D. Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ. Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên.
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu
I/ Tỡm hieồu chung : (SGK) 1. Tác giả
2. Tác phẩm.
II- Đọc - Hiểu :
đoạn trích.
Thao tác 1: Tìm hiểu cảnh sinh hoạt ở laàu xanh
- HS đọc lại 4 câu đầu.
- GV hỏi: Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh hiện lên qua lời kể- tả của tg như thế nào?
- HS trả lời, nêu nhận xét chung của mình.
- GV định hướng và nêu câu hỏi: Những hình ảnh Bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Tràng Khanh là biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng? Tác dụng của nó? Phân tích sáng tạo của ND trong cụm từ Bướm lả ong lơi và lối đối xứng trong từng câu thơ?
- HS lần lượt trả lời.
-GV định hướng
Thao tác 2: Nỗi lòng của Kiều - HS đọc 8 câu tiếp.
- GV nêu câu hỏi:
+Nhận xét giọng điệu lời kể, ngôi kể?
+ Nhận xét về sự biến đổi nhịp thơ và tác dụng nghệ thuật của nó.
+Nhận xét về hiệu quả của các điệp từ, các câu hỏi và câu cảm.
+ Từ Xuân trong đoạn có ý nghĩa gì?
+ Tóm lại tâm trạng Kiều như thế nào?
- HS thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV định hướng.
1. Cảnh lầu xanh.
- Bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt ủeõm,
- Tống Ngọc, Tràng Khanh
Nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong thơ văn trung đại. Dùng những hình ảnh ẩn dụ- tượng trương đẹp và cổ đã sáo mòn để thi vị hoá hiện thực. Nhờ thế, vẫn có thể vừa tả cảnh sống thực của Kiều- làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của Kiều.
Ở đoạn này chủ yếu là lời kể- tả tương đối khách quan của tác giả. Đó là hoàn cảnh sống của kiều.
2. Nỗi lòng của kiều
- Lời kể, ngôi kể có sự chuyển đổi tự nhiên từ khách quan sang chủ quan- như là chính Kiều đang bày tỏ nỗi lòng mình.
Cách kể gây ấn tượng mạnh hơn.
- Nhịp thơ biến đổi, đang từ 2/2/2 hoặc 4/4 (nhịp chẵn, đều đặn chuyển sang 3/3- nhịp lẻ): Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; hoặc 2/4/2 (chẵn không đều): Giật mình, mình lại thương mình/ xót xa.
- Các điệp từ: mình ( 3 lần), sao (4 lần), khi…
- Câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm.
- Cụm từ Bướm chán ong chường ( sáng tạo)
- các đối xứng trong từng cụm từ, trong từng câu là phép đối trong các câu thơ nối tiếp nhau: khi sao…giờ sao…
Lời thơ như lời độc thoại nội tâm của nhân vật, trực tiếp phơi mở tâm trạng của nàng Kiều một cách cụ thể và chân thực.
Đó là tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận mình. Càng nghĩ đến quá khứ gần, đến cuộc sống êm đềm, phong lưu, nề nếp trước đây, càng ngơ ngác, đau xót, không hiểu vì sao có thể thay đổi thân phận nhanh như vậy. Đau xót, thương thân và bất lực. Nhịp thơ nhanh hơn, gấp gáp,
- GV hỏi: Hai câu “Đòi phen…trăng thâu”
có phải đơ thuần là tả cảnh không? Vì sao? Hai câu cuối đã khái quát chân lí gì?
Tâm trạng Kiều kết đọng lại là tâm trạng gì?
- HS trả lời.
- GV định hướng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
Thao tác 1: GV đưa ra những câu hỏi khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
Câu 1:Ý thức cao về thân phận chứng tỏ phẩm chất gì ở nhân vật Thuý Kiều?
Câu 2: Để tả tâm trang nhân vật, ND đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật gì?
Thao tác 2: Cho HS đọc phần Ghi nhớ SGK
dồn dập hơn thể hiện tâm trạng sóng cồn liên miên không dứt, nhức nhối trong trái tim người thiếu nữ bất hạnh.
Nếu Bướm lả ong lơi ở trên mới chỉ là cái khách quan bên ngoài- chỉ là tâm trạng chán chường, mệt mỏi, ghê sợ chính bản thân mình của nhân vật khi bị đẩy vào cuộc sống nhơ nhớp. Từ Xuân trong câu thụ khoõng chổ muứa xuaõn, khoõng chổ tuoồi trẻ, không chỉ vẻ đẹp, không chỉ sức trẻ…
mà chỉ hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi. Trong cuộc sống làm vợ khắp người ta, Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lì và vô cảm.
III- TOÅNG KEÁT
1.Nội dung: đoạn trích thể hiện được nét đẹp trong phẩm chất của nàng Kiều- giàu lòng tự trọng.
2. Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy.
4. Củng cố : Tâm trạng Kiều.
5. Dặn dò : Soạn Lập luận trong văn nghị luận
Ngày soạn:
Tiết 87 : Làm văn
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu bài học
Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS như: khái niệm về lập luận; cách xác định luận điểm; tìm luận cứ và sử dụng phương pháp lập luận.
B. Phương tiện thực hiện - S GK, SGV
- Thiết kế bài học .
C. Phương pháp : Diễn giảng, thảo luận D. Tiến trình dạy học
1. Oồn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ : Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu xanh qua đoạn trích
“Noói thửụng mỡnh”
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tỡm hieồu phaàn I.
GV: Gọi H/S đọc phần I SGK Tr 109.
GVH: Phần I trình bày nội dung gì Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi ở mục a,b,c ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tỡm hieồu phaàn II.
? Anh (chị) hãy cho biết luận điểm là gì ? làm thế nào để xác định luận điểm ?
? Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi a,b trong SGK Tr 110 ?
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận HSẹ&TL:
Câu a: Đích của lập luận là thuyết phục đối phương từ bỏ ý định xâm lược, hiểu tình hình mà có sự lựa chọn đúng đắn.
Câu b: Để đạt được mục đích tác giả đã sử dụng:
+ lí lẽ 1: Người dùng binh…..
+ lí lẽ 2: Được thời có thế…..
+ lí lẽ 3: Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu…
Cuối cùng là kết luận: “ Nay các ông…”
Câu c: Lập luận là dựa vào sự thật đáng tin cậy, vào lí lẽ xác đáng để nêu lên ý kiến của mình về một vấn đề nhaỏt ủũnh.
II. Cách xây dựng lập luận.
1. Xác định luận điểm
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết xác định vấn đề (luận đề) được đặt ra.
=> Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn hoặc nhỏ. Các luận điểm nhỏ liên kết với nhau, soi sáng cho nhau để thuyết minh cho luận điểm lớn trong bài.
HSTL&PB
+ Câu a: Văn bản bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta). Theo tác giả thì chỉ khi nào thực cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài. Việc đó sẽ đảm bảo quyền lợi được thông tin của người đọc.
+ Câu b: Văn bản có hai luận điểm là:
* Tiếng nước ngoài (tiếng anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu quảng cáo ở nước ta.
? Thế nào là luận cứ ? mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ như thế nào ?
? Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi a, b trong muùc 2 SGK Tr 110 ? Tập trung vào ví dụ ở mục 2 phaàn II ?
? Anh (chị) hiểu như thế nào là luận chứng ?
GVH: Anh (chò) cho bieát theá nào là phương pháp lập luận ? trả lời hai câu hỏi a, b trong SGK Tr 111 ?
? Anh (chị) cho biết còn những phương pháp lập luận nào ? Hs trao đổi thảo luận.
Gv nhận xét, chốt ý.
* Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ.
HSTL&PB
* Luận cứ: là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm. Nó bao gồm các lí lẽ ( các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và dẫn chứng thực tế (của đời sống và văn học).
* Câu a: Ví dụ “Chữ ta” có 02 luận điểm, 06 luận cứ.
+ Luận điểm 1: “Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng…
danh lam thắng cảnh”
Các luận cứ: + “Chữ nước ngoài…ở phía trên”
+ “ Đi đâu, nhìn đâu…chữ Triều Tiên”
+ “ Trong khi đó …lạc sang một nước khác.”
+ Luận điểm 2: “ Phải chăng…mà ta nên suy ngẫm”
Các luận cứ: + “Tôi không biết chữ…in rất đẹp”
+ “ Nhưng các tờ báo…bài cần đọc”
+ “ Trong khi đó…trang thông tin”
* Luận chứng.
=> Luận chứng là sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận.
* Phương pháp lập luận: là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận được thuyết phục.
Câu a: + lập luận ở văn bản mẫu (mục I) là lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả. Bắt đầu bằng câu mang ý nghĩa khái quát: “Người dùng binh giỏi…” để đi đến kết luận: “Nay các ông không rõ..”.
+ Lập luận ở văn bản mẫu ở mục II là lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.
Câu b: Có thể kể ra ba phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận.
+ Phép loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, chúng ta có thể tìm ra những thuộc tính giống nhau nào đó, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.
VD: + Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng…
+ Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có thể bay ngắn trên mặt đất…
=> Gà cũng có thể bay ngăn trên mặt đất.
+ Phép phản đề: Là phương pháp xuất phát từ
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập.
GV: Hướng dẫn HS thực hành làm bài tập trong SGK Tr 111.
một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.
VD: Tiền đề 1: Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: kể cả hoa đào trong ngày tết (sai).
Tiền đề 2: Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái.
Kết luận: Tất cả các cây đào đều như vậy (sai).
+ Nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.
VD 1: Tiền đề: Một hạt cát chưa phải là sa mạc, nhiều hạt cát chưa phải là sa mạc, vô cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc. Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa mạc.
III. Luyện tập
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK Tr 111 HSẹB&LBT:
Ngày soạn: