Những khó khăn, tồn tại và bài học kinh nghiệm của việc phát triển mô hình tôm-lúa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 92 - 96)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Những khó khăn, tồn tại và bài học kinh nghiệm của việc phát triển mô hình tôm-lúa

3.3.1. Những khó khăn và tồn tại trong giai đoạn vừa qua

Qua kết quả khảo sát, huyện An Biên nằm rất gần cửa biển và chịu ảnh hưởng bởi nguồn nước mặn từ biển Tây, đồng thời, khả năng tiếp cận nguồn ngồn nước ngọt còn hạn chế từ sông Hậu chảy qua An Giang và nguồn từ Quản lộ Phụng Hiệp.

Việc canh tác lúa còn gặp khó khăn do thiếu lao động hoặc chi phí nhân công cao khiến người dân có xu hướng “bỏ” lúa sang “tôm”. Điều này đã chứng minh qua thực tế hơn 10 năm chuyển dịch cơ cấu từ lúa sang tôm – lúa, diện tích tôm lúa của tỉnh huyện An Biên có sự dịch chuyển càng sâu vào nội địa.

Cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế chƣa theo kịp tốc độ phát triển mở rộng diện tích sản xuất; môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó kiểm soát. Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm và sản xuất nông nghiệp sử dụng chung và còn nhiều bất cập.

Quy mô sản xuất còn nhỏ, đơn lẻ quy mô hộ gia đình là chủ yếu dẫn đến khó khăn trong tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tôm giống chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về số lƣợng, chất lƣợng và thời gian theo thời vụ được khuyến cáo. Sự quan tâm của người dân đến chất lƣợng tôm giống chƣa cao (thiên về mua giống giá rẻ và không kiểm tra, kiểm dịch nên tỷ lệ sống không cao). Đồng thời, ý thức kém của một số người dân khi xả nước thải/sình bùn ra sông/rạch gây ô nhiễm.

Giá nguyên liệu vật tƣ đầu vào nhƣ: giá thức ăn, hóa chất và các dịch vụ đầu vào khác biến động và có xu hướng gia tăng qua các năm; trong khi giá tôm thương phẩm biến động và không ổn định ảnh hưởng chung đến hoạt

động nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất tôm-lúa vốn chịu nhiều sự tác động của thời tiết và dịch bệnh.

Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lƣợng nhƣng phần lớn còn yếu về chuyên môn, tay nghề, hiểu biết về thị trường, kiến thức kinh doanh và chưa thật tiết kiệm trong tiêu dùng.

Việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế và chậm thay đổi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi truyền thống. Thông thường người dân thả tôm nhiều đợt/vụ nuôi và chọn tôm giống giá rẻ, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc nên hiệu quả mô hình không cao.

Phần lớn ruộng nuôi thiết kế chƣa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (bờ thấp, giữ nước kém và thiếu ao lắng,…) làm cho độ mặn và nhiệt độ nước trong ruộng nuôi tăng cao (35- 360C và 37-40‰) trong khi nước ngoài kênh không tốt (mầm bệnh phát tán và có dấu hiệu ô nhiễm từ các nguồn chất thải khác), vì vậy tôm nuôi bị sốc và tỷ lệ sống thấp.

Việc xây dựng, khôi phục và nâng cấp đê biển An Biên – An Minh (27 cống) nhằm điều tiết nước cho ngành Nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng còn chậm, hiện nay đang xây dựng chƣa hoàn thiện 6/27 cống (Cống kệnh Thứ Bảy, cống Xẻo Đôi, Cống Xẻo Quao, Cống Xẻo Nhàu, Cống thuồng Luồng và Cống Rọ ghe). Vì vậy, hiện tƣợng xâm nhập và nhiễm mặn sâu đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cây lúa trên nền đất tôm và việc quản lý nước trong mô hình tôm-lúa hết sức khó khăn khăn, khó chủ động, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Chẳng hạn: đầu năm 2016 nắng nóng kéo dài, không có mưa; mặn xâm nhập vào nội đồng đã gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi tôm-lúa nói riêng.

3.3.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển mô hình tôm-lúa

Sản xuất tôm lúa kết hợp nếu có sự hỗ trợ quyết liệt từ các ngành chuyên môn trong công tác chỉ đạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật thì hiệu quả, năng suất, sản lƣợng sẽ tăng.

Với tình hình sản xuất hiện nay, tính rủi ro của việc nuôi tôm vẫn còn rất cao. Để hạn chế rủi ro cần có nhiều giải pháp đồng bộ trong đó cần chú trọng mô hình nuôi tôm theo hướng đồng quản lý và tăng cường sinh kế khác (kết hợp chăn nuôi, trồng màu và nuôi tôm càng xanh xen canh lúa trong mùa mƣa ) sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất, đây đƣợc xem là yếu tố góp phần đưa người dân quay lại và giữ vững với mô hình canh tác tôm-lúa. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình sản xuất cộng đồng cần có thời gian dài và lặp lại vì như thế mới có thể thay đổi và nâng cao nhận thức của người dân trong việc hợp tác sản xuất và cải tiến quy trình canh tác một cách đồng bộ.

Mô hình tôm-lúa đƣợc phát triển và mở rộng khá nhanh ở huyện An Biên nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung trong thời gian qua, đây đƣợc xem là mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên và KTXH của nhiều vùng nông thôn ven biển tỉnh Kiên Giang trong việc chuyển đổi sản xuất, luân canh, tăng vụ, cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với chỉ độc canh cây lúa và đặc biệt là mô hình đạt hiệu quả bền vững so với độc canh con tôm; những diện tích bị thiệt hại nhiều năm liên tục, sau đó trồng lại lúa thì năm sau nuôi tôm thành công.

Những hộ nông dân nào có đủ điều kiện nuôi nhƣ: công trình hoàn chỉnh, trang thiết bị đầy đủ; thực hiện đúng qui trình nuôi, kết hợp với khả năng quản lý tốt thì sản xuất đạt hiệu quả.

Muốn giữ vững mô hình tôm –lúa cần xác định mục đích chính của việc trồng lại lúa trên nền tôm là để cải tạo môi trường, nếu chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt, chưa thấy hết hậu quả lâu dài; nếu chỉ quan tâm đầu tư vào con tôm, xem nhẹ cây lúa thì mô hình tôm-lúa sẽ kém hiệu quả.

Với đặc thù các vùng sinh thái khác nhau (xa nguồn nước ngọt và ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, hay xa vùng nước mặn và hệ thống cấp thoát nước chƣa tốt, vùng nhiễm phèn v.v.), việc phát triển mô hình tôm-lúa cần đƣợc quy hoạch chi tiết cho từng vùng để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

3.3.3. Phân tích SWOT về chuyển đổi cơ cấu từ lúa sang mô hình tôm-lúa Trên cơ sở tham vấn các bên để phân tích SWOT, đƣợc kết quả nhu sau:

Điểm mạnh (Strength):

 Mô hình tôm luân canh lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái

 Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi

 Tăng đáng kể thu nhập và lợi nhuận (so với lúa)

 Hiệu quả đầu tƣ vốn, sử dụng tài nguyên đất và lao động tăng (so với lúa)

 Sử dụng hạn chế lao động thủ công, tận dụng lao động tại chỗ và lao động gia đình, giảm áp lực thiếu hụt lao động thời vụ

 Sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản

 Hạn chế rủi ro do biến động giá và thời vụ (giảm giá lúa)

 Đa dạng hóa nguồn thu nhập của nông hộ, tạo thêm công việc làm cho nông thôn

Điểm yếu (Weakness):

 Tự phát, thiếu quy hoạch vĩ mô, hạ tầng lạc hậu so với tốc độ chuyển dịch

 Ít bền vững do biến động giá và lợi nhuận

 Gây ô nhiễm môi trường nước mặn, rủi ro cho lúa, thua lỗ

 Cần vốn đầu tƣ cao (so với lúa), bất lợi cho hộ nghèo, hộ ít đất và thiếu vốn

 Chủ thể của mô hình hạn chế nhận thức, kỹ thuật, hiểu biết thị trường và thiếu vốn

 Giá vật tƣ đầu vào và giá bán sản phẩm biến động Cơ hội (Opportunity):

 Đa dạng hóa chủng loại nông sản, cung cấp nguyên liệu cho chế biến &

xuất khẩu

 Mở rộng thị trường xuất khẩu nông thủy sản có giá trị gia tăng cao

 Đa dạng hóa nguồn thu nhập, phá thế độc canh lúa

 Tăng sản lƣợng, doanh thu, hiệu quả đầu tƣ lao động, sử dụng tài nguyên hợp lý

 Hình thành tổ chức sản xuất, mô hình kinh tế mới Thách thức (Threat):

 Khả năng phục hồi hệ thống sản xuất lúa truyền thống thấp và đòi hỏi chi phí cao

 Nguy cơ không đảm bảo an ninh lương thực cấp nông hộ và quốc gia

 Ảnh hưởng môi trường và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)