Đặc điểm cơ bản của huyện An Biên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 52 - 59)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

2.1.2. Đặc điểm cơ bản của huyện An Biên

Huyện An Biên nằm ở phía Đông của tỉnh Kiên Giang; phía Bắc của huyện hướng ra vịnh Thái Lan, phía Đông giáp các huyện Châu Thành, Gò Quao; phía Nam giáp huyện U Minh Thƣợng, phía Tây Nam giáp huyện An Minh, với diện tích tự nhiên 40.029 ha, đất sản xuất 33.556 ha, dân số toàn huyện 125.196 người (29.084 hộ) (báo cáo KT-XH huyện An Biên, 2017).

Huyện An Biên có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Thứ Ba và 8 xã:

Đông Thái, Đông Yên, Hƣng Yên, Nam Thái, Nam Thái A, Nam Yên, Tây Yên, Tây Yên A.

Về địa hình: Huyện An Biên nằm chung trên vùng bán đảo Cà Mau, có dạng địa hình trũng, nhưng tương đối bằng phẳng, có cao độ phổ biến từ 0,2 - 0,6m, với hướng dốc chính là Đông Bắc-Tây Nam. Đây là vùng bồi tích từ phù sa sông và phù sa biển, hình thành các dải đất cao ven các sông rạch lớn, ven bờ biển. Khu vực tiếp giáp với biển có nhiều bãi bồi, ven biển có rừng ngập mặn, rừng tràm phân bố dọc bờ biển của tỉnh Kiên Giang. Vùng nghiên cứu là vùng Đồng bằng ven biển nên thảm phủ thực vật ở đây chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là rừng bảo tồn, phòng hộ và sản xuất.

Chế độ thủy triều biển Tây: Kiên Giang là tỉnh giáp biển Tây. Triều biển Tây thuộc loại triều hỗn hợp, thiên về nhật triều. Thời gian triều lên và

triều xuống xấp xỉ nhau, thường kéo dài từ 11,3-12,0 giờ, với chu kỳ triều ngày 24,3 giờ. Biên độ triều lớn nhất biến đổi từ 0,8-1,2 m. Mực nước chân triều dao động ít (0,2-0,4 m), trong khi đó mực nước đỉnh triều dao động nhiều hơn (0,6-0,8 m), thường có dạng “W”. Kết quả là khoảng thời gian duy trì mực nước thấp dài hơn khoảng thời gian duy trì mực nước cao và đường mực nước bình quân ngày nằm gần với mực nước chân triều.

Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày, trong năm mực nước bình quân tháng cao nhất xảy ra vào tháng 11-12, thấp nhất xảy ra vào tháng 4-5, trùng với thời kỳ mực nước thấp nhất trên sông Hậu. Thủy triều biển Tây truyền vào các kênh rạch nội đồng thông qua sông Cái Lớn, Cái Bé, kênh Rạch Sỏi.

Đặc điểm địa hình cùng với chế độ thủy triều biển Tây chi phối rất lớn đến khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa, đồng thời bị ảnh hướng lớn của xâm mặn vào mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

Khí hậu: An Biên nói riêng và vùng bán đảo Cà Mau nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận (xích) đạo, phân thành hai mùa khô và mùa mƣa. Đây là vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm cao (khoảng 270C), tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (29oC) và tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (25.6oC). Số ngày có nhiệt độ trung bình từ 26,0- 28,0C là 206 ngày/năm.

Đặc điểm mƣa và độ ẩm: Chế độ gió mùa đã đem lại cho vùng này một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 11, trùng với thời kỳ gió mùa Tây Nam, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc tháng 4 năm sau, trùng với thời kỳ gió mùa Đông bắc.

Về lƣợng mƣa phân bố không đều các tháng trong năm mà chỉ tập trung vào các tháng mùa mƣa. Lƣợng mƣa trong mùa mƣa chiếm trên 80% lƣợng mƣa cả năm. Về lƣợng mƣa, Cà Mau đƣợc xem là rốn mƣa của cả vùng ĐBSCL với lƣợng mƣa trung bình theo thống kê từ 1978-2016 là 2515mm, tiếp đến là Rạch Giá, Kiên Giang, là 2225mm (Viện KHTL miền Nam, 2016).

Về độ ẩm, bình quân trong năm đạt 80-83%, sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng trong năm trên 10%. An Biên chịu ảnh hưởng gió mùa từ tháng 5- 11 có hướng gió thịnh hành là hướng tây nam mang theo nhiều hơi nước và gây mƣa, tốc độ gió trung bình 3-4,8m/s. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm là 1600-2000mm.

Khí tượng thủy văn: An Biên là huyện ven biển và cuối nguồn nước ngọt từ sông Hậu nhưng lại đầu nguồn nước mặn của biển Tây. Chế độ thủy văn của huyện ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: thủy triều từ biển Tây, chế độ thủy văn từ sống Hậu và lƣợng mƣa. Các yếu tố này tác động từng thời kỳ làm cho chế độ thủy văn diễn biến phong phú.

Thổ nhƣỡng: An Biên là huyện ven biển, tuy nhiên một phần của huyện nằm lùi vào đất liền nên có tính chất đất nhiễm mặn và đất nhiễm phèn và đất hữ cơ. Đất nhiễm mặn chủ yếu nằm ở các xã ven biển do nước biển xâm mặn theo các kênh rạch, đất nhiễm phèn nhẹ phù hợp với sản xuất nông- lâm kết hợp, ở đây là các mô hình tôm-sò huyết, tôm –lúa luân canh. Đất hữ cơ phù hợp cho canh tác lúa 2 vụ và các loại màu.

Với tình hình hiện nay, đất canh tác ngọt dần bị thu hẹp do xâm mặn ngày càng cao, do vậy, những vùng giao thao trở thành cơ hội cho phát triển mô hình 1 vụ lúa-1 vụ tôm.

Huyện An Biên nằm ở phía Đông của tỉnh Kiên Giang, chủ yếu dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp và thủy sản. Cũng nhƣ các khu vực ven biển thuộc ĐBSCL, huyện An Biên cũng chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, như nước biển dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, thời tiết cực đoan, thiếu nước ngọt dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp nói chung.

Ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, huyện An Biên còn chịu sự ảnh hưởng của việc thiếu nước ngọt là một trong những nguyên nhân giảm diện tích trồng lúa vì không lấy đủ nước ngọt mùa lũ để rửa mặn ruộng sau khi bị xâm

mặn hoặc vụ nuôi tôm, không đảm bảo nước ngọt phù hợp với cây lúa, đặc biệt là nước mặn ngày càng xâm lấn sâu vào nội đồng, kéo dài và độ mặn cao đã gây khó khăn cho sản xuất và để duy trì 2 hoặc 3 vụ lúa như trước đây, đặc biệt là các xã ven biển, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân.

Hình 2.1. Bản đồ vị trí huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

Những biến đổi này cùng việc các giống lúa hiện có khả năng chịu mặn có giới hạn đang là thách thức với việc duy trì trồng lúa ở một số vùng xen lẫn mặn-ngọt, rõ ràng những tác động này đã, đang và sẽ ngày càng ảnh hưởng đến hệ thống canh tác truyền thống và là mối đe dọa đến sinh kế của nhiều xã ven biển trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, nghề nuôi tôm nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác như chất lượng nước, điều kiện môi trường, chất lượng giống, thức ăn, các dịch vụ đầu vào khác...

Chính vì vậy, việc phát triển mô hình nuôi luân canh tôm-lúa một cách

phù hợp đang là vấn đề hết sức cần thiết, nuôi tôm kết hợp trồng lúa là phương thức canh tác hiệu quả không chỉ về kinh tế, mà còn là phương thức canh tác bền vững với môi trường (Pham Anh Tuấn, 2016), nhưng nếu thiếu các giải pháp hữu hiệu thì dễ dẫn đến phá vỡ quy hoạch, phát triển tràn lan sẽ gây ra những tác động xấu không chỉ cho hiện tại mà cả tương lai sau này.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

An Biên là huyện có tính đa dạng về phát triển sản xuất nông nghiệp, qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả nhƣ: mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản. Bên cạnh những cánh đồng mẫu lớn, lúa thu hoạch trung bình 4,5 tấn/ha, trong đó có nhiều mô hình nuôi cá thâm canh đƣợc đầu tƣ hiện đại đem lại hiệu quả cao, ổn định. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm và sò huyết phát triển khá mạnh.

Gần đây, xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ những vùng đất trồng lúa bị nhiễm mặn vào mùa khô sang sản xuất 1 vụ tôm-1 vụ lúa đã mang lại hiệu quả về kinh tế và thích ứng với điều kiện môi trường do thay đổi của khí hậu cũng nhƣ xâm nhập mặn. Đến nay, huyện An Biên đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh về đây đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy hải sản và du lịch.

Diện tích nuôi tôm toàn huyện là 21,019 ha, trong đó chuyên tôm là 1,450ha và tôm lúa là 19,569 ha (chiếm khoảng 93%), ngoài ra, mô hình nuôi sò huyết và cua kết hợp tôm dưới tán rừng ngập mặn ước khoảng 4,190 ha (UBND huyện An Biên, 2017). Với tình hình như hiện nay, nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất đất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là lúa); đồng thời, nguồn cung nước ngọt tại vùng này chủ yếu dựa vào lượng mua tự nhiên nên sản xuất lúa 2 vụ trở thành khó khăn hơn và kém hiệu quả. Thay vào đó, lựa chọn thay thế 1 vụ tôm vào mùa khô là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất hiện có.

Theo báo cáo Kinh tế xã hội huyện An Biên năm 2016, giá trị sản xuất đạt hơn 3,5 nghìn tỷ đồng, trong đó, nông nghiệp – thủy sản chiếm hơn 2,5 nghìn tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hành hóa ước thực hiện hơn 2,5 nghìn tỷ đồng. Doanh thu dịch lưu trú và ăn uống là 218 tỷ đồng. Sản lượng lúa cả năm thực hiện hơn 137,5 nghìn tấn. Tổng thu ngân sách nhà nước địa phương đạt 59,43 tỷ (vƣợt 156,19% kế hoạch đề ra).

Bảng 2.2. Tình hình dân số và việc làm

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Tỷ lệ(%)

Diện tích Ha 40,029

Dân số Người 125,196 100

Độ tuổi lao động Người 73,865 58,9

- Lao động Nông nghiệp Người 51,483 69,7

- Dịch vụ, công nghiệp, khác Người 22,382 30,3

(Nguồn: UBND huyện An Biên) Trước đây, người dân huyện An Biên chủ yếu dựa vào trồng lúa và nuôi thủy sản nhỏ lẻ vùng ven biển. Nhưng trong những năm gần đây, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp huyện đã có những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển sang các ngành sản xuất có giá trị cao hơn nhƣ nuôi tôm, phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trên cơ sở định hướng của ngành NN & PTNT Kiên Giang đã xác định nuôi tôm luân canh trồng lúa là loại hình đặc trƣng và quan trọng trong cơ cấu phát triern kinh tế ngành nuôi thủy sản của tỉnh.

Từ năm 2000 trở lại đây, kinh tế An Biên đã có bước phát triển đáng kể, mức tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm. Huyện đã và đang xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả: mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là lĩnh vực khai thác nuôi trồng thủy sản phát triển khá mạnh. Đây cũng là lĩnh vực có tốc độ tăng

trưởng nhanh và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, với sản lượng thủy hải sản bình quân 47.000 tấn/năm, nhờ duy trì đội tàu đánh bắt trên biển cộng với việc khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân, các nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh đến khai thác lợi thế vùng ven biển, bãi bồi để nuôi trồng thủy hải sản có giá trị cao.

Theo định hướng phát triển chung, trong thời gian tới mô hình này sẽ tập trung đầu tƣ hạ tầng, kỹ thuật và công nghệ để cải thiện năng suất và giá trị sản phẩm tôm nuôi. Từ đó, huyện tiếp tục chỉ đạo rà soát, bổ sung những diện tích bị ảnh hưởng mặn, sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang sản xuất luân canh tôm - lúa ở một số vùng trong huyện.

Công tác xoá đói giảm nghèo của huyện đƣợc xem là có nhiều tiến bộ, huyện đã tạo điều kiện cho hộ nghèo chịu khó, chí thú làm ăn, có tay nghề đƣợc vay vốn ƣu đãi để tổ chức sản xuất ngành nghề quy mô vừa và nhỏ…

góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 13,82%. Đồng thời, huyện đã triển khai chỉ tiêu giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động năm 2008 với tổng số 2.330 lao động, trong đó giải quyết việc làm tại địa phương 800 lao động, đƣa lao động đi làm việc ngoài tỉnh 1.450 lao động và đƣa đi làm việc ở nước ngoài 80 lao động.

Trên cơ sở điều kiện phát triển hiện nay, huyện An Biên đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, khai thác được tiềm năng, lợi thế, tạo động lực cho kinh tế tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 2 năm 2016 - 2017 là 5,11%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 32,2 triệu đồng/người/năm (năm 2015) lên 35 triệu đồng/người/năm (năm 2017). Văn hóa - xã hội có chuyển biển tiến bộ. Toàn huyện có 9/9 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ sử dụng điện, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết; có 9/9 xã, thị trấn có đường ô tô về trung tâm. Tỷ lệ hộ

nghèo từ 19,36% năm 2015 giảm còn 12,68% năm 2017 (UBND huyện An Biên, 2017).

Theo chiến lƣợc của UBND tỉnh Kiên Giang, dự kiến đến năm 2020 sẽ phát triển mô hình tôm - lúa đạt diện tích là 80.000 ha và năng suất tôm nuôi bình quân 0,38 - 0,50 tấn/ha/năm; và năm 2030 diện tích tôm - lúa mở rộng đạt 90.000 ha. Trong đó, An Biên là một trong bốn huyện (bao gồm U Minh Thượng, Hòn Đất và Kiên Lương) nằm trong vùng mở rộng tôm – lúa, nơi hiện đang canh tác 2 vụ lúa nhƣng kém hiệu quả do xâm nhập mặn, chuyển sang 1 vụ tôm - 1 vụ lúa (Sở Nông nghiệp & PTNT Kiên Giang 2017).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)