Kết hợp hợp lý các lợi ích, giải quyết tốt vấn đề chính sách xã hộị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 116 - 122)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng

3.5.7. Kết hợp hợp lý các lợi ích, giải quyết tốt vấn đề chính sách xã hộị

Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung vào phương án khoán về trách nhiệm và quyền lợi của bên giao, bên nhận khoán. Thực hiện giao khoán trực tiếp bằng hợp đồng giữa Giám đốc công ty với người lao động nhằm tăng thêm hiệu lực thực hiện hợp đồng.

Chuẩn bị các điều kiện cần và đủ tiến đến việc khoán liên doanh trồng rừng cho nhiều chu kỳ kinh doanh (khoán lâu dài) để người lao động yên tâm, chủ động sản xuất trên diện tích nhận khoán kể cả việc thừa kế nhận khoán phù hợp khi người nhận khoán chết mà diện tích rừng vẫn còn trong thời kỳ kinh doanh. Đảm bảo công ty giữ quyền quản lý sử dụng đất theo luật định.

Ban hành qui chế xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh rừng cây gẫy đổ, cây bị sâu bệnh hoặc những rủi ro trong sản xuất. Có cơ chế thưởng phạt thoả đáng để khuyến khích người lao động.

Xây dựng đơn giá dự toán cho chi phí đầu tư trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng phù hợp với từng mô hình trồng rừng, từng địa hình, khu vực.

Thực hiện tốt công tác đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho tất cả người lao động (trừ lao động hợp đồng thời vụ).

Hàng năm tiến hành rà soát nâng lương, chuyển ngạch, bậc lương cho mọi đối tượng, không để quyền lợi người lao động bị thiệt thòi.

Hưởng ứng công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Trợ giúp người nghèo có hiệu quả bằng hình thức cho vay vốn, bảo lãnh vay vốn và thông qua hướng dẫn cách làm. Tổ chức trợ cấp lương thực, thực phẩm cho người dân lúc giáp hạt.

111

KẾT LUẬN

Phát triển trồng rừng kinh tế với mục tiêu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ trong nước để chế biến ra các sản phẩm gỗ công nghiệp nhằm dần thay thế gỗ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Trong những năm trong những năm qua Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng kinh tế nhằm đẩy mạnh công tác trồng rừng. Các chính sách này đã mở ra hướng kinh doanh mới đem lại hiệu quả kinh tế cáo cho Công ty cũng như cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề như: Hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế như thế nào?. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, … đã tương xứng với tiềm năng đất đai, nhân lực hiện có hay không?

Những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế trong thời gian tới như thế nào?. Từ thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn đề tài:

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình”. Luận văn này là kết quả thu được của tác giả trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học và quá trình tìm hiểu thực tiễn công tác trồng rừng kinh tế tại Công ty lâm nghiệp Hoà Bình.

Đề tài đã tập trung nghiên cứu đánh giá được thực trạng về hiệu quả kinh doanh rừng trồng, tìm hiểu được một số nhan tố tác động đến việc kinh doanh trồng rừng kinh tế, đồng thời đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế tại Công ty lâm nghiệp Hoà Bình trong thời gian tới. Để thực hiện được các giải pháp đã nêu trong luận văn tác giả có một số đề xuất và kiến nghị sau:

1- Đối với Nhà nước

Cần có chính sách về đầu tư trồng rừng một cách cụ thể áp dụng cho nhiều đối tượng như chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trồng

112

rừng kinh tế hoặc chính sách thu hút nguồn vốn của dân bằng tiền và sức lao động. Đối với những người dân có điều kiện đầu tư vào trồng rừng nhưng không phải là người dân ở địa phương đó cũng chưa có chính sách cụ thể về giao đất cho họ trồng rừng...

Cần có chính sách về đánh giá, xác định giá trị rừng, khi đó các doanh nghiệp, hộ dân vay vốn của các Ngân hàng để trồng rừng kinh tế được thế chấp bằng chính tài sản rừng hiện có.

Việc quy định thuế suất 2% áp dụng đối với các loại cây công nghiệp cần phải phân biệt hạn đất. Việc tính thuế sử dụng đất tuy có tiện lợi cho cơ quan thuế, tiện cho người nộp thuế khi tính thuế, nộp thuế, nhưng dẫn đến vừa không tạo ra sự công bằng giữa các loại đất, vừa không khuyến khích người được giao đất thâm canh cây trồng vì sản lượng nhiều, nộp thuế nhiều, sản lượng ít, nộp thuế ít, không đưa đất và sản xuất kinh doanh không phải nộp thuế…

Mặt khác sau khi nhà nước có cơ chế thu tiền thuê đất lâm nghiệp trồng rừng sản xuất rất nhiều lâm trường do giữ quá nhiều đất trống không sản xuất.

2- Đối với các cấp chính quyền địa phương

Hỗ trợ Công ty trong vấn đề tiêu thụ hàng hoá nông sản theo tình thần tại quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2001. Thành lập các ban liên ngành như Quản lý thị trường, cơ quan thuế để kiểm tra ngăn chặn các tư thương không có giấy phép đăng ký kinh doanh thu mua lâm sản nhưng tiến hành thu mua gỗ của các hộ nhận khoán với giá thấp hơn giá Công ty thu mua vì các tư thương này thường chốn các nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, không phải mất chi phí đầu tư trong suốt quá trình tạo rừng.

Hỗ trợ công ty trong công tác giải quyết dứt điểm các vấn đề tranh chấp đất đai giữa nguời dân địa phương và Công ty.

113

Tiếp nhận các tài là các công trình công cộng như hệ thống trạm điện, đường điện, đường giao thông...trước đây được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách từ các dự án PAM, 327 cho các nông, lâm truờng quốc doanh nay không có nhu cầu sử dụng trả về địa phương quản lý.

Kết hợp với Công ty tiến hành rà soát lại đất lâm nghiệp, tiếp nhận những diện tích đất công cộng, đất có dân cư xen lẫn nhiều để Công ty giảm đi phần thuế thue đất hàng năm vẫn phải nộp cho những diện tích đất này.

3- Đối với Công ty lâm nghiệp Hoà Bình

Khẩn trương tiến hành rà soát, quy hoạch lại đất đai cho từng đơn vị thành viên để từ đó đưa ra giải pháp tổng thể về việc quy hoạch các mô hình trồng rừng một cách hợp lý, tránh chồng chéo, trùng lắp các diện tích đất trong quá trình canh tác. Phân loại rõ ràng trên thực địa và trên bản đồ quy hoạch các loại đất để trồng rừng đảm bảo các tiêu chi trong các mô hình trồng rừng đã lựa chọn.

Cần có phương án giải quyết dứt điểm diện tích dất tranh chấp giữa người dân địa phương, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các ban ngành tại địa phương để kiểm tra, rà soát lại quỹ đât trồng rừng.

Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về quyền sử dụng đất. Từ đó tránh được sự xâm chiếm và giải quyết được dứt điểm các vụ tranh chấp đất trồng rừng với người dân địa phương. Trả về địa phương những diện tích đất có nhiều hộ dân đang sinh sống, đất có các công trình công cộng.

Rà soát lại bộ máy quản lý từ Công ty xuống đến các đơn vị thành viên, các đội sản xuất sao cho phù hợp, gọn nhẹ. Tiếp tục tuyển chọn, đào tạo cán bộ có trình độ về chế biến gỗ.

Cần nhanh chóng hoàn thiện thủ tục cấp chứng chỉ rừng FSC để nâng cao chất lượng và giá trị của gỗ nguyên liệu cũng như gỗ thành phẩm khi bán hàng sang thị trường Mỹ và Châu âu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ chính trị BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam số 28/NQ/TW ngày 26 tháng 6 năm 2003 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm, nông trường quốc doanh, Nxb Hà Nội.

2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Nxb Hà nội

3. Viên qui hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất (1991), Hiệu quả kinh tế cây công nghiệp, Nxb Hà Nội.

4. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, Đoàn Thu Hà (1999), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Khoa học kỹ thuật, Nxb Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Thắng (2006), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Nxb đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp, ĐHKT Quốc dân.

7. Nguyễn Thế Khải (2002), Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế ở doanh nghiệp, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Mỵ (2009), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống kê.

9. PGS. PTS Phạm Thị Gái (2000), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb thống kê.

10. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (2008), Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2008 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Hòa Bình.

11. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 99/2006/TT- BNN ngày 06/11/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành

kèm theo Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội

12. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Thông tư số 38/2007/TT- BNN ngày 25/4/2007 của nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, Hà Nội.

13. Quốc hội 11 (2003) Luật số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Luật đất đai, Hà Nội.

14. Quốc hội khóa 11 (2004) Luật số 09/2004/QH 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Luật bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.

15. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án 661, Hà Nội.

16. Thủ tướng chính phủ (1999), Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Thủ tướng chính phủ về, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà Nước, Hà Nội.

17. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 178/QĐ -TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê khoán rừng và đất lâm nghiệp, Hà Nội.

18. Thủ tướng chính phủ (2002), Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2001 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, Hà Nội.

19. Thủ tướng chính phủ (2005), Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 18/11/2005 của Thủ tướng chính phủ về giao khoán dất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trông thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trương quốc doanh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 116 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)