Cơ sở thực tiễn về luân canh tôm-lúa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 44 - 48)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.2. Cơ sở thực tiễn về luân canh tôm-lúa

1.2.1. Bài học kinh nghiệm về sản xuất kết hợp tôm lúa ở Việt Nam

Theo Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (2011), mô hình nuôi tôm sú (mùa khô)-lúa (mùa mƣa) ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển từ 89.495 ha (năm 2000) lên 153.482 ha (năm 2010) (Viện nghiên cứu NTTS II, 2011). Trong đó, KG là tỉnh có diện tích tôm sú-lúa lớn nhất toàn vùng, diện tích nuôi tăng từ 5.285 ha (năm 2001) lên 64.673 ha.

Theo Nguyễn Công Thành (2011), tổng chi phí cho nuôi tôm bình quân trong mô hình tôm-lúa khoảng 17,31 tr.đ/ha/vụ và dao động khá lớn, nhiều nhất là ở Kiên Giang (23,2 tr.đ) và ít nhất là ở Cà Mau (12,01 tr.đ). Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm trong mô hình T-L gồm: (1) chi phí cải tạo ao/ruộng; (2) mật độ thả giống lần đầu; (3) số lần thả giống tôm/vụ; và (4) mực nước bình quân trên trảng. Trong khi đó, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa trong mô hình T-L gồm: (1) loại lúa giống; (2) rửa mặn; (3) nguồn nước ngọt bổ sung vào ruộng; và (4) phân bón.

Theo Trương Hoàng Minh (2013), tác động kỹ thuật đến mô hình nuôi có ảnh hưởng đến lợi nhuận, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp trồng lúa cho năng suất cao hơn các mô hình truyền thống, nguyên nhân chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, do mật độ thả nuôi (6,7 con/m2), tỉ lệ sống (53,5%) và

kích cỡ tôm thu hoạch (30,3 g/con). Ngoài ra, mô hình cải tiến có sử dụng thức ăn công nghiệp. Ƣơng dƣỡng tôm giống ở giai đoạn đầu cho hiệu quả cao hơn.

Theo Lê Cảnh Dũng (2012) lúa không mang lại lợi nhuận cao, thậm chí lỗ vốn khi chỉ xét riêng lẻ. Vì vậy, một số hộ không trồng lúa trong ruộng tôm. Tuy nhiên khi xét trên bình diện hệ thống, lúa có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của nuôi tôm. Do giá trị tôm cao trên thị trường, ngày càng có nhiều nông hộ mong muốn nuôi tôm nhiều hơn trong hệ thống cả về khía cạnh thời gian và lƣợng giống.

Trồng lúa trong hệ thống lúa–tôm hiện nay đang cho năng suất và lợi nhuận trung bình thấp, mặc dù tiềm năng của lúa thực tế còn cao hơn khi lúa đƣợc canh tác đúng kỹ thuật và đƣợc đầu tƣ đúng mức. Mặc dù cho năng suất thấp, thậm chí bị lỗ khi xét riêng lẻ, lúa có tác động rất tích cực đến năng suất tôm ở vụ mùa nắng liền sau đó nhờ các tác dụng về môi trường nước và dinh dƣỡng trên ruộng tôm tốt hơn. Đặc biệt khi trồng lúa và có cho thu hoạch thì càng cho hiệu quả nuôi tôm cao hơn, mang lại lợi nhuận toàn hệ thống tốt hơn rất nhiều so với không trồng lúa.

Theo Võ Nam Sơn (2015) phần lớn (80%) ao nuôi tôm hiện nay là đất được sử dụng canh tác lúa trước kia (vào mùa mưa) với năng suất lúa thấp và bấp bênh, còn lại là đất trồng mía và đất trồng tràm chiếm khoảng 20%).

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng khẳng định hệ thống nuôi tôm-lúa có mức độ an toàn tài chính tốt hơn các hệ thống nuôi độc canh cải tiến khác.

Một trong những đặc trƣng của hệ thống nuôi tôm-lúa là mùa khô thì tiến hành nuôi tôm còn mùa mƣa các hoạt động nông nghiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực cho nông hộ, và cường độ lao động trung bình của nông dân cũng ít hơn, có nghĩa là các thành viên trong gia đình có thể làm các việc khác không phải ra đồng ruộng, thêm vào đó, thu nhập hộ gia đình cũng ổn định hơn.

1.2.2. Tổng quan về chiến lược phát triển mô hình luân canh tôm-lúa của Chính phủ và địa phương đến năm 2025

1.2.2.1. Chiến lược phát triển tôm nước lợ tại ĐBSCL

Từ năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 phê duyệt Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999-2010 (Chương trình 224) và Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 (Nghị quyết 09) về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Những chính sách này có tầm quan trọng đặc biệt, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng.

Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng sản lƣợng thủy sản đạt 9,89%, thì NTTS đạt tới 17,96%, giá trị xuất khẩu thủy sản cũng tăng bình quân 12,23%/năm (Bộ NN&PTNT, 2017). Chương trình này cũng đã đánh dấu sự ra đời của phương thức nuôi tôm công nghiệp và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. Đặc biệt, từ năm 2008, sau khi Bộ NN&PTNT có chủ trương cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ĐBSCL, nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở thành đối tƣợng nuôi quan trọng thứ hai sau tôm sú. Đến năm 2013, tôm thẻ chân trắng đã vƣợt tôm sú về sản lƣợng và giá trị xuất khẩu. Tôm sú và tôm thẻ chân trắng hiện là mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam.

Chỉ sau 10 năm thực hiện chương trình 224 và nghị quyết 09 (2000- 2010), diện tích nuôi tôm đã tăng từ 228.610 ha lên 639.115 ha (gấp 2,8 lần), sản lƣợng tôm tăng từ 97,628 tấn lên 443,714 tấn (gấp 4,5 lần). Từ năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tôm đã vƣợt qua con số 2,1 tỷ USD và con tôm thật sự đã trở thành động lực thu hút đầu tƣ cho hoạt động nuôi, chế biến và xuất khẩu (Bộ NN&PTNT, 2017).

1.2.2.2. Chiến lược phát triển tôm-lúa

Mô hình nuôi tôm-lúa phát huy khá hiệu quả tiềm năng trên một đơn vị diện tích canh tác so với độc canh cây lúa trước đây, năng suất tôm nuôi đạt từ 200 - 300 kg/ha/vụ. Thậm chí có những vùng cho sản lƣợng cao hơn nhiều.

Đây đƣợc xem là mô hình phổ biến, đang đƣợc đa số ngƣ dân các tỉnh ĐBSCL áp dụng nuôi ở các vùng ruộng trũng hiện nay, bởi hiệu quả sử dụng đất cao, phù hợp với khả năng đầu tư của người dân, có có hiệu quả về kinh tế và phù hợp môi trường. Mô hình nuôi tôm sú QCCT luân canh ruộng lúa một vụ (ở vùng nước lợ), với diện tích mương bao quanh thửa ruộng; chiếm 25 - 30% diện tích. Thả giống nhân tạo mật độ từ 4 - 6 con/m2 tôm giống có kích cỡ PL15. Năng suất thu hoạch tôm Sú 1 ha ruộng lúa 0,20 - 0,56 tấn/ha ruộng/vụ tùy từng vùng; thời gian nuôi 4 tháng/vụ. Mô hình này có điều kiện mở rộng ở những nơi sản xuất lúa 1 vụ bấp bênh, năng suất và hiệu quả thấp.

Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2015) mô hình tôm-lúa vùng ĐBSCL có sự tăng trưởng rất nhanh về diện tích nuôi, năm 2000 diện tích mô hình tôm-lúa chỉ mới đạt 71.000ha thì đến năm 2014 đạt 157.728 ha chiếm khoảng 29% diện tích nuôi tôm sú toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích nuôi tôm lúa tập trung tại các tỉnh Kiên Giang (45,31 %), Cà Mau (27,44 %), Bạc Liêu (17,92 %), Sóc Trăng (4,80%) và các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang.

Cho đến nay, chƣa có chính sách riêng cho phát triển tôm-lúa, tuy nhiên, mô hình này đƣợc xem là một trong những ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển ngành tôm của Chính phủ. Thực tế trong những năm vừa qua nhiều vùng trồng lúa bị nhiễm mặn đã đƣợc chuyển đổi sang nuôi tôm quảng canh cải tiến vào mùa khô và kết hợp trồng lúa vào mùa mƣa.

1.2.2.3. Định hướng quy hoạch nuôi tôm – lúa vùng ĐBSCL

Theo Bộ NN&PTNT, hình thức nuôi này đƣợc đánh giá là có hiệu quả về kinh tế và môi trường. Mô hình này có điều kiện mở rộng ở những nơi sản xuất lúa 1 vụ bấp bênh, năng suất và hiệu quả thấp.

Theo quy hoạch phát triển tôm nước lợ của Bộ NN&PTNT, diện tích nuôi tôm lúa vùng ven biển ĐBSCL đạt 173.200 ha (năm 2020) và tăng đạt

184.800 ha (năm 2030). Diện tích nuôi tôm lúa bố trí tập trung tại các địa phương:

- Tiền Giang: Các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Thị xã Gò Công và Tân Phú Đông;

- Bến Tre: Huyện Thạnh Phú;

- Trà Vinh: Các huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Trà Cú;

- Sóc Trăng: TX. Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên;

- Bạc Liêu: Các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước Long và TX. Giá Rai;

- Cà Mau: Các huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Thới Bình, Tp. Cà Mau và U Minh;

- Kiên Giang: TX. Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Giang Thành, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Gò Quao và U Minh Thƣợng.

Bảng 1.2. Dự thảo quy hoạch nuôi tôm-lúa các tỉnh ĐBSCL

ĐVT: ha STT Địa phương Quy hoạch đến 2020 Quy hoạch đến 2030

I Tổng 173.200 184.800

1 Long An 0 0

2 Tiền Giang 500 0

3 Bến Tre 2.800 2.800

4 Trà Vinh 2000 2.000

5 Sóc Trăng 7.500 7.500

6 Bạc Liêu 39.800 43.000

7 Cà Mau 45.800 44.000

8 Kiên Giang 74.800 85.000

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)