Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 48 - 51)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Theo nhận định từ một số nghiên cứu cho rằng nuôi tôm-lúa quảng canh cải tiến cho hiệu quả cao hơn so với mô hình quảng canh truyền thống.

Theo Lâm Văn Tân (2014), ở tiểu vùng ngọt, các mô hình tôm càng xanh trong mương dừa, tôm càng xanh - lúa xen tôm càng xanh, cá lóc trong bể bạt, lúa - bắp giúp hiệu quả kinh tế cao hơn các mô hình hiện tại canh tác độc canh một và hai vụ lúa. Bên cạnh đó, tiểu vùng lợ, mô hình tôm sú luân canh với lúa xen tôm càng xanh cho hiệu quả cao hơn mô hình tôm sú - lúa.

Theo Trương Hoàng Minh (2017) từ một nghiên cứu tại 2 huyện U Minh (UM) và Thới Bình (TB), Cà Mau cho thấy năng suất và mật độ nuôi trong mô hình T-L luân canh ở cả hai huyện có ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Nghĩa là các yếu tố độc lập càng tăng thì lợi nhuận mang lại càng cao. Năng suất tôm nuôi khoảng 500 kg/ha/vụ ở huyện UM và khoảng 600 kg//ha/vụ ở huyện TB sẽ cho lợi nhuận lần lƣợt là 62,2 tr.đ/ha/vụ và 73,56 tr.đ/ha/vụ. Mật độ tôm nuôi ở hai huyện tăng thì lợi nhuận tăng. Cụ thể mật độ nuôi từ 5-6 con/m2 thì lợi nhuận ở huyện UM và TB lần lƣợt là 49 tr.đ/ha/vụ và 62,25 tr.đ/ha/vụ. Sở dĩ có sự khác biệt ở trên là do các yếu tố kỹ thuật, khả năng quản lý và tình hình dịch bệnh.

Trong một nghiên cứu của Trương Hoàng Minh (2013) so sánh về mô hình T-L quảng canh truyền thống (TT) và quảng canh cải tiến (CT), thì hiệu quả tài chính ở mô hình CT có lợi nhuận cao hơn so với mô hình TT, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và tỉ lệ thua lỗ cao hơn. Chi phí đầu tƣ của mô hình CT cao hơn đáng kể so với mô hình TT. Chi phí đầu tƣ trong mô hình CT chủ yếu là chi phí thức ăn. Ở mô hình TT chủ yếu là chi phí con giống; công lao động và cải tạo ruộng nuôi. Giá bán; năng suất và mật độ thả giống có tương quan tỷ lệ thuận với lợi nhuận của 2 mô hình nuôi.

Theo nghiên cứu của Phú Vĩnh Thái (2015) về so sánh mô hình tôm thẻ-lúa (TT-L) và tôm sú-lúa (TS-L) cho thấy mô hình nuôi TT-L hiện nay chủ yếu đƣợc chuyển đổi từ nuôi TS-L sang, có hệ thống ruộng nuôi không khác biệt lớn giữa 2 mô hình. Ở mô hình nuôi TT-L có mật độ thả giống, FCR

và tỷ lệ sống của tôm nuôi cao hơn nhƣng thời gian nuôi ngắn và cỡ thu hoạch nhỏ hơn so với TS-L. Năng suất tôm nuôi ở mô hình TT-L (632 kg/ha/vụ) cao hơn so với mô hình TS-L (320 kg/ha/vụ). Mô hình TT-L có chi phí đầu tƣ cao gấp 1,89 lần mô hình TS-L, có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn (36,0 và 0,66 so với 44,4 tr.đ/ha/vụ và 1,65 lần) nhƣng tỷ lệ rủi ro cao hơn. Cả 2 mô hình có chi phí đầu tƣ chủ yếu là thức ăn và con giống. Lợi nhuận của mô hình bị chi phối bởi năng suất thu hoạch, vèo tôm và cho ăn bổ sung. Ngoài ra, lợi nhuận trong mô hình TT-L cũng chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ sống tôm nuôi.

Theo Lê Cảnh Dũng (2012), hiệu quả kinh tế của trồng lúa trong hệ thống lúa – tôm cho thấy rằng lúa không mang lại lợi nhuận cao, thậm chí lỗ vốn khi chỉ xét riêng lẻ. Vì vậy một số hộ không trồng lúa trong ruộng tôm.

Tuy nhiên khi xét trên bình diện hệ thống, lúa có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của nuôi tôm. Bảng 4 so sánh các chỉ số kinh tế và kỹ thuật của các mức độ trồng lúa lên hiệu quả kinh tế của từng thành phần lúa, tôm cũng nhƣ toàn hệ thống lúa – tôm. Mặc dù cho năng suất thấp, thậm chí bị lỗ khi xét riêng lẻ, lúa có tác động rất tích cực đến năng suất tôm ở vụ mùa nắng liền sau đó nhờ các tác dụng về môi trường nước và dinh dưỡng trên ruộng tôm tốt hơn. Đặc biệt khi trồng lúa và có cho thu hoạch thì càng cho hiệu quả nuôi tôm cao hơn, mang lại lợi nhuận toàn hệ thống tốt hơn rất nhiều so với không trồng lúa.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)