Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu và mẫu khảo sát
Tác giả căn cứ trên điều kiện phát triển các mô hình sản xuất tôm-lúa tại khu vực ĐBSCL, địa bàn tỉnh Kiên Giang và tham vấn ý kiến của địa phương đã lựa chọn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang là địa bàn nghiên cứu.
An Biên là huyện ven biển có lợi thế về nuôi tôm và sản xuất lúa, tuy nhiên trong điều kiện thay đổi của khí hậu đã có sự chuyển dịch từ sản xuất 2-3 vụ lúa/năm sang 1 hoặc 2 vụ tôm và 1 vụ lúa/năm do tình trạng thiếu nước ngọt và bị xâm mặn. Tại huyện An Biên, tác giả chọn 4 xã đại diện là Nam Thái, Nam Thái A, Nam Yên và Đông Thái có tính đại diện cao để điều tra thu thập thông tin và số liệu về mô hình luân canh tôm lúa.
Căn cứ trên thực tế, tác giả dự kiến sẽ sử dụng 02 bộ câu hỏi phỏng vấn: 1) Bảng phỏng vấn trực tiếp 8 cán bộ chuyên môn từ cấp Sở NN&PTNT đến huyện và xã; và 2) Bảng phỏng vấn 100 hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất tôm-lúa trên địa bàn 4 xã nói trên để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Số liệu và thông tin để phục vụ cho công tác nghiên cứu đƣợc thu thập bằng cách phương pháp sau:
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập nguồn số liệu và thông tin cơ sở lý thuyết liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nuôi tôm, mô hình nuôi luân canh tôm lúa, tình hình biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL và địa bàn nghiên cứu từ các cơ quan chuyên môn, địa phương, các nghiên cứu chuyên ngành, các ấn phẩm, các số liệu thống kê, các chủ trương và chính sách liên quan đến đề tài nghiên cứu để phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở lý thuyết và phân tích kết quả nghiên cứu.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vẩn, khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, chuyên môn và nông hộ theo mẫu câu hỏi in sẵn để ghi nhận thông tin về mô hình luân canh tôm-lúa. Số liệu đƣợc ghi nhận bao gồm các thông tin về:
- Tình trạng sản xuất: nhân khẩu, lao động, giới tính, trình độ văn hóa, dân tộc, nghề nghiệp của chủ hộ và các thành viên, vốn, diện tích ruộng đất, tham gia tổ chức xã hội và địa phương.
- Tình trạng kinh tế: tình hình luân canh mùa vụ trên đất, chi phí sản xuất cho từng mùa vụ, kỹ thuật canh tác hiện tại, năng suất, số lƣợng lao động gia đình sử dụng, giống, đầu vào, tình hình dịch bệnh, công việc sau thu hoạch.
- Tình hình thị truờng tiêu thụ sản phẩm: giá, nơi tiêu thụ, hệ thống mua bán, chất lượng người mua đòi hỏi…
- Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình - Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình sản xuất - Tình hình vay vốn sản xuất của nông hộ
- Định hướng phát triển triển
Lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan thông qua gặp trực tiếp và gọi điện thoại để giúp tác giả có được những định hướng và phương pháp nghiên cứu khoa học, đúng đắn đối với đề tài.
2.2.3. Phương xử lý và phân tích thông tin, số liệu 2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu:
Các phiếu điều tra sẽ được tổng hợp vào Excel và sử dụng chương trình hỗ trợ trên máy tính để tính toán tổng hợp các chỉ tiêu cần thiết.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích đánh giá:
- Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua các số liệu thống kê để phản ánh thực trạng, tình hình thực tế, hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm-lúa tại huyện An Biên.
- Phương pháp thống kê so sánh: Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu đã thống kê để phản ánh và phân tích tình hình thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Mô hình sẽ được phân tích so sánh giữa các hộ nuôi tôm thông thường và những hộ có áp dụng tiêu chuẩn Viet GAP để so sánh hiệu quả.
- Phương pháp phân tích SWOT: Đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình luân canh tôm-lúa thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
- Phương pháp định lượng: nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 23 để phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình tôm- lúa tại huyện An Biên thông qua mô hình hồi qui tuyến tính đa biến (Multiple Linear Regression). Trong đó, biến phụ thuộc là thu nhập hỗ hợp (TNHH)
Trên cơ sở phương pháp định lượng, nghiên cứu sẽ sử dụng chủ yếu các phương pháp sau để phân tích và xác định các yêu tố ảnh hưởng:
- Phân tích mối tương quan tuyến tính Pearson, p<0.05);
- Phân tích nhân tố (giảm biến) được thực hiện thông qua phương pháp trích các biến mới: Hợp phần cơ bản (Principal Component Analysis); và phương pháp xoay ma trận tương quan: Varimax with Kaiser Normalization.
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình;
- Chỉ tiêu so sánh thu nhập của tôm và lúa;
- Chỉ tiêu so sánh tôm nuôi thông thường và có áp dụng Viet GAP - Đóng góp của tôm-lúa vào phát triển kinh tế xã hội
- Chỉ tiêu về số lao động tham gia mô hình luân canh tôm-lúa ở huyện;
- Thu nhập bình quân đầu người tăng/giảm;
- Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Chỉ tiêu về sử dụng hoá chất và thuốc kháng sinh
- Chỉ tiêu về khả năng mở rộng mô hình sang các địa bàn khác.
Chương 3