Biến đổi khí hậu trong điều kiện sản xuất tôm lúa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 37 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Cở sở lý luận về hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản thích ứng với BĐKH

1.1.3. Biến đổi khí hậu trong điều kiện sản xuất tôm lúa

Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 với đường bờ biển dài 3.260 km. Dân số cả nước cuối năm 2016 ước tính trung bình 92,69 triệu người (GSO, 2017), tập trung đông đúc ở các đồng bằng và các khu vực ven biển. Hoạt động sản xuất chính của Việt Nam là nông nghiệp đồng thời nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng. Chính những đặc điểm trên, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2009), Việt Nam đƣợc dự đoán là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi BĐKH xảy ra (trích bởi Tran Duc Vien, 2011).

Theo Viện KT&QHTS (2015), năm 2011 toàn quốc có khoảng trên 1 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, tăng 43,97% so với năm 2001 và tăng 14,14% so với năm 2005. Bình quân giai đoạn 2001 - 2011 mỗi năm tăng khoảng 3,71%/năm. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 11,55%, vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 3,86%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 7,53%, vùng Tây Nguyên chiếm 1,34%, vùng Đông Nam Bộ chiếm 5,1%, và vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70,61% tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản toàn quốc. Phân theo loại hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thì nuôi nước mặn, lợ chiếm 69,2%, nuôi nước ngọt chiếm 30,8%. Cũng theo kết quả tính toán của Viện KT&QHTS cho thấy, xu hướng tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản qua các thời kỳ giảm xuống, nếu bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân

5,98%/năm, sang giai đoạn 2006 - 2011 chỉ còn khoảng 2,17%/năm, và chung cho cả thời kỳ 2001 - 2011 tăng khoảng 3,71%/năm.

Bảng 1.1. Dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương TT Vùng Mức độ tổn thương Diện tích đất

2012 - 2015 (ha)

Diện tích đất đến 2020 (ha)

1 Vùng Đông Bắc bộ

Rất dễ bị tổn thương 1.169 1.156 Dễ bị tổn thương 468.096 466.834 Tổn thương trung bình 17.325 16.750

2 Vùng Tây Bắc bộ

Rất dễ bị tổn thương 674.913 622.749

Dễ bị tổn thương 3.457 3.096

Tổn thương trung bình 1.522 1.542

3

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Rất dễ bị tổn thương 15.586 15.018 Dễ bị tổn thương 31.909 30.634 Tổn thương trung bình 23.641 23.104

Ít tổn thương 14.464 14.964

4 Vùng Bắc Trung bộ

Tổn thương trung bình 26.326 23.832 Dễ bị tổn thương 17.093 16.168 5 Vùng Nam

Trung bộ

Tổn thương trung bình 147.740 157.156 Dễ bị tổn thương 14.306 14.189 6 Vùng Tây

nguyên

Tổn thương trung bình 791.100 726.718

Dễ bị tổn thương 8.563 7.092

7 Vùng Đông Nam bộ

Tổn thương trung bình 6.858 7.211

Ít tổn thương 369.954 367.583

2

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Rất dễ bị tổn thương 104.930 96.621 Dễ bị tổn thương

437.830 416.296

(Nguồn: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2012)

Theo số liệu dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu (Bảng 1.1) trong nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho các vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu” (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2012) thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương rất lớn. Ƣớc tính giai đoạn 2012 - 2015, diện tích đất nuôi trồng thủy sản rất dễ bị tổn thương là 104.930 ha; cũng trong giai đoạn này diện tích đất nuôi trồng thủy sản dễ bị tổn thương là 437.830 ha. Đến năm 2020, diện tích đất nuôi trồng thủy sản rất dễ bị tổn thương là 96.621 ha; cũng trong giai đoạn này, diện tích đất nuôi trồng thủy sản dễ bị tổn thương là 416.296 ha.

ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mekong, với cao trình mặt đất tương đối thấp, vào khoảng 1 – 2 m so với mực nước biển trung bình và nhiều nơi cao trình chỉ khoảng 20 – 30 cm (Lê Anh Tuấn, 2009). ĐBSCL là một trong những vùng chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, đó là xâm nhập mặn, nắng nóng, thời tiết cực đoan. Nhiệt độ đã tăng khoảng 0,7oC trong vòng 50 năm qua, mùa mưa đến trễ hơn (Lê Sâm, 2010, Nguyễn Thanh Phương và CTV. 2012).

Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) với kịch bản phát thải trung bình (B2) đến cuối thế kỷ khuynh hướng giảm lượng mưa, nhiệt độ trung bình tăng 2-3oC, số ngày có nhiệt độ trên 35oC tăng thêm 10- 20 ngày, nước biển dâng cao nhất ở khu vực Cà Mau, Kiên Giang trong khoảng 62-82 cm. Hiện tƣợng xâm nhập mặn, nắng nóng kéo dài, mùa mƣa ngắn, lƣợng mƣa ít đang ngày càng thể hiện rõ ở các tỉnh vùng ĐBSCL. Các hiện tƣợng này đang và sẽ gây ra những tác động bất lợi rất lớn cho nuôi trồng thủy sản của vùng. Nếu không có các giải pháp thích ứng, lợi nhuận đối với loại hình nuôi tôm bán thâm canh/thâm canh sẽ giảm khoảng 130 triệu/ha vào năm 2020, và 950 triệu/ha vào năm 2050 (Ngân hàng Thế giới, 2010).

Hệ thống sản xuất tôm lúa tại ĐBSCL đƣợc đánh giá là mô hình nuôi trồng có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện môi trường các vùng ruộng lúa có ảnh hưởng mặn và thích hợp với khả năng đầu tư còn rất hạn chế của đa số nông hộ trong vùng, được các cấp chính quyền và người dân xem là mô hình thân thiện với môi trường, mong muốn duy trì và phát triển (Pham Anh Tuấn, 2015). Cũng theo đánh giá của các chuyên gia về nông nghiệp, mô hình sản xuất tôm – lúa là mô hình sản xuất thân thiện với môi trường trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng diễn biến phức tạp, cùng với tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt nhƣ: xâm nhập mặn, hạn hán, nước biển dâng, môi trường bị ô nhiễm. Từ mô hình này, người nông dân tạo đƣợc nguồn lợi kinh tế chủ lực là tôm và lúa trên cùng diện tích sản xuất với mức ổn định từ 60 đến 70 triệu đồng/ha/năm, giúp xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững.

Từ năm 2000, thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi một số diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả và các vùng sản xuất lúa, đầm lầy đang phát triển nuôi tôm, các tỉnh khu vực ĐBSCL đã chuyển hơn 310 nghìn ha diện tích thực hiện mô hình tôm - lúa; trung bình mỗi năm đạt sản lƣợng trên 150 nghìn tấn tôm nuôi, trong đó các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bến Tre có diện tích nuôi tôm lớn nhất trong khu vực.

Hình 1.2. Diện tích nuôi tôm-lúa tại ĐBSCL 2017

(Nguồn: tổng hợp từ các Sở NN&PTNT vùng ĐBSCL) Đối với mô hình nuôi tôm sú luân canh trồng lúa có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường sản xuất, trong 1 năm người nông dân sẽ trồng lúa 1 vụ và 1 vụ nuôi tôm. Mùa vụ nuôi tôm thường bắt đầu vào mùa khô khi có nước lợ, mặn (độ mặn>5‰), thời gian nuôi khoảng 4-5 tháng, sau đó rửa mặn khoảng 1-2 tháng rồi bắt đầu vụ trồng lúa. Trong vụ nuôi tôm có thể nuôi xen canh cua, cá nước mặn - lợ; trong vụ trồng lúa có thể thả xen canh tôm càng xanh, cá nước ngọt để tăng hiệu quả sử dụng đất.

Theo một nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, trong điều kiện biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL, mô hình sản xuất tôm-lúa cũng có những thuận lợi và khó khăn, nhƣ sau:

Thuận lợi:

- Vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên (nước, diện tích đất ruộng) rất thuận lợi để phát triển mô hình tôm-lúa;

- Mô hình luân canh tôm-lúa đƣợc cho là có tính bền vững cả về kinh tế-xã hội và môi trường, tạo thêm việc làm cho nông dân trong mùa nước mặn-lợ;

- Kinh nghiệm sản xuất luân canh tôm-lúa của người dân ngày được nâng cao;

- Mô hình tôm - lúa có tác động tốt đến môi trường sinh thái do có sự phân bố hài hòa giữa hệ động và thực vật, tài nguyên đất đƣợc sử dụng theo hướng bền vững, lâu dài, các đối tượng nuôi trồng có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau để phát triển;

- Trồng lúa trên đất nuôi tôm có chi phí thấp hơn so với vùng chuyên trồng lúa nên tăng hiệu quả kinh tế của trồng lúa so với phần diện tích cach tác độc canh lúa;

- Áp dụng hình thức sản xuất luân canh lúa - tôm sẽ góp phần cách ly, hạn chế sự lây lan mầm bệnh từ vụ nuôi tôm này sang vụ nuôi khác.

Khó khăn:

- Trình độ văn hóa của nông dân thấp, kiến thức về kỹ thuật và quản lý còn hạn chế, ý thức kém của một số người dân khi xả nước thải/sình bùn ra sông/rạch;

- Người dân còn thiếu vốn sản xuất để có thể cải thiện về công trình cũng nhƣ áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật;

- Tôm giống chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về số lƣợng, chất lƣợng và thời gian theo thời vụ đƣợc khuyến cáo. Trong khi công tác quản lý chất lượng giống cũng như sự quan tâm của người dân đến chất lượng tôm giống chƣa cao.

- Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôidiễn biến phức tạp với nhiều nguyên nhân (hệ thống thuỷ lợi chƣa đáp ứng nhu cầu, chất lƣợng con giống chưa cao, ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan...);

- Thiếu liên kết/hợp tác trong cộng đồng người dân ở từng khu vực và giữa các bên có liên quan để phát triển mô hình tôm-lúa;

- Thiếu quy hoạchchi tiết cho vùng tôm lúa nên các các cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Trong đó hệ thống thủy lợi

cho việc nuôi tôm chƣa thật sự hoàn chỉnh, phần lớn nông dân sử dụng hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc canh tác lúa trước đây hoặc tự đào đắp, xẻ kinh mương không theo quy trình thiết kế kỹ thuật, dự án quy hoạch chung dẫn đến không đảm bảo yêu cầu cấp - thoát nước khi nuôi tôm.

Ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ĐBSCL còn chịu sự ảnh hưởng của xây dựng các đập thủy điện trên thƣợng nguồn dẫn đến mức lũ trên các sông thấp, giảm diện tích lấy được nước ngọt mùa lũ để rửa mặn ruộng sau vụ nuôi tôm, không đảm bảo nước ngọt/độ mặn thấp phù hợp với cây lúa. Những biến đổi này cùng việc các giống lúa hiện có khả năng chịu mặn có giới hạn đang là thách thức với việc duy trì trồng lúa ở một số vùng tôm lúa. Các giống lúa hiện có chỉ có khả năng thích ứng tối đa với độ mặn <5%o, thậm chí khi lúa ở giai đoạn trổ bông, kết hạt độ mặn 2-3%o đã ảnh hưởng rất xấu đến năng suất lúa.

Các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu là các địa phương có các vùng tôm lúa chịu tác động của biến đổi này lớn hơn so với các tỉnh khác vùng ĐBSCL. Vì thế, một số vùng tôm lúa đã chuyển sang mô hình tôm-cỏ hoặc 2 vụ chuyên tôm. Các mô hình này là sự chuyển đổi thích ứng kịp thời, tuy nhiên để phát triển bền vững các mô hình đang đứng trước các thách thức về tính hiệu quả (mô hình tôm-cỏ) và tính bền vững (mô hình 2 vụ chuyên tôm).

Do điều kiện xâm mặn kéo dài, có nhiều vùng không thể sản xuất lúa, vì thế, trồng cỏ đƣợc thay thế lúa sau vụ nuôi tôm có tác động cải tạo, làm sạch môi trường ruộng lúa sau vụ nuôi tôm, bảo vệ môi trường góp phần hạn chế dịch bệnh, nuôi tôm có hiệu quả. Tuy nhiên trồng cỏ người dân có thu nhập rất ít hoặc không có thu thập do đó ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

Những tác động của biến đổi khí hậu rõ ràng đã, đang và sẽ ngày càng ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất ở vùng ĐBSCL. Thách thức này đòi hỏi sớm phải có các giải pháp về giống lúa, xây dựng các mô hình canh tác thích ứng, bền vững về môi trường, đảm bảo sinh kế cho người dân.

Trên cơ sở đó, có thể thấy, hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng, đe dọa đến các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo và quá trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ cũng nhƣ sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, các lĩnh vực dễ bị tổn thương và chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là tài nguyên nước, nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, nhà ở và cơ sở hạ tầng. BĐKH có tác động mạnh đến các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, đến an ninh lương thực, năng lƣợng, giáo dục và sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên tỉnh kiên giang (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)