Mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 83 - 87)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng về hiệu quả SXKD rừng trồng kinh tế tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình

3.1.3. Mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán

Các hộ dân có đất được giao đất theo nghị đinh 02/CP của Chính phủ nhưng các hộ dân lại không có vốn để đầu tư trồng rừng. Công ty cho các hộ dân vay vốn đền trồng rừng thông qua hợp đồng liên doanh.

Cũng giống như mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của Công ty , ở mô hình này Công ty đầu tư vốn cho các hộ dân vay vốn để trồng, chăm sóc rừng.

Nhưng vốn vay đầu tư chỉ tập trung chủ yêu vào năm đầu bao gồm tiền nhân công, cây giống, còn các công đoạn chăm sóc, bảo vệ rừng từ năm thứ hai trở đi các hộ dân tự bỏ vốn đầu tư để thực hiện.

Sản lượng thu hoạch cuối chu kỳ kinh doanh Công ty cam kết sẽ bao tiêu 100% sản lượng cho các hộ dân theo giá thị trường tại thời điểm.

3.1.3.2. Sản phẩm thu hồi sau khai thác

Theo hợp đồng ký kết với các hộ nhận khoán thì đến cuối chu kỳ kinh doanh (năm thứ 7) các hộ phải hoàn trả vốn đầu tư cho công ty bằng sản phẩm gỗ. Mức trả

78

là: 22 m3 gỗ đối với rừng trồng bằng loài cây keo lai hom và 21 m3 gỗ đối với rừng trồng bằng loài cây keo tai tượng.

- Địa điểm trả sản phẩm: Tại bãi một gần điểm khai thác lô rừng nơi có đường ô tô vào được. Như vậy các hộ nhận khoán sẽ phải tự tổ chức khai thác và vận xuất, vận chuyển ra bãi một.

- Quy cách sản phẩm trả cho Công ty: Gỗ được cắt khúc dài 2m, đã bóc sạch vỏ xếp thành từng đống có chiều cao 2m.

Bảng 3.12- Sản phẩm thu hồi 01 ha mô hình rừng trồng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán

Gỗ loại Cấp đường kính gỗ Số lượng (m3)

Keo tai tượng Keo lai Gỗ loại 4 Từ 16 ->19 cm (vanh 50 ->60 cm) 4,0 4,0 Gỗ loại 5 Từ 13->16 cm (Vanh 40-> 60 cm) 8,0 8,0

Gỗ loại 6 Dưới 13 cm (vanh <40 c) 9,0 10,0

Cộng 21,0 22,0

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty) 3.1.3.3. Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư trong 01 chu kỳ kinh doanh 07 năm cho 01 ha năm rừng trồng liên doanh trên đất được thể hiện qua bảng 3.13.

Tỷ trọng chi phí đầu tư ở mô hình này thì chi phí nhân công vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư keo lai 52,7%; keo tai tượng 59,1%. Tiếp theo là chi phí chung 25% và chi phí vật tư keo lai 21,7%; keo tai tượng 12,6% còn lại chi phí khác chiếm tỷ trọng thấp 4,5%.

79

Bảng 3.13 - Chi phí đầu tư cho 01 ha trồng rừng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán

Đơn vị tính: đồng

STT Hạng mục Keo tai tượng Keo lai hom

1 Chi phí trực tiếp 2.084.621 2.265.581

a Nhân công 1.718.221 1.605.881

Xử lý thực bì 414.801 414.801

Cuốc hố, lấp hố 472.159 419.697

Vận chuyển cây con 188.608 151.701

Chăm sóc lần 1 295.974 295.931

Chăm sóc lần 2 153.340 122.690

Chăm sóc lần 3 193.339 201.061

b Chi phí vật tư 366.400 659.700 Cây giống cả trồng dặm 366.400 659.700 2 Chi phí chung 687.288 642.352 3 Chi phí khác 135.459 137.690 Chi phí quản lý 45.459 47.690 Thiết kế, lập dự toán 90.000 90.000

Tỏng cộng 2.907.369 3.045.624

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty) 3.1.3.4. Hiệu quả SXKD cho 01 ha rừng trồng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán

Hiệu quả kinh tế cho 01 ha mô hình trồng rừng liên doanh đầu tư một phần vốn sau chu kỳ kinh doanh 07 năm được thể hiện thông qua bảng 4.14

80

Qua số liệu về lợi nhuận của mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán so với tỷ lệ vốn đầu tư của cả hai loài cây trồng keo lai hom và keo tai tượng thì lợi nhuận không có chênh lệnh lơn.

Tổng giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng: Đối với mô hình này không đầu tư phân bón nên chi phí trung gian không có do vậy giá trị sản xuất và giá trị gia tăng là như nhau. Qua kết quả tổng hợp trên cho thấy bình quân một ha rừng trồng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán giá trị sản xuất là:

13,2 triệu đồng/chu kỳ, tương đương 1,88 triệu đồng/năm.

Lợi nhuận (Pr): Bình quân chung 01 ha rừng trồng liên doanh trên đất của Công ty tạo ra 8,17 triệu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận của hộ nhận khoán: Theo kết quả điều tra một số hộ gia đình liên doanh trông rừng trên đất của hộ nhận khoán với Công ty. Sau 01 chu kỳ kinh doanh năng suất rừng bình quân đạt từ 60- 70 m3/ha. Sau khi trừ hết chi phí và hoàn trả sản phẩm cho Công ty thi hộ nhận khoán có lợi nhuận từ 10-12 triệu đồng/ha. Ngoài ra hàng năm cũng tạo cho các hộ nhận khoán có việc làm ổn đinh và có một nguồn thu đáng kể từ nhân công trồng, chăm sóc rừng.

Bảng 3.14. Hiệu quả SXKD của mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán

Đơn vị tính: đồng/ha

Hạng mục Keo lai hom Keo tai

tượng

Bình quân chung Tổng chi phí 4.886.069 4.674.554 4.780.312 Chi phí tạo rừng 3.045.624 2.907.369 2.976.496 Lãi vay đầu tư (5,4%/năm) 1.151.246 1.098.985 1.125.116 Chi phí thu hồi sản phẩm 154.000 147.000 150.500 Thuế sử dụng đất 535.200 521.200 528.200 Doanh thu 13.380.000 13.030.000 13.205.000

81

Lợi nhuận/chu kỳ (Pr) 8.493.931 8.355.446 8.424.688 Chi phí trung gian (IC)

Giá trị gia tăng (VA) 13.380.000 13.030.000 13.205.000

Thời gian hoàn vốn 7 năm 7 năm 7 năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)