Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm-lúa thích ứng BĐKH
3.1.1. Thực trạng sản xuất mô hình luân canh tôm – lúa
Trước đây, An Biên là một trong những huyện sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang. Người nông dân có truyền thống canh tác 2 vụ lúa/năm.
Trong những năm gần đây xuất hiện một số mô hình sản xuất kết hợp trên đất lúa nhƣ lúa-cá, lúa-tôm, lúa-màu, nhƣng đến nay các mô hình này vẫn ở quy mô nhỏ và chuyển dịch theo hướng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao hơn trong điều kiện các vùng ven biển bị tác động của xâm mặn trong mùa khô.
Nghiên cứu này tập trung tính toán các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh tôm lúa. Trên cơ sở thời gian triển khai nên số liệu về nuôi tôm đƣợc thu thập theo khảo sát trực tiếp, còn sản xuất lúa chỉ căn cứ trên các báo cáo và số liệu sẵn có của vụ đông xuân năm 2016-2017 để đánh giá để từ đó đƣa ra các khuyến cáo giúp nông dân tăng thu nhập bằng cách sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và nguồn lực của gia đình.
Kết quả khảo sát về mùa vụ sản xuất mô hình luân canh tôm lúa tại huyện An Biên đƣợc hiện theo sơ đồ sau đây:
T.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T.10 T.11 T.12 T.1 Cải tạo
ruộng Nuôi tôm Rửa
mặn
Trồng lúa
- Từ giữa tháng 1 dương lịch đến cuối tháng 2 dương lịch: cải tạo ruộng và hệ thống mương, ao, lấy nước và xử lý nước hoàn chỉnh.
- Thả tôm giống từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 và thu hoạch dứt điểm vụ tôm trong tháng 8.
- Rửa mặn từ cuối tháng 8 đến giữa, hoặc cuối tháng 9 và sạ hoặc cấy lúa từ cuối tháng 9 đến 15/10, thu hoạch dứt điểm trước 15/01 năm sau.
Theo quan sát và phân tích cho thấy mô hình nuôi tôm lúa (T-L) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa trên cùng diện tích. Sản lượng tôm nuôi cũng có xu hướng gia tăng
Diễn biến diện tích và sản lƣợng giai đoạn 2014-2017 cho thấy mô hình T-L ở An Biên đã dần đi vào ổn định về diện tích. Theo đánh giá của Sở NN- PTNT Kiên Giang thì hàng năm diện tích và sản lƣợng tôm nuôi đều đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tuy nhiên, trong năm 2015-2016 do tình hình thời tiết diễn biến bất lợi kéo dài cùng với dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, mặc dù diện tích nuôi vƣợt 9,1% nhƣng thời gian nuôi kéo dài, năng suất đối với một số hộ thấp do độ mặn cao và nắng nóng kéo dài.
Tại An Biên, tôm sú là đối tƣợng đƣợc thả nuôi phổ biến trong mô hình tôm-lúa. Lúa trồng là giống lúa mùa (Rẻ hành, Một bụi đỏ, Ngọc Nữ, Một bụi mùa, Tài nguyên, Lùn Minh Hải…) và các giống lúa ngắn ngày (GKG1, OM 2517, OM 5451, OM 6976, OM 4900, ỌM954, OM 5464, …), với năng suất bình quân đạt 4-5 tấn/ha. Từ bảng 3.1 có thể thấy huyện An Biên cùng với An Minh và Vĩnh Thuận là 3 huyện có diện tích T-L lớn nhất tỉnh Kiên Giang.
Bảng 3.1. Tình hình nuôi tôm-lúa theo huyện tại tỉnh Kiên Giang Huyện
Năm 2014 Năm 2017
DT (ha)
SL (tấn)
NS (tấn/ha)
DT (ha)
SL (tấn)
NS (tấn/ha)
Kiên Lương 720 150 0,21 600 45 0,08
Hòn Đất 160 32 0,20 254 55 0,22
Gò Quao 1830 1125 0,61 1654 1002 0,61
An Biên 9170 2317 0,30 9824 3494 0,36
An Minh 34484 10398 0,30 38218 13485 0,35
UM Thƣợng 5548 1515 0,27 5698 1728 0,30
Vĩnh Thuận 14470 5600 0,39 15234 6880 0,45
Tổng 66382 21137 0,32 71482 26689 0,37
(Nguồn: Sở NN-PTNT Kiên Giang 2014- 2017)
An Biên trước đây là một trong những huyện vùng sâu và khó khăn của Kiên Giang, từng đối mặt với những khó khăn trong quá trình sản xuât nông nghiệp, nuôi tôm, cua, v.v...Từ khi thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển, đặc biệt là triển khai mô hình nuôi sò huyết trên mặt nước bãi bồi ven biển, bà con ở các xã Nam Yên, Nam Thái, Nam Thái A đã thu đƣợc nhiều thành tựu về kinh tế. Đồng thời, các mô hình sản xuất này còn tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Bảng 3.2. Diện tích và sản lƣợng tôm-lúa 2014-2017 huyện An Biên ĐVT: ha
Xã
2014 2015 2016 2017
Tôm Lúa Tôm Lúa Tôm Lúa Tôm Lúa
Tổng số 10.425 46.027 12.381 43.63 15.604 38.515 16,062 35,607
TT Thứ Ba 2.260 2.260 2.260 2.260
Tây Yên 250 5.392 546 5.292 1.084 4.480 1,145 4300 Tây Yên A 150 3.559 482 3.226 1.003 2.889 1120 2750 Nam Yên 2.265 5.341 3.322 4.564 3.651 3.472 3720 3360 Hƣng Yên 285 6.978 359 6.589 876 6.103 820 6210 Nam Thái 2.962 3.342 3.006 2.971 3.456 1.795 3530 1560 Nam Thái A 3.022 2.071 3.030 1.683 3.302 1.200 3452 1175 Đông Thái 1.345 8.222 1.402 8.317 1.526 8.160 1580 8070 Đông Yên 145 8.862 234 8.628 706 8.156 695 8180
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND huyện An Biên) Việc lấy nước phục vụ nuôi tôm là từ kênh thủy lợi nội đồng (19%) và từ kênh/rạch tự nhiên (65%) và còn lại 16% là trực tiếp từ các sông chính.
Nước dùng cho vụ nuôi tôm có độ mặn thay đổi theo thời gian trong năm.
Trong vụ nuôi, độ mặn bình quân 6‰; thấp nhất có thể là 3‰ và lúc mặn nhất lên tới 15‰ vào tháng 2-3.
Các chỉ số môi trường được đo trong vụ tôm được diễn giải ở bảng sau:
Bảng 3.3. Tổng hợp các chỉ số môi trường vụ nuôi tôm 2017
Xã pH Oxy
(mg/l)
kH (mg CaCO3/l)
H2S (mg/l)
NH3
(mg/l)
Mực nước (cm) Xã Nam Yên 8,12± 0,32 4,8±0,5 123,7±31 0,0028 0,053 65,5±2,7 Xã Đông Thái 8,15±0,4 4,6±0,4 133,4±28 0,0025 0,056 58,6±3,5 Xã Nam Thái 8,13±0,36 4,8±0,4 106,6±21 0,0018 0,046 61,2±2,9 xã Nam Thái A 8,10±0,4 4,7±0,3 131,4±25 0,0031 0,056 55,6±2,7
(Nguồn: Trạm Khuyến nông huyện An Biên, 2017) Đối với lúa, đƣợc tiến hành trong mùa mƣa, khu vực ĐBSCL nói chung và huyện An Biên nói riêng đều chung một diễn biến 2 mùa trong năm, đó là mùa mƣa và mùa khô. Lúa chủ yếu đƣợc trồng từ tháng 9 đến tháng 12 hoặc giữa tháng 1 năm sau. Mật độ deo xạ lúa giống khoảng 100-110 kg/ha và thường sử dụng loại lúa giống ngắn ngày, năng suất thu hoạch 4,5-6 tấn/ha.
Người dân cho biết tùy theo loại giống lúa mà lợi nhuận có thể đạt 2.000- 2.500 đ/kg, hay họ có thể thu lợi nhuận từ 13-14 triệu đồng/ha.