Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm - lúa thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 99 - 111)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm-lúa thích ứng với biến đổi khí hậu

3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm - lúa thích ứng với biến đổi khí hậu

Căn cứ vào những phân tích và đánh giá ở phần trên và thực tế sản xuất cho thấy mô hình tôm-lúa ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang cũng còn gặp nhiều khó khăn, trong khuôn khổ đề tài này, tác giả xin nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa, nhƣ sau:

a) Về quy hoạch và đầu tư:

Chính quyền địa phương cần sớm quy hoạch các vùng sản xuất trên địa bàn huyện dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế chung của tỉnh và trung ƣơng, đồng thời căn cứ vào kịch bản biến đổi khí hậu; thế mạnh phát triển sản xuất để tập trung vào việc gia tăng giá trị sản phẩm chủ lực tại vùng ven biển là con tôm;

Tăng cường đầu tư từ các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm, đặc biệt là đầu tƣ hệ thống thủy lợi phải đồng bộ, đảm bảo điều tiết

nguồn nước phục vụ nuôi tôm, trồng lúa theo từng vùng, tiểu vùng, trên cơ sở quy hoạch; chủ động kiểm soát, quản lý nguồn nước, nồng độ mặn và chất lượng nước theo yêu cầu sản xuất tôm - lúa. Đầu tư trang thiết bị để kiểm nghiệm chất lƣợng tôm giống, xét nghiệm và cho kết quả nhanh dịch bệnh ở tôm. Tiếp tục đầu tƣ nghiên cứu, lai tạo ra nhiều giống lúa có khả năng chịu mặn tốt, kháng sâu bệnh, năng suất và chất lƣợng tốt; sản xuất tôm giống sạch bệnh, chất lƣợng cao.

b) Về công tác quản lý, kiểm tra:

Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống thủy sản - giống lúa, các dịch vụ có liên quan nhƣ giống, hóa chất, thức ăn và vật tƣ nuôi trồng thuỷ sản cũng nhƣ thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho trồng lúa.

Tăng cường công tác giám sát, phòng ngừa bệnh thủy sản, nhất là đối với bệnh tôm; xử lý an toàn và triệt để các ổ dịch xuất hiện, tránh lây lan trên diện rộng gây thiệt hạn lớn cho người nuôi.

Tăng cường giám sát việc xả thái, sên vet bùn từ ao tôm đổ ra các hệ thống kênh rạch gây ô nhiễm cho toàn vùng.

c) Về tổ chức sản xuất:

Hỗ trợ nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, để liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ thông tin về kỹ thuật, thời tiết, khí hậu, phòng tránh rủi ro do biến đổi khí hậu.

Kêu gọi các nhà doanh nghiệp tham gia đầu tƣ, gắn doanh nghiệp với các hợp tác xã, các tổ hợp tác sản xuất, trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Xây dựng, ban hành và áp dụng lịch mùa vụ một cách triệt để nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại do diễn biến thời tiết, nhất là nắng hạn, mƣa bão và xâm mặn, triều cường.

Nông dân cần tăng cường trang bị những kiến thức, hiểu biết về biến đổi khí hậu, kết hợp thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống sang các

phương pháp sản xuất mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất tôm-lúa, ghi chép hồ sơ nuôi đầy đủ, áp dụng các Hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn thị trường như VietGAP, ASC, Naturland, BAP…để đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng và an toàn thực phẩm. Giữ vững tính bền vững liên hoàn của mô hình sản xuất tôm - lúa, không chạy theo lợi nhuận con tôm khi có giá cao trên thị trường, mà phá vỡ mô hình làm phát sinh nhiều hệ lụy bất lợi.

Tuân thủ các cam kết về hợp đồng liên kết để phát triển sản xuất lâu dài, không vì lợi nhuận trước mắt mà phá vỡ các hợp đồng liên kết với Doanh nghiệp

d) Thủy lợi:

Để phát triển ổn định và bền vững các mô hình sản xuất tôm-lúa, cần quan tâm bố trí vốn đầu tƣ thủy lợi phù hợp với loại hình sản xuất tôm-lúa.

Xây dựng Kế hoạch chi tiết về đầu tƣ hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn huyện để lồng ghép vào Kế hoạch đầu tƣ trung hạn 2016 - 2020 và dài hạn sau 2020 để thực hiện.

e) Hạ tầng vùng nuôi:

Cần áp dụng kết cấu công trình vùng nuôi đúng chuẩn để nâng cao hiệu quả sản xuất, ít thay nước để quản lý tốt môi trường nước cho ao nuôi.

Bờ bao xung quanh phải đƣợc xây dựng chắc chắn, phải có hệ thống ao lắng và xử lý nước trước khi cấp vào ruộng nuôi, phải có ao ương (ao vèo) dùng để ương dưỡng tôm trong giai đoạn đầu trước khi thả nuôi.

f) Con giống và mật độ thả nuôi:

Cần coi trọng chất lƣợng con giống để nâng cao tỷ lệ sống và giảm hệ số trao đổi thức ăn (FCR) nhằm tối ƣu hóa chi phí đầu tƣ, tăng lợi nhuận và giảm tác động tiêu cực đến môi trường nước. Giống nên mua từ các Công ty, đại lý có uy tín, được kiểm dịch trước khi xuất bán.

Mật độ thả nuôi cần tuân thủ Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm-lúa của Trung tâm khuyến nông và tham vấn cán bộ kỹ thuật để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cũng như tránh lãng phí nếu thả quá nhiều lần không cần thiết.

Bổ sung thức ăn phù hợp đối với mô hinh cải tiến để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi.

g) Các yếu tố liên quan đến thời tiết, khí hậu:

Cần chú trọng đến việc cập nhật thông tin từ các bản tin thời tiết, thông tin khí hậu, mực nước, giờ và quy trình lấy nước từ hệ thống thủy lợi để đảm theo dõi và giám sát tình hình tôm trong quá trình nuôi để tránh rủi ro.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy năng suất tôm nuôi có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0.05) đồng biến với diện tích ao vèo (m2) (r = 0.249), mật độ tôm nuôi (con/m2) (r = 0.201) và nghịch biến với cỡ tôm thu hoặch (con/kg) (r = -0.253). Trong khi đó lợi nhuận có tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0.05) đồng biến với kinh nghiệm nuôi tôm (năm) (r = 0.650), diện tích ao vèo (m2) (r = 0.518) và thời gian nuôi (ngày) (r = 0.338) và nghịch biến với FCR (r = -0.764) và cỡ tôm thu hoạch (con/kg) (r =-0.791).

Kết quả này cho thấy trong mô hình nuôi tôm này kinh nghiệm người nuôi và diện tích ao vèo là hai biến độc lập có tác động rất mạnh đến hiệu quả tài chính của mô hình. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) và cỡ tôm thu hoạch cũng quyết định rất lớn đến hiệu quả tài chính của mô hình nuôi do người nuôi đã cho tôm ăn thức ăn công nghiệp với chi phí khá cao.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy trong mô hình nuôi tôm luân canh trồng lúa này, kinh nghiệm người nuôi và diện tích ao vèo là hai biến độc lập có tác động rất mạnh đến hiệu quả tài chính của mô hình. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) và cỡ tôm thu hoạch cũng quyết định rất lớn đến hiệu quả tài chính của mô hình nuôi do người nuôi đã cho tôm ăn thức ăn công nghiệp với chi phí khá cao.

Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình tôm-lúa có thể đƣợc nhìn nhận tóm lƣợc nhƣ sau:

Đặc điểm của ao nuôi có diện tích lớn sẽ cho các chi phí giảm. Điều này phù hợp với thực tế sản xuất là khi diện tích nuôi rộng người nuôi có thể giảm đƣợc chi phí so với các diện tích nhỏ hơn.

Hệ số FCR (tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) thấp và tôm thu hoạch kích cỡ lớn (số con ít/kg) thì hiệu quả tài chính cao, mặc dù chi phí thức ăn cao (do tôm nhiều nên phải cho ăn nhiều hơn).

Tỉ lệ sống cao và thời gian nuôi lâu thì giá bán có xu hướng không cao có thể là do kích cỡ tôm thu hoạch (số con/kg) nhỏ.

Đặc điểm con giống trong mô hình nuôi, khi người dân có xu hương thả giống lớn với mật độ cao dẫn đến chi phí giống cao.

Ngoài ra, thiết kế ao nuôi như độ sâu mương bao và độ sâu mặt trảng cho thấy biến động gần nhƣ “ngẩu nhiên” với các yếu tố khác. Đặc biệt là năng suất tôm nuôi có thề còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tôm khác như các điều diện thời tiết, môi trường và dịch bệnh.

Để mô hình tôm-lúa trên địa bàn huyện An Biên phát triển bền vững trong thời gian tới, đề tài đƣa ra một số kiến nghị sau:

1. Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác/hợp tác xã để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng nhƣ dễ dàng hơn cho công tác tập huấn. Đồng thời, tham gia học hỏi kinh nghiệm từ mô hình của các nông dân khác đã đƣợc ứng dụng có hiệu quả.

2. Cần sớm có quy hoạch phát triển mô hình tôm-lúa trên địa bàn huyện để tránh việc phát triển sản xuất tự phát gây ảnh hưởng đến môi trường cũng nhƣ quy luật cung-cầu. Có kế hoạch hay lịch sản xuất theo vùng trên cơ sở cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi để giúp người dân sản xuất hiệu quả hơn.

Đồng thời, cần tăng cường thành lập và phát triển các liên kết giữa nhà nước – nhà doanh nghiệp – nông dân.

3. Cần tăng cường việc giám sát và kiểm soát các yếu tố đầu vào sản xuất nhƣ giống, hóa chất, thuốc, thức ăn và các dịch vụ khác để đảm bảo yếu tố bền vững trong sản xuất.

4. Cần tăng cường năng lực cho cả cơ quan quản lý, chuyên môn và nông dân những kiến thức, hiểu biết về biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất tôm-lúa, áp dụng các Hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng và an toàn thực phẩm nhằm đẩy

mạnh hợp tác công-tư trong sản xuất để tiếp cận thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm.

5. Cần phát huy và cải tiến kỹ thuật nuôi tôm trong mô hình tôm-lúa luân canh, có thể áp dụng kỹ thuật để nuôi ở mật độ 7-8 con/m2 để cho năng suất khoảng 360-400kg/ha/vụ và lợi nhuận có thể đạt 50,0 tr.đồng/ha/vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Bộ NN&PTNT (2017). Đề án tổng thể ngành công nghiêp tôm Việt Nam đến năm 2030.

2. Bộ NN&PTNT (2014-2017). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Bộ NN&PTNT (2013). Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

4. Bộ NN&PTNT (2013). Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú-lúa. Nhà xuất bản Văn hóa-Dân tộc 2013.

5. Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang (2014-2017). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch các năm 2014-2017.

6. Đỗ Văn Xê, Đặng Thị Kim Phƣợng (2008). Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác nông nghiệp: nghiên cứu trường hợp huyện Cái Lậy.

Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ 2008.

7. Đoàn Thu Hà (2014). Đánh giá mức độ tổn thương do Biến đổi khí hậu tới cấp nước nông thôn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG 40 - SỐ 46 (9/2014)

8. GIZ (2018). Báo cáo đánh giá và Hương dẫn kỹ thuật nuôi tôm-lúa tại 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

9. Lâm Văn Tân, Võ Thị Gương, Dương Nhựt Long và Nguyễn Hồng Giang, (2014). Hiệu quả kinh tế các mô hình phù hợp trên đất ven biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, phần B, 32 (2014): 76-82.

10. Lê Thị Phương Mai, Võ Nam Sơn, Trần Ngọc Hải, Dương Văn Ni (2015).

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô

hình tôm sú-lúa luân canh ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án Tiến sĩ Đại học Cần Thơ.

11. Lê Đình Hải, Lê Ngọc Diệp (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Văn Lợi-huyện Quỳ Hợp-tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa hocjvaf Công nghệ Lâm nghiệp. 6-2016

12. Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Trung Nghĩa, Cao Văn Phụng, (2013). Nghiên cứu nâng cao năng suất và hiệu quả mô hình luân canh tôm lúa vùng bán đảo Cà Mau”. Đề tài cấp Bộ (Bộ NN- PTNT), thực hiện bởi Viện nghiên cứu NTTS2 và Viện Lúa ĐVSCL, giai đoạn 2012-2014

13. Nguyễn Đức Dỵ, Nguyễn Ngọc Bách, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Mạnh Tuân, (2000). Từ điển Kinh tế - Kinh doanh Anh - Việt có giải thích, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 366

14. Nguyễn Văn Hảo & Phan Thanh Lâm (2009). Phát triển hệ thống canh tác tôm-lúa ở ĐBSCL thông qua xây dựng mô hình ĐQL – Bài học kinh nghiệm ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Báo cáo tham luận tại Hội nghị: Phát triển hệ thống sản xuất lúa tôm biển bền vững vùng ven biển ở ĐBSCL, ngày 24/9/2009, trang 74-85].

15. Phạm Anh Tuấn, Trần Ngọc Hải, Võ Nam Sơn, Trịnh Quang Tú (2015).

Dự thảo báo cáo tƣ vấn “Hiện trạng phát triển tôm-lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Dự án USAID Mekong adaptation and resilience to climate change (ARCC), Viện Quản lý & Phát triển Đông Nam Á (AMDI), Hà Nội.

16. Phạm Ngọc Kiểm, (2009), Giáo trình Thống kê nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

17. Phan Thanh Lâm (2015b). Đề án phát triển mô hình tôm – lúa vùng đồng bằng song Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (Dự thảo lần 3). Báo cáo kỹ thuật. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp. Hồ Chí Minh.

18. Phù Vĩnh Thái, Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuân và Trần Ngọc Hải (2015). So sánh hiệu quả sản xuất giữa nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng luân canh với lúa ở tỉnh Kiên Giang. Tap ch Khoa hoc Trường Đaị hoc Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 41 (2015): 111-120

19. Sở NN-PTNT Kiên Giang (2015). Thực trạng và định hướng phát triển mô hình nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa tỉnh Kiên Giang. Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm – lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015.

20. Tổng cục Thủy sản (2015). Hiện trạng và định hướng phát triển tôm lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm – lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015.

21. Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuân và Trần Trọng Tân (2013). So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hinh tôm sú-lúa luân canh truyển thống và cải tiến ở tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28(2013): 143-150

22. Trương Hoàng Minh (2017). Đánh giá khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm sú theo mô hình tôm-lúa luân canh ở tỉnh Cà Mau.

Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, Tập 50, Phần B (2017): 133-139.

23. Trương Hoàng Minh (2013). So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình tôm sú-lúa luân canh truyền thống và cải tiến ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 28 (2013): 143-150

24. FAO (2009). Từ điển THUẬT NGỮ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

25. Viện KTQHTS (2014). Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. Báo cáo quy hoạch.

26. Viện KTQHTS (2015a). Quy hoạch nuôi tôm nước mặn-lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Báo cáo quy hoạch.

27. Viện NCNTTS2 (2015). Hướng phát triển hệ thống canh tác tôm – lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và bài học kinh nghiệm. Báo cáo tại Hội nghị Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và Phát triển sản xuất tôm – lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, 23 tháng 9 năm 2015.

B. Tiếng Anh

28. FAO (2015). Agricultural transformation of middle-income Asian economies: Diversification, farm size and mechanization, by David Dawe. ESA Working Paper No. 15-04. Rome, FAO.

29. GIZ (2016). Climate Smart Agriculture in the Mekong delta. Options for the future of agriculture in the coastal zone of the Mekong delta. Case study report.

30. Ngo Tien Chuong (2016). A pathway to climate change adaptation for agriculture production: Shrimp case in Mekong delta. International Conference on Agriculture development in the context of international integration. Opportunities and Challenges. Agriculture University Press. 2016. ISBN:978-604-924-245-8

31. Tran Thi Thu Ha, Simon R. Bush, 2010. Transformations of Vietnamese Shrimp Aquaculture Policy: Empirical Evidence from the Mekong Delta.

C. Tài liệu từ internet

32. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=321 31&print=true

33. http://www.kansaikikai.vn/vi/Kien-Giang--Giai-phap-phat-trien-ben- vung-mo-hinh-lua-%E2%80%93-tom-a3374-c0-news.aspx

34. http://hoinguoicaotuoi.vn/c/huyen-an-bien-tinh-kien-giang-phat-trien- kinh-te-gan-voi-cham-soc-suc-khoe-nct-va-xay-dung-nong-thon-moi- 3910.htm

35. http://hoinguoicaotuoi.vn/c/huyen-an-bien-tinh-kien-giang-phat-trien- kinh-te-gan-voi-cham-soc-suc-khoe-nct-va-xay-dung-nong-thon-moi- 3910.htm

36. http://www.thuysanvietnam.com.vn/tom-lua-mo-hinh-canh-tac-cua-tuong- lai-article-14193.tsvn

37. http://vanphong.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=396&articleId=387 99

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 99 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)