So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 90 - 95)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh doanh rừng trồng kinh tế tại công ty Lâm nghiệp Hòa Bình

3.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng kinh tế

Đánh đánh giá được hiệu quả kinh doanh của mô hình trồng rừng nào tốt hơn nhằm tìm ra được mô hình trồng rừng tối ưu ta đi xem xét bảng sau 3.18:

Mô hình 1: Mô hình trồng rừng tập trung trên đất của Công ty Mô hình 2: Mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của Công ty

Mô hình 3: Mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của hộ nhận khoán Bảng 3.18- Bảng tổng hợp so sánh các chỉ tiêu tài chính

của các mô hình trồng rừng kinh tế Tên chỉ tiêu Đơn vị

tính Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

GO đồng 50.893.279 24.283.000 13.205.000

IC đồng 466.200 - -

VA đồng 50.427.079 24.283.000 13.205.000

Pr đồng 26.560.164 15.591.869 8.174.172

GO/IC lần 111,24 -

VA/IC lần 110,24 -

Pr/IC lần 58,33 -

GO/V lần 2,09 2,96 2,76

VA/V lần 2,08 2,96 2,76

Pr/V lần 1,09 1,90 1,76

Cơ cấu VA % 100 100 100

85

+ Lợi nhuận của d.nghiệp % 52 64 62

+ Chi phí nhân công trực tiếp % 34 16 18

+ Chi phí sản xuất chung % 14 20 20

- Lương gián tiếp % 4 6 6

- Thuế sản xuất % 4 5 4

- Lãi vay ngân hàng % 5 8 9

- Chi phí khác bằng tiền % 1 1 1

(Nguồn: Tính toán của tác giả) Xét trên quy mô về vốn đầu tư thì mô hình trồng rừng một có quy mô lớn nhất và tỷ lệ thuận với quy mô này là giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận cao nhất, bênh cạnh đó tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cũng cao nhất so với hai mô hình trồng rừng còn lại.

Xét trên khía cạnh giá trị sản xuất trên giá trị gia tăng và lợi nhuận trên vốn đầu tư thì mô hình hai có hiệu quả cao hơn. Mô hình hai bỏ ra một đồng vốn thì thu về 1,9 đồng lợi nhuận, trong khi đó mô hình một chỉ thu được 1,09 đồng và mô hình ba thu được 1,76 lần.

Xét về góc độ cơ cấu vốn đầu tư thì mô hình ba và mô hình hai lần lượt có lượng vốn bỏ từ khâu tạo rừng đến khâu khai thác đều ít hơn mô hình một nhưng lại đem lại hiệu quả lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên trong kết quả hoạt động sản xuất chung của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì ngoài mục tiêu lợi nhuận cao thì yếu tố về quy mô phát triển cũng luôn đặt nên hàng đầu vì nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, ngoài ra tuy hiệu quả đồng lợi nhuận trên đồng vốn bỏ ra thấp nhưng do quy mô lớn mới đảm bảo đủ các tiêu chi về quỹ lương, lợi nhuận, và các chi phí khác của doanh nghiệp.

Do vây, từ các số liệu tại bảng 3.18 và các phân tích ở trên tác giả lựa chon mô hình trồng rừng tập trung trên đất của Công ty (mô hình 1) là mô hình có hiệu quả kinh doanh cao nhất.

* Để để đánh giá, so sánh hiệu quả của các mô hình trồng rừng kinh tế một cánh tổng quát hơn ta đi xác định thêm một số yếu tố sau:

86

Bảng 3.19- So sánh các mô hình trồng rừng kinh tế thông qua một chỉ tiêu đánh giá khác

Chỉ tiêu Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

1- Vốn đầu tư

Đòi hỏi vốn đầu tư lớn (khoảng 25 triệu đồng/ ha)

Mức đầu tư trung bình (khoảng 9,3 triệu đồng/ha)

Rất thấp (khoảng 4,8 triệu đồng/ha)

2- Khả năng thu hồi vốn

Khả năng thu hồi vốn đầu tư tốt, chủ động được công tác khai thác và chủ động lập được kế hoạch trồng mới rừng ở chu kỳ tiếp theo

Khả năng thu hồi vốn thấp. Các dân nhân khoán thường tự ý phá vỡ hợp đồng, cuối chu kỳ kinh doanh không muốn trả nợ cho Công ty.

Khả năng thu hồi vốn thấp. Các dân nhân khoán thường tự ý phá vỡ hợp đồng, cuối chu kỳ kinh doanh không muốn trả nợ cho Công ty

3- Công tác quản lý bảo vệ rừng

Rất khó khăn. Do ý thức của người dân địa phương khái niệm rằng đây là rừng của Nhà nước nên thường hay trăn thả trâu, bò, chặt trôm, tỉa thưa rừng.

Thuận lợi, hộ nhận khoán ý thức được rừng trồng là tài sản của chính họ nên các hộ nhận khoán sẽ phải tự bảo vệ tài sản của mình.

Do vậy vai trò quản lý bảo vệ rừng của cán bộ bảo vệ Công ty không cần thiết

Thuận lợi, hộ nhận khoán ý thức được rừng trồng là tài sản của chính họ nên các hộ nhận khoán sẽ phải tự bảo vệ tài sản của mình.

4- Công tác thu hồi đất sau chu kỳ kinh doanh

Thuận lợi, chỉ cần khai thác xong là thu hồi đất và tiến hành trồng rừng chu kỳ tiếp theo ngay trong năm.

Thường không thu hồi được đất sau chu kỳ kinh doanh. Các hộ nhận khoán sau khi khai thác xong thường không trả đất cho Công ty

Không phải thu hồi đất vì mô hình này trồng rừng trên chính đất của các hộ nhận khoán

87

hoặc ký tiếp hợp đồng ở chu kỳ tiếp theo, muốn chiếm luốn diện tích đất của lâm trường

5- Thuận lợi Chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Tổ chức thi công thuận lợi;

chất lượng thi công, chất lượng rừng về cơ bản là khá hơn các mô hình hai và ba.

Công ty tư được hưởng toàn bộ lợi nhuận hoặc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm từ kết quả kinh doanh.

Khai thác được quỹ hết đất của Công ty thông qua hợp đồng trồng rừng với các hộ gia đình.

Nếu có xảy ra mất rừng thì hộ nhận khoán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với Công ty theo các điều khoản của hợp đồng kinh tế.

Khai thác được quỹ đất đã giao khoán cho các hộ gia đình để trồng rừng, huy động được ngày công lao động giảm được vốn đầu tư ban đầu.

Quy mô trồng rừng có thể được mở rộng, không bị giới hạn về quỹ đất.

Vì là rừng do các hộ gia đình trực tiếp quản lý nên công tác bảo vệ khi rừng chưa đến tuổi khai thác rất tốt, không có tình trạng hộ gia đình này sang chặt phá rừng của hộ gia đình khác. Nếu có xảy ra mất rừng thì người nhận khoán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bên giao khoán theo quy định của pháp luật.

6- Khó khăn Những nơi rừng gần dân, rừng phân tán rất khó bảo vệ, tình trạng chặt phá rừng, lấn

Nếu hộ nhận khoán trồng rừng có lãi thì việc hoàn trả vốn cho Công ty đúng kỳ hạn, trường hợp hộ

Việc triển khai thực hiện phụ thuộc nhiều vào các hộ gia đình. Công tác chỉ đạo kỹ thuật gặp nhiều khó khăn; chất lượng thi

88 chiếm đất dễ xảy ra.

Chỉ áp dụng đối với phần đất thuộc quyền quản lý của Công ty, không áp dụng được đối với diện tích đất đã giao khoán cho các hộ gia đình nên đơn vị trồng rừng không thể mở rộng được quy mô sản xuất nếu chỉ áp dụng

mô hình này.

Tinh thần trách nhiệm đối với rừng rất kém, rừng bị mất, bị cháy, không quy kết trách nhiệm và đền bù cho ai được vì không thực hiện theo hợp đồng khoán mà theo hình thức giao kế hoạch cấp trên cấp dưới.

nhận khoán trồng rừng bị lỗ toán Công ty lại phải thu hồi từ lợi nhuận của rừng trồng các năm sau hoặc thu hồi vào chu kỳ sau.

Kết quả trồng rừng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tinh thần trách nhiệm hộ nhận khoán.

công, chất lượng rừng về cơ bản là thấp hơn mô một và hai.

Khi rừng đến tuổi khai thác thì công tác bảo vệ và thu hồi vốn gặp khó khăn bởi nhiều hộ tự khai thác bán cho tư thương, chốn tránh trách nhiệm trả nợ cho Công ty.

Việc thu hồi vốn sau khai thác chỉ thực hiện được với các hộ trồng rừng có lãi, những hộ trồng rừng bị lỗ thì chỉ thu hồi được một phần.

Đối với mô hình một thì lô rừng có lãi nhiều có thể bù đắp cho lô rừng bị lỗ còn đối với trồng rừng theo mô hình này, lô rừng có lãi nhiều thì hộ nhận được hưởng toàn bộ (sau khi đã nộp đủ sản phẩm), lô rừng bị lỗ thì Công ty lại phải gánh chịu vì không thu hồi được vốn đầu tư theo đúng thời hạn nêu trong hợp đồng trong khi Công ty vẫn phải trả vốn vay cho Nhà nước đúng kỳ hạn.

89

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng rừng kinh tế tại công ty lâm nghiệp hòa bình (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)