Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Cở sở lý luận về hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản thích ứng với BĐKH
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất tôm lúa
Quy hoạch ngành: Dù kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2017 đem lại 3,8 tỷ đô-la Mỹ và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tuy nhiên, quy hoạch tổng thể để phát triển ngành tôm vẫn còn nhiều tồn tại, dãn chứng cho từ năm 2000–2007 diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL tăng hơn hai lần từ 252.000 lên 573.000 ha và tiếp tục tăng nhẹ, đến năm 2011 diện tích nuôi tôm của các tỉnh ĐBSCL đạt 580.000 ha và diện tích năm 2017 là khoảng 630.000ha. Sự gia tăng của ngành tôm không chỉ riêng vấn đề diện tích mà cả vấn đề thâm canh hóa.
Theo nhận định chung, sản xuất tôm lúa còn thiếu quy hoạch hoặc đƣợc lồng ghép vào quy hoạch chung của ngành. Do đây là một hình thức sản xuất đƣợc phát triển trong thời gian gần đây do tác động nhiểu bởi yếu tố môi trường tự nhiên. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế chưa theo kịp tốc độ phát triển mở rộng diện tích sản xuất; môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp và việc kiểm soát chúng còn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm nước lợ nói riêng sử dụng chung với thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập. Hệ thống kênh cấp thoát riêng biệt nhất là trong mô hình tôm – lúa không thể thực hiện.
Quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất tôm lúa chủ yếu là quy mo hộ gia đình, dẫn đến khó khăn trong tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều này cho thấy sự tham gia của rất nhiều thành phần và số lƣợng phụ thuộc vào sản xuất tôm lúa vẫn còn rất lớn, chủ yếu là các thành phần trong hộ. Nguồn nhân
lực tuy dồi dào về số lƣợng nhƣng phần lớn còn yếu về chuyên môn, tay nghề, hiểu biết về thị trường, kiến thức kinh doanh và chưa thật tiết kiệm trong tiêu dùng.
Năng suất lao động: Từ thực tế đó có thể thấy một trong những vấn đề nổi cộm nhất là chất lƣợng và năng suất lao động, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị về Dân số tầm nhìn đến 2035 tại Hà Nội ngày 11/9/2016, trong khoảng 30 năm nay, Việt Nam đã có bước cải cách và đạt đƣợc sự phát triển kinh tế tốt, tuy nhiên, trong vòng 15 năm qua năng suất lao động của Việt Nam đã giảm, nếu không bảo đảm năng suất lao động sẽ khó giữ được mức tăng trưởng trong tương lai.
Năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 qui đổi theo giá cố định 2005 PPP đạt 5440 USD/lao động, bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6,5 so sánh với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc.
Trong ASEAN, hiện tại năng suất lao động Việt Nam chỉ cao hơn Myanmar, Cambodia và đang xấp xỉ với Lào (Nguyễn Bá Ngọc, 2014). Trong đó, sản xuất tôm lúa là ngành điển hình có sự tham gia đông đảo của lực lƣợng lao động chủ yếu theo kinh nghiệm mà vẫn thiếu đào tạo có hệ thống.
Vốn sản xuất: Điều kiện kinh tế hạn chế cũng khiến nhiều hộ nuôi tôm phải phụ thuộc nguồn vồn vào các thành phần khác nhƣ vay Ngân hàng, các đại lý thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học để phục vụ sản xuất.
Cơ sở hạ tầng và thủy lợi: Hạ tầng phục vụ cho ngành tôm vẫn còn nhiều vấn đề, trong đó hầu hết cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản các địa phương ven biển đều thiếu đồng bộ. Các vùng nuôi rất manh mún do quy mô hộ gia đình. Trong khi đó, hệ thống thủy lợi phục vụ cho NTTS ở ĐBSCL hoàn toàn dựa trên nền tảng của hệ thống thủy lợi phục vụ canh tác lúa trước đây, không thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về quản lý nước, cấp, thoát nước đối với nuôi trồng thủy sản. Hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu sản xuất, nhất là chƣa có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh phù hợp để điều tiết nước mặn-ngọt hợp lý cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất lúa;
Yếu tố môi trường tự nhiên: sự biến động khó lường và các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất, đồng thời, tác động của xâm mặn và thiếu nước ngọt từ thượng nguồn đã làm thay đổi tập quán canh tác, thay đổi mùa vụ và cả thành phần loài. Hiện tượng xâm nhập và nhiễm mặn sâu cũng đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cây lúa trên nền đất tôm và việc quản lý nước trong mô hình tôm-lúa hết sức khó khăn khăn, khó chủ động, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết.
1.1.2.2. Nhóm các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của Nhà nước Hiện tại không có chính sách riêng, đặc thù cho vùng tôm lúa, tuy nhiên Chính phủ cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tƣ, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó tôm-lúa là đối tƣợng đƣợc áp dụng, bao gồm:
Hỗ trợ người dân, nuôi tôm, trồng lúa, khi bị thiệt hại, Chính phủ có Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Với nuôi tôm đƣợc hỗ trợ 3-5 triệu đồng/ha khi bị thiệt hại >70%, và 1- 3 triệu đồng/ha khi thiệt hại 30-70%. Hỗ trợ bằng tiền hoặc giống thủy sản có giá trị tương đương. Với lúa thuần được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha khi bị thiệt hại
>70%, 500.000 đồng/ha khi thiệt hại 30-70%, lúa lai đƣợc hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha và 750.000 đồng/ha khi thiệt hại ở các mức >70% và 30-70%. Chính sách hỗ trợ này giúp người dân bớt gánh nặng do rủi ro thiên tai, dịch bệnh, tuy nhiên do hạn chế của nguồn ngân sách (chủ yếu từ nguồn ngân sách địa phương), cộng với quy chế, trình tự xác nhận và nhận hỗ trợ phức tạp nên thường không kịp thời, và thường chỉ được hỗ trợ khi thiệt hại trên phạm vi
rộng, nên cơ hội các hộ nhỏ lẻ đƣợc hỗ trợ từ dịch bệnh tôm, nhiễm mặn nặng gây chết lúa không có.
Về mức thủy lợi phí dùng trong nông nghiệp, với vùng ĐBSCL mức thu ở cùng chế độ cấp nước cũng thấp hơn so với mức thu ở các vùng miền khác. Nghị định 67/2012/NĐ-CP quy định mức thu thủy lợi phí vùng ĐBSCL thấp, chỉ bằng 60-75% mức thu cùng loại hình cấp nước của vùng đồng bằng sông Hồng.
Để bảo vệ đất lúa, đảm bảo an ninh lương thực, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Quy định việc chuyển đổi đất lúa phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt, đƣợc cơ quan thẩm quyền cho phép. Nông dân trồng lúa đƣợc hưởng hỗ trợ từ ngân sách 1 triệu đồng/ha/năm với đất chuyên lúa, và 500.000 đồng/ha/năm với đất lúa khác (1 vụ lúa).
Tuy nhiên, một số vùng vì lợi ích từ nuôi tôm cao, do xâm nhập mặn nặng, thiếu nước ngọt, nhiều hộ dân tự phát chuyển sang nuôi chuyên tôm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch đã phê duyệt, nhƣng không có chế tài quản lý hiệu quả.
Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho dân trồng lúa bằng tiền thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với người trồng lúa, nhưng thực sự cần xem xét tính hiệu quả của chính sách này, nhiều hộ dân có diện tích trồng lúa nhỏ, số tiền nhận đƣợc không mang lại tác dụng đáng kể, trong khi đó thủ tục chi và nhận hỗ trợ và chi phí nguồn lực cho việc chi trả lại rất đáng kể, trong khi vùng nông thôn thiếu nguồn lực để thực hiện các đầu tƣ khác có ý nghĩa hơn. Nên chăng nguồn hỗ trợ này nên điều chỉnh theo hướng chuyển từ hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa sang đầu tƣ để xây dựng, cải tạo các công trình phục vụ sản xuất tôm lúa.
Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển mô hình tôm lúa còn nhiều hạn chế, hầu hết các ruộng tôm lúa đã được người dân đầu tư đào mương, đắp cao
bờ, thay đổi đáng kể về xây dựng ruộng tôm lúa so với thời kỳ đầu phát triển.
Tuy nhiên nhiều vùng tôm lúa, thiết kế đồng ruộng và hệ thống mương bao, bờ ruộng chưa phù hợp, diện tích mương bao nhỏ, nông, bờ thấp, rò rỉ không giữ được nước, mức nước trong ruộng thấp ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm, gây tôm chết nhất là trong các tháng nắng nóng.
Trong nhiều năm hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL đã đƣợc đầu tƣ đáng kể, nhiều vùng tôm lúa đã có hệ thống kênh, mương lấy nước mặn, nước ngọt phục vụ nuôi tôm, trồng lúa. Tuy nhiên nhiều vùng hạ tầng phục vụ tôm lúa chƣa đƣợc xây dựng phù hợp, xuất phát đầu tƣ hạ tầng thủy lợi với mục đích phục vụ cấy lúa, ngoài ra hạn chế về kinh phí nên một số cống ngăn mặn chƣa được đầu tư, nhiều kênh cấp, thoát nước không được nạo vét, nâng cấp sửa chữa do vậy một số vùng không ngăn đƣợc mặn ở vụ lúa, hiện tƣợng nguồn nước bị ô nhiễm gây dịch bệnh tôm nuôi, không thể lấy được mặn bổ sung vụ nuôi tôm và lấy nước ngọt vụ lúa, phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa dẫn đến không đủ nước ngọt rửa mặn ruộng để cấy lúa sau vụ tôm được ghi nhận ở nhiều vùng tôm lúa ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Trà Vinh (Pham Anh Tuấn, 2015)
Bộ NN&PTNT (2017) đã xây dựng Đề án tổng thể phát triển ngành tôm công nghiệp Việt Nam đến 2030, trong đó, hình thức canh tác tôm kết hợp trồng lúa được đưa vào với giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường và có tính bền vững cao. Điều này cho thấy việc tác động của BĐKH và xâm nhập mặn đã và đang làm thay đổi chính sách sản xuất tại vùng ĐBSCL, qua đó, các giải pháp thích ứng đang đƣợc tính đến nhằm tối ƣu hóa cho các ngành sản xuất của vùng.
1.1.2.3. Nhóm các yếu tố kỹ thuật Hệ thống sản xuất:
Theo nghiên cứu của Viện Nuôi trồng thủy sản 2 (RIA-2) cho thấy các mô hình kỹ thuật đƣợc áp dụng sản xuất kết hợp tôm-lúa, bao gồm:
Nuôi tôm - lúa quảng canh truyền thống: là hình thức nuôi trong ruộng có thiết kế mương xung quanh với diện tích chiếm 20%, bờ bao và trảng trồng lúa và vuông nuôi với diện tích trung bình khoảng 2ha/hộ. Tôm đƣợc nuôi trong mùa khô, tôm giống tự nhiên đƣợc thu vào vuông nuôi thông qua việc thay nước theo thủy triều. Ngoài ra người nuôi có thả bổ sung giống nhân tạo (PL15) với mật độ 2-5 con/m2, thức ăn cho tôm vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên, năng suất thu hoạch chỉ đạt 200-300 kg/ha/năm. Vụ sản xuất lúa trong mùa mƣa có thể đạt đƣợc năng suất 3,5-4 tấn/ha.
Nuôi tôm-lúa quảng canh cải tiến: là nuôi cải tiến so với quảng canh truyền thống trong thiết kế mương, bờ bao, trảng trồng lúa với diện tích trung bình khoảng 1ha/hộ và có bổ sung thức ăn cho tôm. Tôm đƣợc nuôi trong mùa khô, chỉ thả tôm giống nhân tạo (PL15) với mật độ 5-10 con/m2, đƣợc bổ sung thức ăn công nghiệp sử dụng trong suốt quá trình nuôi, năng suất thu hoạch đạt 400-600 kg/ha/năm. Trong đó, vụ sản xuất lúa trong mùa mƣa có thể đạt đƣợc năng suất 5-6 tấn/ha.
+ Nuôi tôm sú luân canh trồng lúa: trong 1 năm người nông dân sẽ trồng lúa 1 vụ và 1-2 vụ nuôi tôm. Mùa vụ nuôi tôm thường bắt đầu vào mùa khô (từ tháng 3-7,8) khi có nước lợ, mặn (độ mặn>5‰), thời gian nuôi khoảng 4-5 tháng, sau đó rửa mặn khoảng 1-2 tháng rồi bắt đầu vụ trồng lúa.
Trong vụ nuôi tôm có thể nuôi xen canh cua, cá nước mặn-lợ; trong vụ trồng lúa có thể thả xen canh tôm càng xanh, cá nước ngọt để tăng hiệu quả sử dụng đất.
Tôm giống:
Các giống thủy sản đang nuôi ở vùng tôm lúa nhƣ: tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và cua biển (chủ yếu là loài Scylla paramamosain) hiện đang sản xuất tại chỗ hoặc nhập từ các vùng lân cận, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, đúng thời vụ của người nuôi.
Tuy nhiên, chất lƣợng tôm giống luôn là vấn để quan tâm nhất. Tôm giống chất lƣợng tốt đƣợc sản xuất chủ yếu từ các công ty giống lớn nhƣ Dương Hùng, CP, Khánh Hồng, Việt-Úc…nhưng giá tương đối cao so với tôm giống đƣợc sản xuất từ các trại giống nhỏ. Đối với các trại giống này thì chất lƣợng con giống, nhất là giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng không đảm bảo, và người nuôi vẫn dùng tôm giống trôi nổi chất lượng xấu, không qua kiểm dịch là khá phổ biến, do vậy tỷ lệ sống của tôm nuôi không cao, mật độ thả giống chưa phù hợp với cơ sở thức ăn, môi trường không được kiểm soát, do vậy làm tăng chi phí con giống, năng suất tôm nuôi thấp.
Tôm càng xanh ngày càng đƣợc nuôi nhiều trong hệ thống tôm lúa vùng nước ngọt, nuôi tôm càng xanh toàn đực mang lại hiệu quả cao hơn nuôi tôm càng xanh hỗn hợp giới tính (lớn nhanh hơn, kích cỡ thu hoạch to), nhƣng hiện nay số lƣợng trại giống và năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh hỗn hợp giới tính và đặc biệt giống tôm càng xanh toàn đực còn rất hạn chế, chƣa có khả năng cung cấp đủ giống cho nhu cầu nuôi. Nhu cầu giống tôm càng xanh lớn không chỉ cho nuôi tôm lúa vùng nước lợ ven biển, mà cả trong các vùng nuôi tôm lúa nước ngọt ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang...
Việc ương tôm giống trong ao ương trong giai đoạn trước khi thả vào ruộng là khâu kỹ thuật quan trọng giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm thả, thả giống đúng mật độ cần thiết, khắc phục các hạn chế của người dân có thói quen thả bù tôm chết, hao hụt. Tuy nhiên việc thiếu các hướng dẫn kỹ thuật nhƣ: diện tích ƣơng cần thiết, mật độ thả phù hợp, kỹ thuật chăm sóc, thời gian ương thích hợp…do vậy nhiều người dân đã thất bại khi ương nuôi tôm trong ruộng hoặc giai đoạn ƣơng, tôm giống hao hụt nhiều, chậm lớn trong quá trình ƣơng, hạn chế việc mở rộng áp dụng giải pháp kỹ thuật này trong nhiều vùng nuôi tôm lúa.
Lúa giống:
Về các giống lúa: hiện nay các giống lúa ST5, 1 bụi đỏ, Nàng keo, OM5451, OM2017, OM6377, OM6677… đang trồng phổ biến ở vùng nuôi tôm lúa năng suất đạt khá cao, thích ứng với độ mặn <5‰. Tuy nhiên trồng các giống lúa hiện gặp khó khăn khi nắng nóng kéo dài, mùa mƣa ngắn, lƣợng mƣa ít, lũ trên hệ thống sông trong vùng thấp, độ mặn trong ruộng có xu hướng tăng cao, kéo dài và thiếu nước ngọt. Sự thay đổi bất lợi này của thời tiết ngày càng rõ, ngay năm 2015 một số vùng nắng nóng kéo dài, mƣa ít, lũ thấp không lấy được nước ngọt, không đủ nguồn nước ngọt chuẩn bị ruộng trồng lúa, một số ruộng lúa độ mặn lên tăng gây chết lúa đã sạ, đã cấy.
Các giống lúa hiện có không có khả năng trồng khi độ mặn trong ruộng cao (>5‰) đã dẫn đến việc người dân ở một số khu vực đành trồng cỏ thay thế vụ lúa để duy trì môi trường ruộng thuận lợi cho việc nuôi tôm. Tuy nhiên trồng cỏ mới chỉ mang lại hiệu quả sinh thái, nhƣng thu nhập từ trồng cỏ hiện không có.
Công trình ruộng nuôi:
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tôm sú-lúa đƣợc áp dụng rộng rãi ở ĐBSCL từ sau năm 2000. Qua gần hai thập kỷ phát triển mô hình này đã có nhiều thay đổi, cải tiến về mặt kỹ thuật cũng nhƣ gia tăng và di chuyển sâu vào các vùng chuyên lúa có năng suất thấp tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Đặc điểm chung của mô hình này là diện tích lớn (trung bình 2-3 ha/hộ).
Mô hình này thường được xây dựng thủ công với mương bao xung quanh (rộng 2-3 m, sâu 1,0-1,2 m). Tuy nhiên do vùng đất này thường là vùng trũng nên bờ ruộng nhỏ, dể bị rò rỉ nên khả năng giữ nước kém. Bên cạnh đó do diện tích đất rộng nên việc đầu tƣ bờ ruộng, hay công trình nuôi khác đòi hỏi chi phí cao.