Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh tôm lúa
3.2.1. Phân tích tương quan đơn biến (cặp)
Qua phân tích tương quan tuyến tích cho thấy một số biến độc lập (nguyên nhân ban đầu) có tương tác đến các đặc điểm kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi nhƣ sau:
Diện tích ruộng nuôi: Qua phân tích tương quan Pearson cho thấy, diện tích ruộng nuôi, diện tích ao vèo (r = 0.277) và tỉ lệ sống của tôm nuôi (r
= 0.233) có tương quan thuận có ý nghĩa thống kế (P<0.05). Điều này cho thấy khi ruộng nuôi có diện tích lớn thì người dân có xu hướng đào ao vèo lớn và cho tỉ lệ sống cao hơn các hộ có diện tích nuôi nhỏ.
Diện tích ruộng nuôi có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với (p<0.05): giá bán (đồng/kg) (r =-0.233), chi phí thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) (r
=-0.439), chi phí thuốc-hóa chất (triệu đồng/ha/vụ) (r =-0.407), chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) (-0.693), chi phí lao động (triệu đồng/ha/vụ) (-0.883), chi phí cải tạo (triệu đồng/ha/vụ) (-0.667), tổng biến phí (triệu đồng/ha/vụ) (r
= -0.680), tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ) (r = -0.970) và doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) (r = -0.300).
Khi diện tích ruộng lớn thì các loại chi phí cũng có xu hướng giảm là do khi diện tích lớn thì sẽ tiết kiệm đƣợc chi đầu tƣ hơn khi chi phí đƣợc chi trả theo giá sỉ (gốc) và giá bán tôm giảm (do tỉ lệ sống cao thì cỡ tôm thu hoạch nhỏ nên bán giá thấp hơn) dẫn đến doanh thu giảm.
Tỉ lệ diện tích mương bao: có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê (p<0.05) với độ rộng của mương bao (r= -0.292). Rõ ràng mối tương quan nghịch cho thấy khả năng xây dựng công trình ao nuôi của nông hộ còn hạn chế, khi diện tích mương bao nhỏ thỉ tôm sẽ ít không gian hoạt động hơn khi độ sâu của mặt trảng trung bình là 0.65± 0.09 m, đặc biệt khi mùa nắng nóng sẽ gây bất lợi cho tôm nuôi.
Kinh nghiệm người nuôi tôm: có tương quan đồng biến có ý nghĩa thống kê (p<0.05) với diện tích ao vèo (m2) (r = 0.491), thời gian nuôi (ngày) (r = 0.273), tỉ lệ sống (%) (r = 0.451), chi phí thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) (0.641), tổng biến phí (triệu đồng/ha/vụ) (r = 0.377), doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) (r = 0.652), lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) (r = 0.650) và tỉ suất lợi nhuận (Lợi nhuận (LN)/tổng(TC) chi) (r = 0.633). Mối tương quan này cho thấy khi kinh nghiệm nuôi càng tăng người nuôi có xu hướng đào ao vèo lớn, thời gian nuôi dài hơn (là do tôm ít bị bệnh nên không phải thu hoạch sớm), tỉ lệ sống của tôm cao hơn, chi phí thức ăn cao hơn từ đó cho doanh thu và lợi nhuận cũng cao hơn.
Kinh nghiệm nuôi tôm có tương quan nghịch biến có ý nghĩa thống kê (p<0.05) với các biến FCR (r = -0.460) và cỡ tôm thu hoặch (con/kg) (r = - 0.665). Khi kinh nghiệm nuôi lâu hơn sẽ cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn (FRC thấp) và kích cỡ tôm thu hoạch lớn hơn để có giá bán cao hơn.
Diện tích ao vèo: diện tích ao vèo có tương quan đồng biến có ý nghĩa thống kê (p<0.05) với mật độ tôm nuôi (con/m2) (r = 0.495), thời gian nuôi (Ngày) (r = 0.339), năng suất (tấn/ha/vụ) (r = 0.249), tỉ lệ sống (%) (r =
0.607), cỡ tôm thu hoặch (con/kg) (r = -0.629), chi phí tôm giống (triệu đồng/ha/vụ) (r = 0.503), chi phí thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) (r = 0.393), tổng biến phí (triệu đồng/ha/vụ) (r = 0.237), doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) (r = 0.486), lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) (r = 0.518) và tỉ suất lợi nhuận (Lợi nhuận (LN)/tổng chi(TC)) (r = 0.550). Trong khi đó diện tích ao vèo có tương quan nghịch biến có ý nghĩa thống kê với FCR (r = -0.507), giá bán (đồng/kg) (r = -0.212) và tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ) (r = -0.261). Điều này cho thấy khi diện tích ao vèo tăng thì các biến về hiệu quả tài chính có xu hướng tăng mặc dù giá bán có xu hướng giảm (do kích cỡ tôm thu hoạch giảm nhẹ nhưng có tương quan không có ý nghĩa thống kê, p>0.05 giữa giá bán và cỡ tôm thu hoạch, r = 0.161)
Kich cỡ tôm: kích cỡ tôm giống được thả (PL) có tương quan đồng biến có ý nghĩa thống kê (p<0.05) với mật độ tôm nuôi (con/m2) (r = 0.407), chi phí tôm giống (triệu đồng/ha/vụ) (r = 0.407) và nghịch biến với chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) (r = -0.236) và chi phí cải tạo (triệu đồng/ha/vụ) (r = -0.214). Kết quả này cho thấy người dân có xu hướng thả tôm giống lớn với mật độ cao với chi phí giống cao trong khi đó chi phí nhiên liệu và cải tạo có xu hướng giảm ở các hộ nuôi này.
Mật độ thả tôm: Mật độ thả tôm có tương quan đồng biến có ý nghĩa thống kê (p<0.05) với thời gian nuôi (ngày) (r = 0.282), năng suất (tấn/ha/vụ) (r = 0.201), tỉ lệ sống (%) (r = 0.554), chi phí tôm giống (triệu đồng/ha/vụ) (r
= 0.970), tỉ suất lợi nhuận (Lợi nhuận (LN)/tổng chi (TC) (r = 0.198). Điều này cho thấy mật độ thả tôm tăng thì năng suất có xu hướng tăng (nhưng không nhiều do hệ số tương quan thấp), trong khi đó tỉ lệ sống của tôm nuôi tăng khi mật thả tăng và cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong khi đó mật độ thả tôm có tương quan nghịch biến có ý nghĩa thống kê (p<0.05) với FCR (r = -0.267), cỡ tôm thu hoặch (con/kg) (r = -
0.279), giá bán (đồng/kg) (r = -0.266), chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) (r
= -0.223), chi phí cải tạo (triệu đồng/ha/vụ) (r = -0.201) và tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ) (r = -0.197). Mối tương quan này cho thấy khi mật độ thả cao thì kích cỡ thu hoạch có thể giảm, tuy nhiên các chi phí khác có thể giảm theo. Điều này lý giảm tại sao người nuôi tôm có xu hướng thích thả mật độ cao trong khi các công trình ao nuôi vẫn chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh.
Qua quá trình phân tích tương quan cho thấy hai biến phụ thuộc là năng suất tôm nuôi và lợi nhuận có mối tương quan như sau:
Năng suất tôm nuôi: Năng suất tôm nuôi có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0.05) đồng biến với kinh nghiệm nuôi tôm (0,646) diện tích ao vèo (m2) (r = 0.5.15), mật độ tôm nuôi (con/m2) (r = 0.209), thời gian nuôi tôm (0.340), tỉ lệ sống (0,495), chi phí thức ăn (0,875), chi phí thuốc – hóa chất (0,430), chi phí lao động (0,271), tổng biến phí (0,697), chi phí cố định (0,290), doanh thu (0,679), lợi nhuận (0,992), tỉ suất lợi nhuận (0,917);
và nghịch biến với diện tích ruộng nuôi (-0,268), FCR (-0,692), cỡ tôm thu hoặch (con/kg) (r = -0.762). Tuy nhiên một số mối tương quan này có hệ số nhỏ (<0.50) có thể là do quá trình nuôi tôm còn nhiều rủi ro không liên quan tới các biến đã thu như điều kiện môi trường, thời tiết và diễn biến dịch bệnh đã tác động rất mạnh đến hiệu quả về kỹ thuật (năng suất) cho các hộ nuôi, kết quả điều tra cho thấy có 30% hộ nuôi bị lỗ vốn.
Lơi nhuận: trong khi đó lợi nhuận có tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0.05) đồng biến với kinh nghiệm nuôi tôm (năm) (r = 0.650), diện tích ao vèo (m2) (r = 0.518) và thời gian nuôi (ngày) (r = 0.338) và nghịch biến với FCR (r = -0.764) và cỡ tôm thu hoạch (con/kg) (r =-0.791). Kết quả này cho thấy trong mô hình nuôi tôm này kinh nghiệm người nuôi và diện tích ao vèo là hai biến độc lập có tác động rất mạnh đến hiệu quả tài chính của mô hình.
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) và cỡ tôm thu hoạch cũng quyết định rất lớn đến hiệu quả tài chính của mô hình nuôi do người nuôi đã cho tôm ăn thức ăn công nghiệp với chi phí khá cao.
Bảng 3.9. Hệ số tương quan tuyến tính giữa các biến (Tương quan Pearson)
Diện tích ruộng nuôi (ha)
Tỉ lệ diện tích mương
bao (%)
Kinh nghiệm nuôi
tôm (năm)
Diện tích ao vèo
(m2)
Độ sâu mương bao (m)
Độ sâu mặt trảng
(m)
Kích cỡ tôm giống (PL-ngày)
Mật độ tôm nuôi (con/m2)
Thời gian nuôi (Ngày)
FCR Năng suất (tấn/ha/vụ)
Tỉ lệ diện tích mương bao (%) -.050
Kinh nghiệm nuôi tôm (năm) -.005 .067
Diện tích ao vèo (m2) .277** -.088 .491**
Độ sâu mương bao (m) .014 -.292** .007 .134
Độ sâu mặt trảng (m) .080 -.133 -.129 .056 .024
Kích cỡ tôm giống (PL-ngày) .106 .008 .081 .072 .025 .011
Mật độ tôm nuôi (con/m2) .179 -.042 .179 .495** .001 .004 .407**
Thời gian nuôi (Ngày) .133 -.033 .273** .339** .103 .004 -.076 .282**
FCR -.192 .018 -.460** -.507** .067 .013 -.137 -.267** -.319**
Năng suất (tấn/ha/vụ) -.268** .013 .646** .515** -.054 -.017 .038 .209* .340** -.692**
Tỉ lệ sống (%) .233* -.097 .451** .607** -.017 -.002 .077 .554** .644** -.463** .495**
Cỡ tôm thu hoặch (con/kg) -.187 -.006 -.665** -.629** -.036 -.109 -.136 -.279** -.372** .625** -.762**
Giá bán (đồng/kg) -.233* .173 .033 -.212* -.001 -.085 -.015 -.266** -.185 .061 -.028
Chi phí tôm giống (triệu đồng/ha/vụ) .165 -.072 .161 .503** .016 .030 .407** .970** .267** -.264** .238*
Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) -.439** .024 .641** .393** -.046 .012 .006 .145 .240* -.347** .875**
Chi phí thuốc-hóa chất (triệu đồng/ha/vụ) -.407** -.033 .118 .153 -.021 .005 -.002 .074 .106 -.196 .430**
Chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) -.693** .051 .023 -.162 .075 -.099 -.236* -.223* -.070 .164 .161
Chi phí lao động (triệu đồng/ha/vụ) -.883** -.053 .073 -.134 .007 -.028 -.106 -.147 -.108 .144 .271**
Chi phí cải tạo (triệu đồng/ha/vụ) -.667** .070 .013 -.150 .061 -.104 -.214* -.201* -.082 .154 .151
Tổng biến phí (triệu đồng/ha/vụ) -.680** -.012 .377** .237* -.017 -.013 -.020 .122 .142 -.209* .697**
Tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ) -.970** .075 .034 -.261** -.053 -.113 -.123 -.197* -.122 .140 .294**
Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) -.300** .035 .652** .486** -.047 -.033 .034 .175 .314** -.672** .679**
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) -.013 .047 .650** .518** -.050 -.032 .059 .173 .338** -.764** .992**
Tỉ suất lợi nhuận (Lợi nhuận (LN)/tổng(TC) chi) .168 .029 .633** .550** -.059 -.029 .090 .198* .360** -.837** .917**
Bảng 3.10. Hệ số tương quan tuyến tính giữa các biến (Tương quan Pearson) (tiếp theo)
Tỉ lệ sống (%)
Cỡ tôm thu hoặch (con/kg)
Giá bán (đồng/k
g)
Chi phí tôm giống (triệu đồng/ha
/vụ)
Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha
/vụ)
Chi phí thuốc- hóa chất
(triệu đồng/ha
/vụ)
Chi phí nhiên
liệu (triệu đồng/ha
/vụ)
Chi phí lao động (triệu đồng/ha
/vụ)
Chi phí cải tạo
(triệu đồng/h a/vụ)
Tổng biến phí (triệu đồng/h a/vụ)
Tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha
/vụ)
Doanh thu (triệu đồng/ha
/vụ)
Lợi nhuận
(triệu đồng/ha/
vụ)
Cỡ tôm thu hoặch (con/kg) -.544**
Giá bán (đồng/kg) -.221* .161
Chi phí tôm giống (triệu đồng/ha/vụ) .546** -.301** -.284**
Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) .411** -.648** .061 .182
Chi phí thuốc-hóa chất (triệu đồng/ha/vụ) .193 -.172 -.070 .131 .454**
Chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) -.107 .194 .218* -.193 .343** .310**
Chi phí lao động (triệu đồng/ha/vụ) -.208* .144 .172 -.148 .449** .379** .677**
Chi phí cải tạo (triệu đồng/ha/vụ) -.103 .196 .231* -.175 .322** .299** .983** .644**
Tổng biến phí (triệu đồng/ha/vụ) .256* -.331** .048 .171 .829** .795** .595** .699** .576**
Tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ) -.234* .179 .215* -.182 .456** .433** .728** .880** .702** .703**
Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) .460** -.739** .091 .202* .880** .409** .197* .294** .189 .698** .325**
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) .473** -.791** .084 .183 .703** .119 -.068 .000 -.068 .377** .032 .926**
Tỉ suất lợi nhuận (Lợi nhuận (LN)/tổng(TC) chi) .498** -.798** .016 .205* .557** .018 -.204* -.154 -.199* .211* -.139 .826** .960**