Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm-lúa thích ứng BĐKH
3.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh tôm-lúa
a. Hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình
Mô hình nuôi tôm–lúa tại vùng nghiên cứu có diện tích trung bình 1,10 ha với tỉ lệ mương bao trung bình là 25,9%. Có hai loại hình nuôi có ao ương (ao vèo – 52%) và không có ao vèo (48%). Mật độ thả tôm trung bình là 6,43 con/m2, tôm được nuôi trung bình 111,61 ngày trước khi thu hoạch với kích cỡ trung bình đạt 37,07 con/kg và tỉ lệ sống đạt trung bình 63,42% (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Đặc điểm kỹ thuật và tài chính của mô hình tôm - lúa
Chỉ tiêu Trung bình ±
Độ lệch chuẩn
Khoảng dao động [nhỏ nhất – lớn
nhất]
1. Chỉ tiêu kỹ thuật
Diện tích ruộng nuôi (ha) 1,10 ± 0,24 0,69 - 1,65 Tỉ lệ mương bao (%) 25,95 ± 3,31 20,00 - 30,00 Diện tích ao ƣơng (ao vèo, m2) 86,80 ± 86,06 0,00 - 300,00 Độ rộng mương bao (m) 3,33 ± 0,22 3,00 - 4,00 Độ sâu mực nước mặt trảng (m) 0,65 ± 0,09 0,50 - 0,80 Mật độ tôm nuôi (con/m2) 6,43 ± 1,23 5,00 - 8,00 Thời gian nuôi tôm (ngày) 111,61 ± 15,55 68,00 - 140,00 Hệ số tiêu tốn thúc ăn (FCR) 1,27 ± 0,41 0,45 - 2,90
Năng suất 269,75± 129,10 50,00 – 500
Tỉ lệ sống (%) 63,42 ± 5,48 52,00 - 72,00
Cỡ thu hoạch 37,07 ± 6,14 30,00 - 50,00
2. Chỉ tiêu tài chính
Giá bán (đồng/kg) 175,830 ± 9,010 150,000 - 190,000 Chi phí giống (triệu đồng/ha/vụ) 4,34 ± 0,83 3,25 - 6,00
Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) 9,65 ± 3,95 3,44 - 20,57 Chi phí thuốc (triệu đồng/ha/vụ) 5,05 ± 3,81 1,86 - 20,89 Chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) 0,60 ± 0,20 0,23 - 1,35 Chi phí lao động (triệu đồng/ha/vụ) 8,38 ± 2,06 4,69 - 13,33 Chi phí cải tạo ao (triệu đồng/ha/vụ) 3,62 ± 1,23 1,40 - 8,10 Tổng biến phí (TVC) (triệu
đồng/ha/vụ) 31,66 ± 8,71 18,75 - 56,74
Chi phí khấu hao ao (triệu
đồng/ha/vụ) 0,53± 0,13 0,31 – 0,86
Chi phí khấu hao thiết bị khác (triệu
đồng/ha/vụ) 1,21 ± 0,28 0,63 - 1,85
Chi phí khầu hao máy bơm (triệu
đồng/ha/vụ) 1,66 ± 0,37 1,00 – 2,57
Tổng chi phí cố định (TFC) (triệu
đồng/ha/vụ) 3,40 ± 0,76 1,97 – 5,20
Tổng chi (TC) (triệu đồng/ha/vụ) 35,06 ± 9,27 21,28 - 61,73 Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 47,40 ± 22,96 8,00 - 92,89 Lợi nhuận (LN) (triệu đồng/ha/vụ) 12,34 ± 17,95 (- 24,48) - 51,04 Tỉ suất lợi nhuận (LN/TC) 0,33 ± 0,53 (- 0,71) - 1,25 Tỉ lệ hộ lỗ vốn (%) 48,85
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Tổng chi (TC) cho mô hình tôm – lúa là 35,06 triệu đồng/ha/vụ bao gồm chi phí cố định (3,40 triệu đồng/ha/vụ) và chi phí biến đổi (31,66 triệu đồng/ha/vụ). Giá bán tôm trung bình đạt 175.830 đồng/kg cho doanh thu trung bình đạt 47,40 triệu đồng/ha/vụ với mức lợi nhuận (LN) chung là 12,34 triệu đồng/ha/vụ và tỉ suất lợi nhuận (LN/TC) là 0,33 (33%).
Trong mô hình nuôi tôm – lúa tại vùng nghiên cứu, người dân đã áp dụng phương pháp cho ăn bằng thức ăn viên (công nghiệp) nên chi phí thức ăn chiếm tỉ trong lớn nhất (9,65 triệu đồng/ha/vụ) chiếm 27,42% tổng chi phí giá thành của sản phẩm, kế đến là chi phí lao động (8,38 triệu đồng/ha/vụ) chiếm 23,80% và chi phí con giống là 4,34 triệu đồng/ha/vụ chiếm 12,34%.
12.34
27.42
14.35 1.72
23.80 10.29
1.58
3.60 4.91
%
Chi phí giống (triệu đồng/ha/vụ) Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) Chi phí thuốc (triệu đồng/ha/vụ) Chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) Chi phí lao động (triệu đồng/ha/vụ) Chi phí cải tạo ao (triệu đồng/ha/vụ) Chi phí khấu hao ao (triệu đồng/ha/vụ)
Chi phí khấu hao thiết bị khác (triệu đồng/ha/vụ) Chi phí khầu hao máy bơm (triệu đồng/ha/vụ)
Hình 3.1. Chi phí sản xuất của mô hình tôm-lúa
Kết quả cho thấy các hộ nuôi tôm có kiểm dịch giống tôm (kiểm trực tiếp tại các phòng xét bệnh) cho hiệu quả kỹ thuật và tài chính tốt hơn nhóm các hộ không kiểm dịch con giống. Nhóm các hộ kiểm dịch giống chiếm 58%, trong nhóm này kinh nghiệm của người nuôi tôm, mật độ thả tôm, thời gian nuôi, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), năng suất tôm nuôi, tỉ lệ số và cỡ tôm thu hoạch tốt hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p,0,05) so với nhóm không kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi.
Mặc dù nhóm có kiểm dịch con giống có chi phí giống cao hơn (do giống tốt, giá cao, mật độ thả dầy hơn), tốn nhiều chi phí thức ăn hơn nhƣng cho doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm không kiểm dịch con giống. Đặc biệt nhóm hộ nuôi có kiểm dịch con giống có tỉ lệ hộ lỗ do tôm bệnh (thu hoạch sớm) thấp hơn (10,3%) so với nhóm hộ không kiểm dịch con giống (57,1%) (Bảng 3.6). Kết quả này cho thấy rằng người nuôi tôm nên tiến hành kiểm dịch con giống trước khi mua về thả nuôi trong mô hình tôm – lúa để hạn chế rủi ro lỗ vốn.
Bảng 3.6. Đặc điểm kỹ thuật và tài chính của nhóm hộ có và không có kiểm dịch giống
Chỉ tiêu
Nhóm có kiểm dịch giống (n=58) [Trung
bình ± Độ lệch chuẩn]
Nhóm không có kiểm dịch giống (n=42) [Trung b ình ± Độ lệch
chuẩn]
Diện tích ruộng nuôi (ha) 1.10 ± 0.25 1.08 ± 0.22 Kinh ghiệm nuôi tôm (năm) 16.55 ± 4.81b 12.31 ± 4.75a Mật độ tôm nuôi (con/m2) 6.84 ± 1.15b 5.86 ± 1.12a Thời gian nuôi tôm (ngày) 118.41 ± 12.00b 102.21 ± 15.09a Hệ số tiêu tốn thúc ăn (FCR) 1.17 ± 0.37a 1.42 ± 0.42b Năng suất (kg/ha) 315.52 ± 105.19b 206.55 ± 133.41a
Tỉ lệ sống (%) 66.19 ± 4.13b 59.60 ± 4.80a
Cỡ tôm thu hoạch (con/kg) 34.76 ± 4.30a 40.26 ± 6.87b Chi phí (triệu đồng/ha/vụ)
Chi phí con giống 4.63 ± 0.79b 3.95 ± 0.72a Chi phí thức ăn 11.01 ± 3.79b 7.79 ± 3.41a
Chi phí thuốc 5.84 ± 4.32b 3.96 ± 2.64a Chi phí nhiên liệu 0.59 ± 0.20 0.62 ± 0.21
Chi phí lao động 8.32 ± 2.13 8.47 ± 1.98
Chi phí cải tạo ao 3.52 ± 1.19 3.77 ± 1.29 Tổng chi phí biến đổi (TVC)
(triệu đồng/ha/vụ) 33.90 ± 9.30b 28.56 ± 6.79a Chi phí khấu hao ao 0.53 ± 0.14 0.54 ± 0.12 Chi phí khấu hao thiết bị khác 1.20 ± 0.28a 1.23 ± 0.29b Chi phí khầu hao máy bơm 1.65 ± 0.38 1.67 ± 0.36 Tổng chi phí cố định (TFC)
(triệu đồng/ha/vụ) 3.38 ± 0.78 3.44 ± 0.75 Tổng chi phí (TC) (triệu
đồng/ha/vụ) 37.28 ± 9.95 32.00 ± 7.29
Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 54,89 ± 18,61b 37,06 ± 24,53a Lợi nhuận (LN) (triệu
đồng/ha/vụ) 17.61 ± 13.79b 5.06 ± 20.50a Tỉ suất lợi nhuận (LN/TC) 0.48 ± 0.39b 0.11 ± 0.61a
Tỉ lệ lỗ vốn (%) 10,3 57,1
Các giá trị trung bình có các kí tự mũ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05, kiểm định biến độc lập T)
Qua Bảng 3.6 cho thấy nhóm hộ nuôi có ao vèo (52%) và hộ nuôi không có ao vèo (48%) chỉ có các biến chi phí thuốc và hóa chất, chi phí nhiên liệu, chi phí lao động và chi phí cải tạo ao là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có nghĩa là khi xây dựng vận hành hệ thống nuôi tôm - lúa có hoặc không có ao vèo thì các chi phí này không bị ảnh hưởng lớn hay nó khác đi việc thực hiện ao vèo không làm cho các loại chi phí này tăng lên đáng kể thậm chí còn thấp hơn khi không có ao vèo (Bảng 3.7).
Bảng 3.7. Đặc điểm kỹ thuật và tài chính của nhóm hộ có và không có ao vèo
Chỉ tiêu
Nhóm có ao vèo (n=52) [Trung bình ±
Độ lệch chuẩn]
Nhóm không có ao vèo (n=48) [Trung
bình ± Độ lệch chuẩn]
Diện tích ruộng nuôi (ha) 1.15 ± 0.25b 1.03 ± 0.21a Kinh ghiệm nuôi tôm (năm) 17.31 ± 4.28b 12.02 ± 4.73a Mật độ tôm nuôi (con/m2) 7.06 ± 1.02b 5.75 ± 1.08a Thời gian nuôi tôm (ngày) 116.69 ± 12.90b 106.10 ± 16.41a Hệ số tiêu tốn thúc ăn (FCR) 1.08 ± 0.24a 1.49 ± 0.45b Năng suất (kg/ha) 334.40 ± 80.97b 199.71 ± 135.47a
Tỉ lệ sống (%) 66.67 ± 4.10b 59.90 ± 4.55a
Cỡ tôm thu hoạch (con/kg) 33.27 ± 2.40a 41.19 ± 6.30b Chi phí (triệu đồng/ha/vụ)
Chi phí giống 4.77 ± 0.68b 3.89 ± 0.73a
Chi phí thức ăn 11.22 ± 3.25b 7.96 ± 3.98a
Chi phí thuốc 5.72 ± 4.45 4.33 ± 2.84
Chi phí nhiên liệu 0.57 ± 0.21 0.64 ± 0.19
Chi phí lao động 8.11 ± 2.12 8.67 ± 1.97
Chi phí cải tạo ao 3.43 ± 1.27 3.83 ± 1.16 Tổng chi phí biến đổi (TVC)
(triệu đồng/ha/vụ) 33.82 ± 9.18b 29.32 ± 7.60a Chi phí khấu hao ao 0.51 ± 0.13a 0.56 ± 0.12b Chi phí khấu hao thiết bị khác 1.14 ± 0.28a 1.29 ± 0.26b Chi phí khầu hao máy bơm 1.57 ± 0.37a 1.75 ± 0.35b Tổng chi phí cố định (TFC) 3.22 ± 0.77a 3.60 ± 0.72b
(triệu đồng/ha/vụ)
Tổng chi phí (TC) (triệu
đồng/ha/vụ) 37.04 ± 9.85b 32.92 ± 8.16a Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 58.21 ± 14.92b 35.68 ± 24.48a Lợi nhuận (LN) (triệu
đồng/ha/vụ) 21.18 ± 9.41b 2.76 ± 20.07a Tỉ suất lợi nhuận (LN/TC) 0.60 ± 0.27b 0.03 ± 0.58a
Tỉ lệ lỗ vốn (%) 0 62,5
Các giá trị trung bình có các kí tự mũ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05, kiểm định biến độc lập T)
Trong khi đó các yếu tố phản ảnh về hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nhóm hộ có ao vèo là cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm không có ao vèo. Điển hình là nhóm hộ nuôi có ao vèo cho năng suất tôm cao hơn (334,40 kg/ha/vụ), lợi nhuận là 21,18 triệu đồng/ha/vụ với tỉ lệ hộ lỗ vốn là bằng 0% trong khi nhóm không có ao vèo năng suất tôm trung bình là 199,71 kg/ha/vụ, lợi nhuận (2,76 triệu đồng/ha/vụ với tỉ lệ lỗ vốn là 62,5%.
Điều này cho thấy các hộ nuôi tôm nên xâ dựng hệ thống ao vèo để ƣơng dƣỡng tôm nhằm hạn chế rủi ro dịch bệnh và tăng hiệu quả tài chính của mô hình nuôi.
Phân tích đặc điểm kỹ thuật và tài chính của 2 nhóm hộ nuôi tôm lãi và lỗ cho thấy: nhóm hộ lãi có kinh nghiệm nuôi tôm lâu hơn, mật độ thả tôm cao hơn, thời gian nuôi lâu hơn (do tôm còn phát triển tốt), FCR thấp hơn (ít tốn thức ăn hơn), năng suất tôm cao hơn, tỉ lệ sống cao hơn và tôm thu hoạch cho kích cỡ lớn hơn (ít con/kg hơn) so với nhóm hộ bị lỗ vốn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này chi thấy kinh nghiệm nuôi tôm là rất quan trọng, do đó người dân cần phải tăng cường tham gia các lớp tập huấn và hội thảo một các thực chất để từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật thông
qua sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế, NGOs và các dự án. Các hộ nuôi bị lỗ đa phần là do tôm bị bệnh, phải thu hoạch sớm với kích cỡ nhỏ và tỉ sống thấp.
Khi nuôi tôm không bị thu hoạch sớm (do dịch bệnh) và tỉ lệ số cao, nhóm hộ nuôi có lãi đã sử dụng nhiều thức ăn hơn, chi phí con giống cao hơn và chi phí thuốc hía chất nhiều hơn, từ đó có lợi nhuận cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm bị lỗ (Bảng 3.8).
Bảng 3.8. Đặc điểm kỹ thuật và tài chính của nhóm hộ có lãi và lỗ vốn
Chỉ tiêu
Nhóm hộ có lãi (n=70) [Trung bình ± Độ lệch
chuẩn]
Nhóm hộ lỗ vốn (n=30) [Trung bình
± Độ lệch chuẩn]
Diện tích ruộng nuôi (ha) 1.12 ± 0.25 1.03 ± 0.19 Kinh ghiệm nuôi tôm (năm) 17.31 ± 3.99b 8.83 ± 1.56a Mật độ tôm nuôi (con/m2) 6.69 ± 1.17b 5.83 ± 1.18a Thời gian nuôi tôm (ngày) 115.37 ± 14.15b 102.83 ± 15.33a Hệ số tiêu tốn thúc ăn (FCR) 1.08 ± 0.22a 1.72 ± 0.40b Năng suất (kg/ha) 340.37 ± 81.00b 104.97 ± 33.89a
Tỉ lệ sống (%) 65.59 ± 4.45b 58.37 ± 4.20a
Cỡ tôm thu hoạch (con/kg) 33.43 ± 2.34a 45.57 ± 2.97b Chi phí (triệu đồng/ha/vụ)
Chi phí giống 4.53 ± 0.80b 3.92 ± 0.76a
Chi phí thức ăn 11.48 ± 3.26b 5.39 ± 1.08a
Chi phí thuốc 5.55 ± 4.05b 3.89 ± 2.92a
Chi phí nhiên liệu 0.58 ± 0.19 0.66 ± 0.22
Chi phí lao động 8.21 ± 2.10 8.78 ± 1.94
Chi phí cải tạo ao 3.49 ± 1.16 3.94 ± 1.34
Tổng chi phí biến đổi (TVC)
(triệu đồng/ha/vụ) 33.84 ± 8.76b 26.58 ± 6.21a Chi phí khấu hao ao 0.52 ± 0.13 0.56 ± 0.12 Chi phí khấu hao thiết bị khác 1.19 ± 0.29 1.27 ± 0.26 Chi phí khầu hao máy bơm 1.62 ± 0.39 1.74 ± 0.33 Tổng chi phí cố định (TFC)
(triệu đồng/ha/vụ) 3.33 ± 0.79 3.57 ± 0.69 Tổng chi phí (TC) (triệu
đồng/ha/vụ) 37.17 ± 9.42b 30.15 ± 6.79a Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 59,75 ± 15,01b 18,58 ± 5,95a Lợi nhuận (LN) (triệu
đồng/ha/vụ) 22.58 ± 9.94b (-11.57) ± 4.51a Tỉ suất lợi nhuận (LN/TC) 0.63 ± 0.27b (- 0.39) ± 0.13a
Các giá trị trung bình có các kí tự mũ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05, kiểm định biến độc lập T)
b. So sánh thu nhập của sản xuất tôm và lúa
Tại vùng nghiên cứu này, điều kiện khí tƣợng thủy văn tự nhiên với 2 mùa mặn (mùa khô), ngọt (mùa mưa). Người nông dân ngày xưa (trước những năm 2000, chƣa chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp) chỉ trồng lúa vào mùa mưa với việc sử nước mưa để trồng 1 vụ lúa mùa (5-6 tháng/vụ.
Hiện nay, do chưa có nước ngọt từ hệ thống sông Hậu dẫn về (theo dự án ngọt hóa) nên vào mùa khô sẽ không có nước ngọt để canh tác lúa. Do đó việc nuôi tôm trong mô hình tôm – lúa góp phần tăng thu nhập tuyệt đối cho nông dân vào mùa khô, vì người nông dân không sử đất ruộng vào mùa khô cho mục đích làm ruộng.
Điều kiện tự nhiên và cơ hội canh tác lúa vào mùa khô là rất thấp (do không có nước ngọt). Bên cạnh đó, vào mùa mưa các hộ nuôi tôm tiến hành
rửa mặn trồng lúa với năng suất 4-5 tấn/ha/vụ cho lợi nhuận từ 8-9 triệu đồng/ha/vụ thấp hơn lợi nhuận từ vụ tôm (12,34 ± 17,95, từ lỗ (- 24,48) đến - 51,04 triệu đồng/ha/vụ).
c. So sánh lợi nhuận của tôm nuôi thông thường và áp dụng Viet GAP Cũng giống nhƣ các mô hình nuôi tôm biển tại ĐBSCL, mô hình nuôi tôm – lúa có quy nhỏ - hộ gia đình với hình thức quảng canh cải tiến, mật độ thả thấp, thu hoạch với sản lƣợng thấp và không đồng loạt. Do đó việc áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân chính nhƣ sau: (i) đầu tƣ ban đầu tăng thêm do phải hoàn chỉnh lại công trình ao nuôi (ii) nông dân cần phải đƣợc tập huấn để có thể đáp ứng các yêu cầu vận hành hệ thống nuôi theo tiêu chuẩn, (iii) chi phí chứng nhận tăng thêm trong khi lợi nhuận chƣa phải là cao, (iv) giá bán của sản phầm tôm VietGAP chưa cao hơn tôm thông thường, (v) hệ thống bao tiêu sản phẩm này chưa hình thành và (vi) chƣa có mối liên kết giữa các bên liên quan trong việc phát triển chuỗi sản xuất tôm VietGAP. Điều này dẫn đến việc người dân không muốn thực hiện nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nếu từ bỏ chi phí phát sinh ra để thực hiện. Tại khu vực nghiên cứu, các hộ nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP đều đƣợc hỗ trợ của các dự án về đầu tƣ nâng cấp, cải tạo công trình nuôi tôm-lúa như xây dựng khu ao ương, khu chứa nước để bổ sung trong quá trình nuôi tôm, khu nuôi tôm, gia cố bờ bao (nhà nước hỗ trợ 30% giá trị công trình; 70% còn lại do nông dân tự bỏ vốn đầu tƣ; hỗ trợ 100% giá giống tôm sú và giống lúa; hỗ trợ 30% thức ăn nuôi tôm, hóa chất và chế phẩm sinh học, phân bón và các khoản chi khác cho nông dân thực hiện mô hình. Bê cạnh đó người dân được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tư vấn và cấp chứng nhận VietGAP cho mô hình. Ngoài ra các hộ tham gia mô hình còn đƣợc hỗ trợ thêm tài liệu, tập huấn kỹ thuật.
3.1.3.2. Hiệu quả xã hội
a. Đóng góp của tôm-lúa vào phát triển kinh tế xã hội
Mô hình tôm – lúa đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế trong vùng. Ngoài việc tăng thu nhập cho người nuôi tôm, hoạt động nuôi tôm đã là nhân tố kích thích sự phát triển của các nghề hậu cần nhƣ cung cấp con giống, thuốc và hóa chất, thức ăn, lao động mùa vụ, dịch thu mua sơ chế và chế biến xuất khẩu của vùng. Nghề nuôi tôm tạo công ăn việc làm cho người dân tại vùng này một cách hiệu quả, giảm áp lực đô thi hóa hay gia tăng số cơ học ở các thành phố lớn (công nghiệp) đặc biệt là mùa khô khi không có nghề nuôi tôm – lúa thì hầu hết các hoạt động canh tác lúa đều phải dừng lại.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ngày càng gay gắt, mô hình tôm – lúa đóng vai trò là hoạt động sản xuất trung gian giữa canh tác lúa và nuôi tôm giúp cho người dân dần dần thích ứng với các hoạt động canh tác khác ở hai hệ sinh thái hoàn toàn ngọt và hoàn toàn mặn nhằm ổn định và nâng cao thu nhập phát triển kinh tế tại nông thôn một cách bền vững hơn.
b. Chỉ tiêu về số lao động tham gia mô hình luân canh tôm-lúa Kết quả điều tra cho thấy có chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa bàn nghiên cứu theo một số hướng khác nhau, trong đó, có một phần di cư lao động lên các thành phố lớn và tham gia làm các ngành nghề công nghiệp. Do đó hiện nay số lao động trung bình của mỗi hộ tại địa bàn nghiên cứu là 4,43 người/hộ, thấp hơn trước đây. Bên cạnh đó, có nhiều hộ trẻ mới được tách lập khi thành lập gia đình nên kể cả số lao động và diện tích canh tác cũng giảm.
Lao động tham gia vào sản xuất tôm và lúa chiếm 65,4%. Tuy nhiên, một quan sát cho thấy kinh nghiệm nuôi tôm-lúa tương đối cao (15,43 năm) (bảng 3.4) do đa phần người trung niên trở lên vẫn làm nghề nông nghiệp.
c. Thu nhập bình quân đầu người tăng/giảm
Nghiên cứu không trực tiếp so sánh thu nhập đầu người, tuy nhiên kết quả thảo luận cho thấy thu nhập bình quân khi kết hợp nuôi tôm và trồng lúa
tăng mạnh so với chỉ canh tác độc canh lúa. Do đó, các hộ tham gia mô hình tôm-lúa có thu nhập cao hơn các hộ độc canh lúa.
3.1.3.3. Hiệu quả môi trường
a. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
Tôm – lúa là một mô hình đặc biệt quan trọng của các vùng tranh chấp măn - ngọt của các tỉnh ven biển, đặc biệt là các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau.
Do vùng này không có nước ngọt từ hệ thống sông Hậu để canh tác lúa vào mùa khô nên áp dụng mô hình tôm – lúa không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mang lại hiệu quả về sử dụng tài nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa. Đây có thể đƣợc xem là mô hình chuyển tiếp giữa hệ sinh thái nước lợ - mặn (gần biển) và vùng sinh thái nước ngọt (nội đồng).
b. Sử dụng hoá chất và thuốc kháng sinh
Trong quá trình thực hiện hai mô hình này đã đem lại nhiều lợi ích trong việc giảm sữ dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm và canh tác lúa và sử dụng các loại thuốc và hóa chất an toàn hơn. Việc thay đổi môi trường từ ngọt sang mặn (và ngƣợc lại) cũng nhƣ thay đổi đối tƣợng canh tác đã giảm sự tồn lưu của dịch bệnh của lúa và tôm qua thời gian vận hành sản xuất.