Tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN BÀN THẠCH, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 39)

1.2. Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn

1.2.5. Nội dung công tác quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn[6]

1.2.5.6. Tạo động lực cho người lao động

Động lực động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động nhằm tăng cường năng lực hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Đã có nhiều học thuyết về động lực trong lao động cho thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tạo động lực như lý thuyết nhu cầu của Maslow, học thuyết mong đợi của Victor Vroom..

Hệ thống tạo động lực trong doanh nghiệp nói chung và khách sạn nói riêng gồm: khuyến khích vật chất và phi vật chất.

* Khuyến khích vật chất - Tiền lương

Tiền lương do hai bên thỏa thuận và được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động tương ứng với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc mà người lao động đã bỏ ra. Giá cả của sức lao động được quyết định bởi giá trị của sức lao động (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thâm niên nghề nghiệp) và quan hệ cung cầu về sức lao động

+ Chức năng

Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động.

Tiền lương giúp cho việc tái sản xuất sức lao động.

Tiền lương là động lực kích thích người lao động làm việc hăng say đúng với nguyên tắc làm việc hiệu quả cao thì sẽ hưởng lương cao.

Tiền lương có chức năng tích lũy để bảo đảm cuộc sống cho người lao động.

+ Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức tiền lương

Tiền lương phải trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được ghi trong hợp đồng lao động.

Tổ chức tiền lương phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.

Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Tạo sự hợp lý giữa các bộ phận, các thành viên trong một tập thể lao động.

Đảm bảo tính đơn giản, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.

+ Mục tiêu

Thu hút nhân viên Duy trì nhân viên giỏi

Kích thích, động viên nhân viên.

Đáp ứng yêu cầu của pháp luật.

+ Hình thức tiền lương

Hình thức trả lương theo thời gian: Thường được dùng để trả cho những công việc quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ khó tiến hành định mức chính xác hoặc theo tính chất công việc. Trong khách sạn, hình thức này rất phổ biến đối với các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ.

Hình thức trả lương theo trình độ, năng lực nhân viên: Thường được dùng trong trường hợp doanh nghiệp muốn kích thích nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn.

Trong khách sạn, trường hợp này thường được dùng đối với một số vị trí quan trọng như lãnh đạo các bộ phận có chuyên môn cao, nhân viên “sell”

giỏi…

Hình thức trả lương theo kết quả thực hiện công việc: Đây là hình thức trả lương có tác dụng kích thích, động viên nhân viên rất tốt. Đối với một số khách sạn, người ta cũng áp dụng hình thức này tại một số dịch vụ thông qua hình thức khoản doanh thu và lợi nhuận như dịch vụ “souvenir shop”, massage, bưu phẩm…

- Tiền thưởng

Tiền thưởng là một khoảng thu nhập không thường xuyên mang tính chất bổ sung thêm vào tiền lương của người lao động khi họ đạt được hiệu quả lao động cao trong sản xuất hay trong công tác. Tiền thưởng là biện pháp cơ bản để khai thác tiềm năng lao động, kích thích sự sáng tạo, thi đua học hỏi và nâng cao trình độ của người lao động. Tiền thưởng góp phần thực hiện tốt hơn nguyên tắc

phân phối theo lao động và tính công bằng trong việc phân phối thu nhập cho người lao động, là một biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nói chung và các khách sạn nói riêng.

+ Nguyên tắc tổ chức tiền thưởng

Tiền thưởng phải coi trọng cả chỉ tiêu số lượng, chất lượng và chi tiêu an toàn tiết kiệm.

Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về mức thưởng trong cùng đơn vị. Mức thưởng

phải xứng đáng với mức độ thành tích, phải gây đủ kích thích hấp dẫn người lao động, cần có sự phân biệt về mức thưởng, tránh thưởng bình quân làm mất tác dụng của tiền thưởng.

Kết hợp tối đa các dạng lợi ích. Thành tích của tập thể đơn vị có sự đóng góp của cá nhân, vì vậy nên có sự hài hòa giữa thưởng cá nhân và thưởng tập thể.

Tổng số tiền thưởng phải nhỏ hơn giá trị làm lợi cho đơn vị.

+ Phân loại tiền thưởng

Tiền thưởng thường xuyên: Bao gồm tiền thưởng hàng năm và tiền thưởng vào các dịp lễ tết. Người lao động được hưởng căn cứ vào kết quả kinh doanh chung trong năm của toàn khách sạn và đóng góp của từng cá nhân người lao động đối với khách sạn trong năm đó, thể hiện qua năng suất lao động, chất lượng công việc, thái độ lao động và ngày công làm việc.

Tiền thưởng đột xuất: Áp dụng để khen thưởng cá nhân hay tập thể người lao động trong khách sạn có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng các kỹ thuật mới, sáng kiến cải tiến trong phục vụ, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy, tiết kiệm vật tư.

+ Nội dung của tiền thưởng

Xác định nguồn tiền thưởng: Nguồn tiền thưởng được lấy từ lợi nhuận cuối năm của khách sạn.

Xác định tiêu chuẩn thưởng: Tiêu chuẩn thưởng thường bao gồm chỉ tiêu thưởng và điều kiện thưởng. Khi thưởng phải quy định rõ chỉ tiêu thưởng và điều kiện thưởng.

Quy định mức thưởng: Mức thưởng phụ thuộc vào mức độ thành tích và hiệu quả kinh tế, phù hợp với khả năng tài chính đồng thời phải tạo được động lực khuyến khích.

- Các khoản phụ cấp, phúc lợi

Các khoản phụ cấp và phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy định của chính phủ, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính và các yếu tố hoàn cảnh cụ thể của khách sạn.

Người lao động được hưởng các khoản phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm, khu vực, lưu động, độc hại… Tại Việt Nam, tất cả mọi người lao động trong doanh nghiệp nói chung và khách sạn đều được hưởng các khoản phúc lợi như: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, hưu trí, ốm đau, thai sản, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ phép, nghỉ lễ, quà tặng các dịp cưới hỏi, lễ tết…

* Khuyến khích phi vật chất

Các biện pháp khuyến khích phi vật chất nhằm tạo sự hăng say làm việc, tạo động lực từ bên trong giúp nhân viên gắn bó hơn với khách sạn.

- Các biện pháp khuyến khích vật chất Phân công công việc hợp lý, công bằng.

Đánh giá đúng mức độ đóng góp, hiệu quả làm việc của nhân viên.

Cải thiện điều kiện làm việc Cơ hội thăng tiến

Các chương trình hành động: Tổ chức và đẩy mạnh các phong trào thi đua, phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Hiện nay, ngoài các yếu tố tiền lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi, người lao động; các khách sạn còn đặc biệt quan tâm đến các yếu tố phi vật chất như sự thăng tiến, điều kiện làm việc, tính chất thú vị của công việc.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN BÀN THẠCH, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)