Dự đoán đa biến tuyến tính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 88 - 92)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh tôm lúa

3.2.3. Dự đoán đa biến tuyến tính

Trong quá trình phần tích số liệu, nhìn chung mô hình tôm – lúa có các biến thể hiện về đặc điểm kỹ thuật và tài chính chung. Tuy nhiên, việc đầu tƣ cho các loại chi phí và vận hành các yếu tố kỹ thuật của mô hình này là rất đơn giản trong quản lý kinh tế vi mô. Năng suất tôm đƣợc xem là một biến phụ chính có tính quyết định đến hiệu quả kỹ thuật cơ bản của mô hình nuôi

(chỉ cần có tôm để bán, không xác định việc tối ƣu các yếu tố đầu vào khác).

Bên cạnh đó, biến “hiệu quả tài chính” đƣợc đại diện bởi biến lợi nhuận (đơn giản chỉ là doanh thu – tổng chi mà “không tính tới các yếu tố tác động đến hiệu quả đầu tƣ ngắn hay dài hạn, chi phí cơ hội, chi phí vốn,…). Do đó, để khái quát các quy luật cơn bản trong mô hình nuôi tôm – lúa, hai biến phụ thuộc là Năng suất trôm nuôi và lợi nhuận đƣợc chọn nhằm tìm ra quy luật cơ bản của sự biến động năng suất tôm nuôi và lợi nhuận của mô hình nuôi này.

Dựa vào mối tương quan cặp tuyến tính (Pearson) ở mức có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa hai biến phụ thuộc năng suất và lợi nhuận và các biến kỹ thuật và chi phí khác có mối liên (biến độc lập). Kết quả quá trình ƣớc lƣợng hàm hồi quy đa biến tuyến tính đƣợc trình bày nhƣ hai hàm số sau:

Bảng 3.13. Hệ số tham gia của các biến vào hàm lợi năng suất trong mô hình nuôi

Biến Hệ số

Độ lệch sai số chuẩn

T Sig.

Collinearity Statistics

Tolerance VIF (Constant) 1053,863 65,524 16,084 0,000

Cỡ thu hoạch (con/kg) -10,892 1,235 -8,816 0,000 0,415 2,410 Tổng diện tích ruộng

nuôi (ha)

-240,292 21,456 -11,199 0,000 0,923 1,083

FCR -125,272 15,331 -8,171 0,000 0,598 1,672 Kinh nghiệm nuôi

(năm)

2,875 1,282 2,242 0,027 0,535 1,869

R2 = 0.864 (84.6%), Sig.: 0.00

Năng suất tôm nuôi (kg/ha/vụ) = 1053,863 -10,892* (Cỡ thu hoạch (con/kg)) -240,292*(Tổng diện tích ruộng nuôi (ha)) -125,272*(FCR) + 2,875*( Kinh nghiệm nuôi (năm))

Qua hàm năng suất cho thấy, kinh nghiệm nuôi tôm tăng có xu hướng gia tăng năng suất nuôi tôm với hệ số tham gia là 2,875. Trong các ao nuôi tôm cho năng suất cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn với FCR thấp (hệ số tham gia: -125,272). Trong khi đó ao nuôi có diện tích lớn thì khó quản lý hơn nên thường năng suất thấp hơn (-240,292). Trong mô hình nuôi – lúa kích cỡ thu hoạch quyết định rất lớn đến năng suất tôm nuôi, khi số con tôm thu hoạch tăng lên 1 con/kg (có nghĩa là tôm có khối lƣợng nhỏ hơn) thì năng suất tôm có xu hướng giảm 10,892 kg/ha/vụ.

Hàm năng suất: Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất: Qua phân tích mối tương quan đơn biến tuyến tính (Pearson correlation) và phân tích thành phần cơ bản (Factor analysis – principal component analysis) cho thấy năng suất nuôi tôm mặc dù có tương quan hay bị phụ thuộc với diện tích ao vèo, mật độ tôm nuôi và kích cỡ tôm thu hoạch. Tuy nhiên, mối tương quan này chƣa đủ mạnh để có thể hình thành hàm dự đoán đa biến tuyến tính đại diện cho sự biến động của số liệu thu đƣợc (R2 rất thấp <20%). Điều này đã đƣợc giải thích ở các phần trên và có thể tóm lƣợc lại nhƣ sau: năng suất tôm nuôi còn có thể bị phụ thuộc vào mức độ rủi ro về dịch bệnh của tôm nuôi thông qua các biến khác về điều kiện môi trường ao nuôi và mùa vụ thả kết hợp sự biến động của các thời tiết. Điều này dẫn đến rủi ro lỗ vốn là 41% cho mô hình nuôi này.

Hàm lợi nhuận: qua xử lý thống kê bằng phương pháp hồi quy đa biến tuyến tính cho thấy lợi nhuận của mô hình nuôi này đƣợc dự đoán thông qua các biến: cỡ tôm thu hoạch (con/kg), FCR, tổng diện tích ruộng nuôi (ha) và giá bán tôm (đồng/kg). Lợi nhuận của mô hình nuôi tôm đƣợc ƣớc lƣợng qua hàm số:

Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) = 55,349 – 1,659* Cỡ tôm thu hoạch (số con/kg) – 19,675* FCR – 12,667* Tổng diện tích ruộng nuôi (ha) + 0,0003266* Giá bán tôm (đồng/kg)

Bảng 3.14. Hệ số tham gia của các biến vào hàm lợi nhuận trong mô hình nuôi

Biến Hệ số

Độ lệch sai số chuẩn

T Sig.

Collinearity Statistics

Tolerance VIF

(Constant) 55,349 17,861 3,099 0,003

Cỡ thu hoạch (con/kg) -1,659 0,171 -9,726 0,000 0,592 1,688

FCR -19,675 2,524 -7,795 0,000 0,600 1,666

Tổng diện tích ruộng nuôi (ha) -12,667 3,561 -3,557 0,001 0,912 1,097 Giá bán (đồng/kg) ,0003266 ,0000929 3,517 0,001 0,926 1,079

R2 = 0.809 (80.9%), Sig.: 0.00

Hàm lợi nhuận dự đoán này giải thích đƣợc 80,9% biến động của số liệu (R2 = 0.809) và có các chỉ số tolerance >0.01 và VIF < 10 là cho thấy các biến dự đoán có mức độ đa cộng tuyến thấp và có thể sử dụng để giải thích cho biến phụ thuộc (lợi nhuận). Qua hàm lợi nhuận cho thấy trong khoảng biến động của các số liệu đƣợc thu thì khi số con tôm thu hoạch/kg tăng lên 1 con thì lợi nhuận có thể đƣợc dự đoán giảm 1,659 triệu đồng/ha. Điều này lý giải tại sao người nuôi tôm có xu hướng nuôi tôm càng lớn càng tốt bằng việc kéo càng dài thời gian nuôi càng tốt nếu có thể để có lợi nhuận tới hơn. Trong mô hình nuôi này thức ăn công nghiệp đã đƣợc sử dụng nhƣ là nguồn thức ăn chính cho tôm, do đó khi FCR tăng lên 0.1 đơn vị thì lợi nhuận có thể đƣợc dự đoán giảm 1,967 triệu đồng/ha. Khi diện tích ao nuôi tăng 1 ha và giá bán tăng lên 1 đồng thì khả năng lợi nhuận tăng lên lần lƣợt là 12,667 triệu đồng (là do các chi phí khác giảm, nhƣ đã giải thích ở phần (3.1.2.2) ở trên), và 0,0003266 triệu đồng/ha.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)