2. 1.4.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất
2.4.3.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá
Khối lượng xuất khẩu:
Bảng 2.20: Khối lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty giai đoạn 2009-2011 <ĐVT: Tấn> 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 +/- % +/- % Khối lượng XK 396,27 373,47 357,50 - 22,8 - 5,75 - 15,97 - 4,28
<Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng năm>
Qua bảng trên ta thấy, khối lượng thủy sản xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản có sự sụt giảm nhẹ một cách liên tục. Năm 2010, khối lượng xuất khẩu giảm 22,8 tấn, tương đương 5,75%. Năm 2011, con số này tiếp tục giảm thêm 4,25%, chỉ còn 357,5 tấn. Tuy khối lượng chỉ giảm nhẹ, nhưng kéo dài trong vòng 3 năm liên tiếp cho thấy công ty đã
không hiệu quả trong việc duy trì thị trường hiện tại cũng như trong hoạt động khai thác khách hàng mới. Nếu sự sụt giảm này tiếp tục kéo dài, công ty sẽ rất nhanh tự đánh mất thị phần hiện có và càng khó hơn trong việc giữ lại thị trường giàu tiềm năng này.
Doanh thu xuất khẩu:
Bảng 2.21 : Doanh thu xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty từ 2009-2011 <ĐVT: Nghìn USD> 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 +/- % +/- % Doanh thu XK 2.800,23 2.516,64 2.362,44 - 283,59 - 10,13 - 152,4 - 6,12
<Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu các năm>
Tương tự như với khối lượng thủy hải sản xuất khẩu, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty cũng giảm liên tục trong 3 năm. Năm 2010, doanh thu từ xuất khẩu thủy sản giảm 283,59 nghìn USD, chỉ bằng 89,87% doanh thu năm 2008. Năm 2011 cũng có mức giảm nhẹ 6,12% về doanh thu so với năm 2010. Tổng cộng qua 3 năm, doanh thu từ thị trường Nhật Bản của công ty đã giảm 435,99 nghìn USD, tương đương với 18,46% doanh thu năm 2011. Theo tốc độ này, trong vòng 3 đến 5 năm nữa, rất có thể vị trí thứ hai trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty sẽ không còn là Nhật Bản mà sẽ thuộc về Đức, bởi trong năm 2011, doanh thu từ thị trường này đã là xấp xỉ 1.500 nghìn USD và có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Như vậy, có khả năng dần dần công ty sẽ không thể bắt kịp sự thay đổi của thị trường Nhật và mất đi vị trí trong thị trường truyền thống quan trọng này.
Tỷ suất giữa doanh thu xuất khẩu trên thị trường Nhật với tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty.
Theo bảng 2.22, ta thấy, tỷ trọng của doanh thu từ thị trường Nhật Bản của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2009, tỷ suất giữa doanh thu xuất khẩu sang thị trường Nhật với tổng doanh thu xuất khẩu của công ty là 24,69%, đứng vững ở vị trí thứ hai trong số các thị trường xuất khẩu của công ty. Sang năm 2010, tỷ suất này giảm 5,87%, một mức giảm khá đáng kể, chỉ
còn 18,81%. Năm 2011, tỷ suất tiếp tục giảm 4,51%, khiến tỷ suất giữa doanh thu xuất khẩu sang Nhật trên tổng doanh thu chỉ còn chưa đến 15%.
Bảng 2.22 : Tỷ suất giữa doanh thu XK sang thị trường Nhật Bản và Tổng doanh thu từ hoạt động XK của công ty giai đoạn 2009-2011.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Doanh thu XK sang
Nhật (nghìn USD) 2.800,23 2.516,64 2.362,44 - 283,59 - 152,4
Tổng doanh thu từ
XK (nghìn USD) 11.343,51 13.377,55 16.515,33 2.034,04 3.137,78
Tỷ suất Doanh thu
tại Nhật/Tổng doanh
thu (%)
24,69 18,81 14,30 - 5,87 - 4,51
<Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng năm của công ty F115>
Doanh thu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty giảm dần, chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty, trong khi thị trường xuất khẩu ngày càng tăng lên. Điều này cho thấy công ty chưa có các phương án thích hợp để phát triển thị trường này, không những thế mà còn đang dần đánh mất các lợi thế vốn có. Tỷ trọng thị trường Nhật Bản ngày càng giảm sẽ khiến công ty đánh mất các cơ hội ở thị trường này, có khả năng dẫn đến tình trạng thua lỗ tại thị trường Nhật và có thể phải từ bỏ thị trường truyền thống và có mức cầu thủy hải sản cao nhất thế giới này. Bởi vậy công ty cần có các biện pháp để duy trì thị trường Nhật Bản, giữ cho doanh thu không giảm xuống thêm nữa.
Thị phần của công ty trên thị trường Nhật Bản:
Thị phần về mặt tổng giá trị:
Giá trị xuất khẩu của công ty tại thị trường
Giá trị nhập khẩu thủy sản của Nhật Thị phần về mặt giá
Bảng 2.23 : Thị phần xuất khẩu về mặt giá trị của công ty tại thị trường Nhật Bản từ năm 2009 đến 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 (%) 2011/2010 (%) Giá trị XK của công ty sang Nhật (nghìn USD) 2.800,23 2.516,64 2.362,44 - 10,13 - 6,12 Giá trị NK thủy sản của Nhật (nghìn USD) 13.977.920 12.922.609 14.369.901 - 7,55 11,2 Thị phần về giá trị (%) 0,02 0,0195 0,0164 - 0,0006 - 0,003
<Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng năm của công ty F115 và Cục xúc tiến thương mại Nhật Bản>
Thị phần xuất khẩu thủy sản của công ty tại thị trường Nhật Bản có sự giảm sút trong cả 3 năm vừa qua. Năm 2009, thị phần của công ty đạt mức cao nhất với 0,02%. Năm 2010, thị phần giảm xuống còn 0,0195%. Trong năm 2010, ta có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu của Nhật giảm 7,55%, trong khi kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm đến 10,13%.
Năm 2011, thị phần của công ty tiếp tục giảm mạnh 0,003%, trong khi kim ngạch nhập khẩu cùng năm của Nhật Bản tăng 11,2%. Điều này là do kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này tiếp tục tụt dốc thêm 6,12% nữa, chỉ còn ở mức hơn 2,3 triệu USD.
Tất cả những số liệu trên tiếp tục chứng minh rằng công ty CP thủy sản Nha Trang đang dần đánh mất thị phần hiện có của mình tại Nhật Bản khi không thể gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này trong những năm vừa qua. Thị phần giảm sút sẽ trở thành nguy cơ trong tương lai gần cho công ty khi mà nhu cầu thủy hải sản từ thị trường Nhật được dự báo là sẽ giảm trong thời gian tới.
Thị phần về mặt giá trị của mặt hàng Tôm:
Bảng 2.24 : Thị phần xuất khẩu về mặt giá trị của mặt hàng Tôm tại thị trường Nhật Bản từ năm 2009 đến 2011
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009
(%) 2011/2010 (%)
Giá trị XK Tôm của
công ty sang Nhật
(nghìn USD)
1.350,18 1.349,40 2.221,57 - 0,06 64,63 Giá trị NK Tôm của
Nhật (nghìn USD) 1.898.314 1.843.608 2.074.956 - 2,88 12,55
Thị phần về giá trị
(%) 0,071 0,073 0,107 2,91 46,28
<Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng năm của công ty F115 và Cục xúc tiến thương mại Nhật Bản>
Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản với 21% thị phần trong năm 2011. Tôm cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty trong nhiều năm nay. Năm 2009, thị phần tôm của công ty tại thị trường Nhật là 0,071%. Năm 2010, thị phần này tiếp tục tăng thêm 2,91%, đạt 0,073% với mức tăng tuyệt đối là 0,002%. Tuy cả kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty và giá trị nhập khẩu tôm của Nhật đều giảm nhẹ, nhưng thị phần của công ty vẫn có sự tăng trưởng là do mức giảm của công ty thấp hơn khá nhiều so với sự tăng trưởng âm của giá trị nhập khẩu tôm của Nhật (0,06% so với 2,88%).
Năm 2011, thị phần tôm của công ty trên thị trường Nhật Bản có sự đột phá khi đạt mức tăng trưởng 63,64% về kim ngạch xuất khẩu và 45,28% về thị phần. Thị phần xuất khẩu tôm của công ty năm 2011 đạt mức 0,107%, cho thấy sản phẩm tôm của công ty đã được thị trường Nhật đánh giá cao trong số hơn 200 công ty Việt Nam tham gia xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
Nhìn chung, qua 3 năm, thị phần của riêng mặt hàng Tôm tại Nhật Bản đã có bước tăng trưởng vượt bậc. So sánh với sự suy giảm thị phần về giá trị xuất khẩu thủy hải
sản nói chung của công ty trong cùng thời gian đó, ta thấy Tôm chính là mặt hàng chủ lực góp phần cứu cho thị phần công ty không bị giảm quá sâu. Hay nói cách khác, mặt hàng Tôm của công ty đã đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người Nhật và có nhiều cơ hội mở rộng thị trường.
2.4.4. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty
2.4.4.1. Điểm mạnh:
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Với cơ cấu lấy tôm là sản phẩm chủ lực trong thời gian qua đã cho thấy đây là chọn lựa hợp lý của công ty đối với thị trường Nhật Bản. Tỷ trọng của mặt hàng tôm ngày càng cao trong cơ cấu xuất khẩu của công ty, kết hợp với việc thị phần sản phẩm này trên thị trường Nhật Bản ngày càng mở rộng trong khi thị phần kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này nói chung lại có xu hướng giảm cho thấy tôm sẽ là mặt hàng chủ lực để công ty có thể trụ lại thị trường Nhật Bản trong hiện tại và cả tương lai. Thêm vào đó, Nhật Bản luôn là một trong những Quốc gia đứng đầu trong danh sách các nước nhập khẩu tôm của Việt Nam, chứng tỏ triển vọng phát triển cho mặt hàng này tại đây là vô cùng lớn. Trong điều kiện cầu của thị trường Nhật Bản đang giảm, khiến cho hoạt động xuất khẩu của công ty cũng đang gặp khó khăn, giảm cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu thì việc đầu tư tập trung cho sản phẩm Tôm – thế mạnh hiện tại của công ty sẽ đảm bảo nguồn thu từ thị trường Nhật. Với tỷ trọng hiện nay của mặt hàng Tôm trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty (94,04%), sẽ là không quá nếu nói tôm đã “gánh” toàn bộ thị trường Nhật cho công ty.
Về phương thức xuất khẩu
Công ty có hai hình thức xuất khẩu sang thị trường Nhật là xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu. Tuy vậy, tỷ trọng của hoạt động ủy thác xuất khẩu là hầu như không đáng kể và không phải luôn được Công ty sử dụng. Rõ ràng, xuất khẩu trực tiếp là phương án an toàn và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với ủy thác xuất khẩu, nhất là với một Công ty có truyền thống quan hệ với thị trường Nhật như công ty CP thủy sản Nha
Trang. Hơn nữa, hiện nay, hầu hết các hợp đồng xuất khẩu sang Nhật của công ty được thanh toán bằng phương pháp T/T, sẽ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho việc quay vòng sản xuất tốt hơn khi việc thanh toán được giải quyết nhanh chóng và an toàn hơn.
Về mối quan hệ hợp tác
Với đặc trưng là một công ty có truyền thống xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật (minh chứng bằng việc thị phần tại thị trường Nhật của công ty so với các Doanh nghiệp xuất khẩu lớn khác trong tỉnh luôn ở vào thế dẫn đầu), việc xây dựng được mối quan hệ hợp tác bền chặt và uy tín là lợi thế to lớn giúp công ty đứng vững trước sự tấn công của các Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn khác. Do đặc điểm về kênh phân phối kín và bài ngoại sâu sắc, các công ty xuất khẩu nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản sẽ phải chú trọng tới vấn đề xây dựng mối quan hệ với các công ty thương mại của Nhật để có thể đưa hàng hóa của mình vào kênh phân phối của họ. Đây là rào cản mà Doanh nghiệp không thể vượt qua trong thời gian ngắn. Bởi vậy, có thể nói, với truyền thống hợp tác lâu dài, Công ty CP thủy sản Nha Trang đã đi trước các Doanh nghiệp khác một bước dài trên con đường chinh phục Nhật Bản, đặc biệt là các Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn non trẻ hay chưa có nhiều khách hàng quen thuộc tại thị trường này.
2.4.4.2. Hạn chế
Ngoài những lợi thế có được đã kể trên, muốn có thể đứng vững trên thị trường Nhật Bản, công ty còn cần khắc phục những hạn chế về những mặt sau đây:
Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật đã sụt giảm trong 3 năm liên tiếp. Tỷ trọng của thị trường Nhật trong cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của công ty cũng vì vậy mà suy giảm theo. Tuy Nhật vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của công ty, nhưng sự chững lại của thị trường này cho thấy nguy cơ về việc sản phẩm của công ty có thể bị đào thải khỏi thị trường.
Thêm vào đó là sự trỗi dậy của các thị trường mới ở châu Âu và sự tăng trưởng nhanh chóng của các thị trường quen thuộc như Đức, Ý… có thể khiến sức tập trung
cho thị trường Nhật giảm đi. Điều này càng dễ khiến công ty không thể có đủ nguồn lực nhằm phát triển lại thị trường này. Càng ngày càng có nhiều Doanh nghiệp ở trong và ngoài nước muốn tham gia vào thị trường thủy sản Nhật Bản, gia tăng thêm sự lựa chọn cho những công ty nhập khẩu Nhật Bản, vì vậy kim ngạch và khối lượng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật có thể sẽ giảm trong thời gian tới và khả năng công ty bị đánh bật khỏi thị trường truyền thống này là không nhỏ.
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Hiện nay, mặt hàng chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Nhật của công ty chỉ là Tôm và Mực, trong đó, tỷ trọng của mặt hàng Mực hiện nay chỉ còn chưa đến 6%. Điều này cho thấy cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của công ty còn khá đơn điệu và chưa khai thác hết nhu cầu của thị trường.
Không chỉ là thị trường nhập khẩu Tôm lớn thứ hai của Việt Nam, Nhật còn là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu như mực và bạch tuộc lớn nhất của nước ta cùng với Hàn Quốc và Thái Lan. Bởi vậy, tiềm năng cho sản phẩm này là rất lớn nếu có thể khai thác.
Cơ cấu xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào chỉ một sản phẩm duy nhất khiến công ty khó có thể ổn định doanh thu khi thị trường có biến động. Chỉ một tác động khiến giá Tôm sụt giảm mạnh, hoặc sản phẩm Tôm của công ty gặp cản trở tại thị trường Nhật sẽ khiến Doanh thu của công ty tại thị trường này rơi tự do. Như vậy, công ty khó có thể chủ động nguồn vốn để quay vòng sản xuất, có thể khiến sản xuất của công ty ngưng trệ, do nguồn thu từ thị trường Nhật chiếm khoảng 15% đến 20% doanh thu của công ty hàng năm.
Về giá cả xuất khẩu
Theo mức giá xuất khẩu trung bình đã được phân tích ở trên, ta có thể thấy giá xuất khẩu hiện tại của công ty đang ở mức khá cao dù thị trường đang có nhiều biến động. Biên độ dao động của giá là khá nhỏ, mức giảm của giá xuất khẩu trung bình là không đáng kể và không ảnh hưởng quá nhiều đến giá trị xuất khẩu của công ty trên thị
trường Nhật, nhất là khi cơ cấu xuất khẩu hiện nay của công ty đã nghiêng hẳn về mặt hàng Tôm. Tóm lại, mức giá Tôm cao so với giá trung bình của đối thủ như Thái Lan, cộng thêm biên độ dao động nhỏ và tỷ trọng nghiêng hẳn về sản phẩm Tôm (chiếm 94,04% tỷ trọng xuất khẩu trong năm 2011) đang cho thấy một tương lai kém ổn định nếu Công ty không có khả năng giảm bớt chi phí sản xuất của mặt hàng này xuống thấp hơn mức hiện tại.
Về thông tin thị trường
Công ty không thể tiếp cận trực tiếp với người sử dụng sản phẩm của mình mà chỉ có