: Mai châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và Thành phố Hoà Bình chiều dài 127 km.
Sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến huyện Kim Bôi chảy qua huyện Lạc Thuỷ chiều dài 67 km.
- Sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn, Trường Sơn- huyện Lương Sơn chảy qua huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây chiều dài 25 km.
41
- Sông Đập bắt nguồn từ xã An Lạc- Lạc Thuỷ chảy qua huyện Nho Quan- Ninh Bình chiều dài 5 km.
- Sông Cầu Đường bắt nguồn từ xã Tân Thành- Kim Bôi chảy qua Xã Cao Thắng huyện Kim Bôi chiều dài 20 km.
- Các suối lớn: Hiền Lương, Ngòi Hoa, Oi Luông, Cái……đều có nước quanh năm nhưng có nhiều thác ghềnh, đá ngầm không có khả năng vận chuyển hàng hoà theo đường thuỷ.
- Hệ thống hồ đập: Trên diện tích 18.425,19 ha có 20 hồ lớn nhỏ như:
Hồ Đồng Bài huyện Kỳ Sơn rộng 55 ha, hồ Đại Thắng rộng 45 ha….
2.1.1.3. Địa chất
- Toàn vùng dự án chia làm 03 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất Feralít phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất có kết cấu hạt thô trên các loại đá mẹ chủ yếu: Sa thạch, Poocfirít, Spilit….
+ Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất kết cấu hạt mịn trên các loại đá mẹ: Phiến thạch sét, Diệp thạch…
+ Nhóm đất Feralít phát triển trên đá vôi và đá biến chất của đá vôi.
2.1.1.4. Dân số và tình trạng kinh tế
- Dân tộc và dân số: Dân số toàn vùng là 421.276 người + Dân tộc Mường là 267.484 người chiếm 63,50%
+ Dân tộc Kinh là 151.544 người chiếm 35,8%
+ Dân tộc khác là 3.248 người chiếm 0,70%
Tổng số dân trong vùng là 421.276 người, trong đó dân tộc Mường chiếm đa số (63,50%). Trình độ dân trí thấp nên gây khó khăn cho việc đào tạo trình độ nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong vùng. Mật độ dân số bình quân toàn vùng khoảng 180 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,7%
phân bố không đều, ở vùng cao dân số thưa ngược lại ở vùng thấp mật độ dân số cao bình quân 680 người/km2.
42