Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, điểm nghiên cứu phải đại diện cho khu vực nghiên cứu và các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các điểm nghiên cứu được lựa chọn sau khi khảo sát sơ bộ ở các lâm trường, trực thuộc công ty có trồng rừng liên doanh và rừng trồng tập trung (Sau đây gọi “rừng quốc doanh”)
* Nguyên tắc chọn điểm nghiên cứu:
- Nguyên tắc chung: Điểm nghiên cứu phải là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu và phải đảm bảo đầy đủ các mô hình trồng rừng kinh tế gắn với các loài cây trồng keo lai, keo tai tượng, bach đàn.
- Nguyên tắc cụ thể: Các lâm trường được chọn phải đảm bảo được các điều kiện sau:
Có đầy đủ mô hình trồng rừng kinh tế: Mô hình trồng rừng tập trung; Mô hình trồng rừng liên doanh.
Có quỹ đất lâm nghiệp để trồng rừng liên doanh và rừng quốc doanh ở mức trung bình khá so với các lâm trường, còn lại trong công ty.
Có điều kiện sản xuất kinh doanh, có hộ gia đinh và cán bộ công nhân viên tham gia trồng rừng, có hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản, sản xuất cây giống, trình độ của lao động thuê khoán... ở mức trung bình..
Có các hộ gia đình trồng rừng được phân bố cả ở vùng cao, vùng thấp và vùng sâu, và vùng lân cận các thị trấn, thị xã…. Hộ có kinh tế khá, hộ có kinh tế trung bình, hộ nghèo, hộ rất nghèo…..
Có khoảng cách xa, gần khác nhau đến thị trường, đường quốc lộ và trung tâm thành phố Hoà Bình.
* Kết quả lựa chọn địa điểm nghiên cứu:
Đề tài chọn được ba lâm trường làm điểm nghiên cứu, đó là:
56
- Lâm trường Lương Sơn đóng trên địa bàn huyện Lương Sơn - Lâm trường Kỳ Sơn đóng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
- Lâm trường Lạc Thủy đóng trên địa bàn huyện Lạc Thủy
Nhìn chung cả ba lâm trường, được chọn trên đã đáp ứng được yêu cầu đề ra.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập tài liệu thứ cấp:
Tất cả các tài liệu có sẵn như các loại sách, báo, Internet, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố.
Các văn bản pháp luật, nghị định và quyết định của Chỉnh phủ và Bộ ngành liên quan.
Các tài liệu tại các phòng ban của Công ty, báo cáo tổng kết, báo cáo định kỳ của Công ty, các báo cáo đầu tư dự án trồng rừng của được phê duyệt.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Đề tài đã sử dụng các công cụ điều tra có sự tham gia như: Thảo luận nhóm người dân, thảo luận với cán bộ xã, các bộ kỹ thuật của các lâm trường, khảo sát thực địa, phỏng vấn kinh tế hộ .... để thu thập thông tin cơ bản của toàn công ty. Những thông tin cơ bản bao gồm:
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, những đặc điểm chính của các hộ gia đình và lâm trường được nghiên cứu.
Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả trồng rừng kinh tế.
Phỏng vấn các ban ngành của xã, của lâm trường về việc mở rộng quỹ đất để trồng rừng cũng như những biện pháp nhằm bảo vệ quỹ đất, tránh việc lấn chiếm đất trồng rừng của các hộ dân xung quanh.
Phỏng vấn các hộ gia đình tham gia liên doanh trồng rừng kinh tế, các công nhân trực tiếp trong khâu trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng
57
từ đó phân tích được năng suất lao động, tiền công, tiền lương phải trả cho công nhân là bao nhiêu trên 01 ha rừng trồng và trên 01 m3 gỗ khai thác.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Tổ chức điều tra, tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu sau khi được thu thập, tiến hành phân loại, tổng hợp và xử lý số liệu bằng các phương pháp như so sánh phân tích mức độ của vấn đề thông qua các chỉ tiêu kinh tế như: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn...
- Xử lý số liệu trên phần mềm Excel 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê kinh tế - Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích 2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Hê thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
* Giá trị sản xuất GO (Gross output): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.
Tuy nhiên với đặc thù của ngành sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, sản phẩm thu hoạch một lần, do vậy trong đề tài này tác giả lựa chọn giá trị sản xuất trong thời gian 07 năm (một chu kỳ kinh doanh trồng rừng kinh tế)
n
i
QiPi GO
1
Qi: là khối lượng sản phẩm loại i Pi: là đơn giá sản phẩm loại i
Giá trị gia tăng VA (Value Added): là kết quả thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian (IC) của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.
58
VA = GO - IC
Trong đó: IC (Intermediate cost) là chi phí trung gian bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất.
n
j
CjPj IC
1
a- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính
Giá trị hiện tại ròng (NPV):Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình rừng trồng sản xuất, sau khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại.
n
j
r t
Ct NPV Bt
1 (1 )
Trong đó: - NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng) - Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng) - r: Tỷ lệ lãi suất
- t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) -
n
t 1
Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 1 đến năm t NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình trồng rừng sản xuất có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình trồng sản xuất nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết mức độ đầu tư.
- Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Benefits to cost Ratio): tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
59
Công thức tính:
CPV BPV r
Ct r Bt
BCR n
t
t n
i
t
1 1
) 1 (
) 1 (
Trong đó: - BCR: Là tỷ suất lợi nhuận và chi phí (đ/đ) - BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đ) - CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đ)
Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình rừng trồng sản xuất, mô hình nào có BCR>1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
- Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR – Internal Rate of Return): là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là:
n
j
r t
Ct Bt
1 (1 ) 0 thì r = IRR
IRR được tính theo (%), được để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
- Chỉ tiêu Lợi nhuận (Profits): Pr: Pr = TR - TC
Trong đó: TR là tổng doanh thu; TC là tổng chi phí.
60
Chương 3