Tình hình lao động của khách sạn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN BÀN THẠCH, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 58 - 62)

2.2. Nguồn nhân lực của khách sạn Bàn Thạch

2.2.3. Tình hình lao động của khách sạn

Hiện nay tổng số lao động của khách sạn là 57 người với độ tuổi, giới tính và học vấn như sau:

- Cơ cấu theo độ tuổi:

Bảng 2.4: Số lượng lao động theo độ tuổi

Các bộ phận Số lượng (người) Độ tuổi trung bình

Giám đốc 1 30

Phó giám đốc - nhân sự 1 24

Lễ tân 4 27

Sale 2 27

Nhà hàng 10 28

Bếp 5 30

Bảo vệ 5 35

Buồng phòng 10 32

Bảo trì 4 30

Kế toán 4 30

Spa 10 25

IT 1 30

Tổng 57 29

Nguồn: Bộ phận nhân sự Qua bảng trên ta thấy: độ tuổi bình quân của nhân viên tại khách sạn là 29 tuổi. Với độ tuổi này thì khách sạn đang có ưu thế về đội ngũ nhân lực trẻ, năng động. Bên cạnh đó đa số nhân viên các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách như lễ tân, nhà hàng, spa,...tuổi còn rất trẻ, có ngoại hình và khả năng giao tiếp khá tốt.

- Cơ cấu theo giới tính:

Bảng 2.5: Số lượng lao động theo giới tính

Các bộ phận

Nam Nữ

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Ban lãnh đạo 1 1,75 0 0

Nhân sự 1 1,75 0 0

Lễ tân 1 1,75 3 5,3

Sale 0 0 2 3,51

Nhà hàng 0 0 10 17,5

Bếp 2 3,51 3 5,3

Bảo vệ 5 8,8 0 0

Buồng phòng 1 1,75 9 15,78

Bảo trì 4 7,0 0 0

Kế toán 1 1,75 3 5,3

Spa 0 0 10 17,5

IT 1 1,75 0 0

Tổng 17 29,81 40 70,19

Nguồn: Bộ phận nhân sự Theo cơ cấu này thì số lượng nam là 17 người chiếm 29,81%, số lượng nữ là 40 người chiếm 70,19% trên tổng số nhân viên khách sạn. Lao động nam tập trung chủ yếu ở các bộ phận như bảo vệ, bảo trì, IT. Lao động nữ tập trung ở các bộ phận như lễ tân, nhà hàng, buồng phòng, spa,… Với tỉ lệ này thì số lượng nhân viên nam nữ trong khách sạn có sự chênh lệch khá lớn, do tính chất công việc là ngành dịch vụ nên các công việc như spa, lễ tân sẽ phù hợp với nữ hơn.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì nữ nhiều sẽ có một số khó khăn như: các chế độ về ngày nghỉ và lương đối với phụ nữ mang thai, sinh sản, xu hướng nghỉ việc và chuyển ngành nghề đối với phụ nữ lập gia đình hoặc sinh con nhiều hơn nam giới; một số bộ phận cần phải có sức khỏe mà lượng nhân viên nam lại

không có hoặc quá ít như bộ phận buồng, bộ phận nhà hàng cũng ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc.

- Theo trình độ học vấn:

Bảng 2.6: Số lượng lao động theo trình độ học vấn

Các bộ phận Đại học Cao đẳng và chứng chỉ nghề

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Ban lãnh đạo 1 1.75 0 0

Nhân sự 1 1,75 0 0

Lễ tân 3 5,3 1 1,75

Sale 2 3,51 0 0

Nhà hàng 4 7,0 6 10,5

Bếp 0 0 5 8,8

Bảo vệ 0 0 5 8,8

Buồng phòng 4 7,0 6 10,5

Bảo trì 1 1.75 3 5,3

Kế toán 4 7,0 0 0

Spa 2 3,51 8 14,03

IT 1 1,75 0 0

Tổng 25 40,36 32 59,64

Nguồn: Bộ phận nhân sự Dựa vào bảng trên ta thấy đội ngũ nhân viên trong khách sạn có trình độ học vấn như sau:

Có 25/57 nhân viên có trình độ đại học còn lại 32 nhân viên có trình độ cao đẳng và chứng chỉ nghề. Các bộ phận bếp, buồng, bảo trì, spa,… không đòi hỏi trình độ cao nên nhân viên chủ yếu là cao đẳng, trung cấp hoặc các chứng chỉ nghề. Các bộ phận tiếp xúc nhiều với khách như lễ tân, nhà hàng và các ban quản lý yêu cầu về trình độ cao nên đa số các bộ phận này có trình độ học vấn cao đẳng đến đại học. Tuy nhiên, đa số nhân viên tại khách sạn có trình độ đại học nhưng lại không có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc vì họ

học trái ngành, nếu học đúng chuyên ngành thì chỉ một số ít nhân viên và chỉ ở bậc cao đẳng. Với trình độ học vấn như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lao động của khách sạn bởi nhân viên học không đúng chuyên ngành nên sẽ không có các kiến thức và nghiệp vụ về khách sạn, đòi hỏi khách sạn phải tiến hành đào tạo mới. Bên cạnh nghiệp vụ họ còn không có kiến thức về tâm lý khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách sạn.

- Theo trình độ ngoại ngữ:

Bảng 2.7: Số lượng lao động theo trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)

Các bộ phận Bằng A Bằng B Bằng C Không có

chứng chỉ ngoại ngữ Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Ban lãnh đạo 0 0 0 0 1 1,75 0 0

Nhân sự 0 0 1 1,75 0 0 0 0

Lễ tân 0 0 3 5,3 1 0 0 0

Sale 0 0 2 3,51 0 0 0 0

Nhà hàng 6 10,5 4 7,0 0 0 0 0

Bếp 1 1,75 0 0 0 0 4 7,0

Bảo vệ 0 0 0 0 0 0 5 8,8

Buồng phòng 3 5,3 5 8,8 0 0 2 3,51

Bảo trì 2 3,51 0 0 0 0 2 3,51

Kế toán 0 0 4 7,0 0 0 0 0

Spa 3 5,3 2 3,51 0 0 5 8,8

IT 0 0 1 1,75 0 0 0 0

Tổng 15 26,25 22 38,5 2 3,51 18 31,5

Nguồn: Bộ phận nhân sự Dựa vào bảng trên ta thấy, nhân viên có trình độ ngoại ngữ bằng C chỉ 2 người chiếm 1,75%, bằng B có 22 thành viên chiếm 38,5%, bằng A 15 người chiếm 26,25% còn lại là không có bằng chiếm 31,5%. Tỉ lệ trên cho thấy, trình độ ngoại ngữ B, C còn rất thấp, đa số các nhân viên có ngoại ngữ được xếp ở các

vị trí quan trọng như lễ tân, sale. Còn lại tỉ lệ nhân viên không có ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ thấp (bằng A) khá nhiều. Các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách như lễ tân, nhà hàng, sale trình độ ngoại ngữ dựa vào bằng cấp khá ổn nhưng thực tế chỉ có bộ phận lễ tân giao tiếp được với khách, còn các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách còn lại đa số không giao tiếp tiếng anh được hoặc giao tiếp được nhưng rất kém. Trình độ ngoại ngữ của khách sạn Bàn Thạch còn thấp nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách sạn. Bởi sản phẩm của khách sạn chủ yếu là dịch vụ, chất lượng dịch vụ được tạo ra bởi con người thông qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống, vì vậy nếu trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên không tốt sẽ không hiểu được khách cần gì, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách sạn. Ngoài ra khách sạn có khách đến từ các nước khác như Hàn, Trung, Scotland, Ấn Độ,…trong đó khách Hàn cũng khá nhiều nhưng khách sạn lại không có người giao tiếp được tiếng Hàn, điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN BÀN THẠCH, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)