Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần thủy sản nha trang (Trang 47 - 119)

2. 1.4.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất

2.2.2.Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô

Tài chính

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Có nguồn vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh như đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất, đào tạo nhân lực chất lượng cao… nhằm hoàn thành mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có lượng vốn và khả năng huy động vốn khác nhau sẽ có quy mô và định hướng phát triển khác nhau, nhưng tựu chung lại, cần có

nguồn vốn ổn định và năng lực quản lý, sử dụng vốn hợp lý để đạt được mục đích kinh doanh như mong muốn.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cơ cấu thành hai nguồn vốn cơ bản là vốn cố định và vốn lưu động.

- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp. Tài sản này được sử dụng thành nhiều chu kỳ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ được khấu hao dần theo thời gian. Vốn cố định đóng vai trò quyết định trong việc xác định quy mô của doanh nghiệp. Cần có sự đầu tư đúng hướng và chính xác cho các hạng mục tài sản này để Doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển, bởi đây là sự đầu tư dài hạn cho các mục tiêu trong tương lai.

Tình hình vốn cố định của Công ty Cổ phần thủy sản Nha Trang trong giai đoạn 2009-2011 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.3: Tình hình vốn cố định của công ty từ năm 2009 đến năm 2011 <ĐVT: Nghìn đồng>

2010/2009 2011/2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

(+/-) (%) (+/-) (%) 1.TSCĐHH 19.667.889 21.880.379 22.464.410 2.212.490 11,25 584.031 2,67 - Nguyên giá 37.872.065 42.137.285 44.919.321 4.265.220 11,26 2.782.036 6,6 - Giá trị hao mòn lũy kế (18.204.175) (20.256.905) (22.454.910) (2.052.730) 11,28 (2.198.005) 10,85 2.TSCĐVH - - - - - - - - Nguyên giá 16.920 16.920 16.920 0 0 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế (16.920) (16.920) (16.920) 0 0 0 0 3.CPXDCB dở dang 46.854 180.149 57.740 133.295 284,49 (122.409) (67,9) TỔNG 19.714.743 22.060.529 22.522.150 2.345.786 11,90 461.622 2,09

- Năm 2010, tài sản cố định của công ty tăng thêm 11,25% (tương đương 2,2 tỷ đồng), trong đó nguyên giá tài sản cố định tăng 4,265 tỷ đồng. Năm 2011, tài sản cố định của công ty tiếp tục tăng thêm 584,03 triệu đồng, tương đương 2,67% so với 2010. Điều này thể hiện trong những năm gần đây, công ty đã chú trọng đầu tư thêm vào thiết bị phục vụ cho sản xuất và quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang có mức tăng đột biến 284,49% tương đương 133,295 triệu đồng vào năm 2010. Sang năm 2011, tuy số liệu cho thấy sự giảm sút về mức đầu tư so với năm 2010, nhưng thực ra cũng đã có mức tăng 23,23% so với năm 2009.

Sự gia tăng liên tục trong các con số trong cơ cấu vốn cố định cho thấy công ty đang có định hướng tập trung đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công nghệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là động thái tích cực cho thấy công ty đang chuẩn bị sẵn sàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và thích nghi với sự thay đổi của thị trường và yêu cầu của các nhà nhập khẩu.

- Vốn lưu động: Là lượng giá trị ứng trước vào tài sản lưu động và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và thường xuyên. Việc sử dụng linh hoạt các nguồn vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn (thường là một năm tài khóa).

Bảng 2.4: Tình hình vốn lưu động của công ty giai đoạn 2009-2011

<ĐVT: Nghìn đồng>

2010/2009 2011/2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

(+/-) (%) (+/-) (%) 1.Tiền 169.612 3.270.916 5.666.783 3.101.304 1.828,47 2.395.867 73,25 2. Các khoản phải thu 19.671.099 16.529.224 46.266.514 (3.141.875) (15,97) 29.737.290 179,91 3. Hàng tồn kho 19.629.906 18.067.914 11.208.625 (1.561.992) (7,96) (6.859.289) (37,96) 4. TSNH khác 450.807 1.657.866 1.730.858 1.207.059 267,76 72.992 4,4 TỔNG 39.921.424 39.525.920 64.872.780 (395.504) (0,99) 25.346.860 64,13

Qua bảng 2.4 ta thấy:

- Tiền mặt của công ty tăng mạnh từ năm 2010. Năm 2010, lượng tiền của công ty tăng 1828,47% với mức tăng hơn 3,1 tỷ đồng. Năm 2011, lượng tiền lại tăng thêm 73,25%. Chỉ trong 3 năm, lượng tiền mặt của công ty đã tăng hơn 33,4 lần với mức tăng tuyệt đối là gần 5,5 tỷ đồng.

- Các khoản phải thu trong năm 2010 giảm 15,97%, nhưng sau đó lại tăng mạnh trong năm 2011 với mức tăng 179,91% so với năm trước. Nhìn chung trong 3 năm qua, các khoản phải thu có xu hướng tăng trưởng khá nhanh.

- Hàng tồn kho lại có xu hướng giảm dần trong 3 năm qua. Năm 2010, giá trị hàng tồn kho giảm hơn 1,5 tỷ đồng. Năm 2011, chỉ tiêu này lại tiếp tục giảm mạnh thêm 37,96%, tương đương với hơn 6,8 tỷ đồng.

- Tài sản ngắn hạn khác cũng không nằm ngoài xu hướng chung của các chỉ tiêu trên: năm 2010, TSNH khác tăng thêm trên 1,2 tỷ đồng, tức là gấp hơn 2,5 lần TSNH của năm 2009. Năm 2011, TSNH tiếp tục tăng 4,4%, tương đương gần 73 triệu đồng.

Nhìn chung, vốn lưu động của công ty năm 2010 tuy giảm nhẹ, nhưng thực chất đây là một dấu hiệu tích cực. Sự giảm sút này là do giá trị hàng tồn kho giảm mạnh trong năm 2010, cho thấy không có sự ứ đọng vốn và chứng tỏ việc kinh doanh đã trở nên hiệu quả hơn. Việc vốn lưu động có mức tăng trưởng âm là do giá trị các khoản tăng khác trong cơ cấu vốn lưu động nhỏ hơn mức giảm của giá trị hàng tồn kho. Năm 2011, vốn lưu động của công ty tăng thêm 64,33% so với năm 2010, và tăng 62,5% so với năm 2009. Mức tăng mạnh này cho thấy nguồn vốn lưu động của công ty dồi dào hơn, đồng thời hiệu quả kinh doanh đã được nâng cao nên không xảy ra tình trạng hàng tồn kho quá nhiều gây khó khăn trong việc quay vòng vốn sản xuất. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng nguồn vốn của mình hợp lí hơn khiến vốn lưu động tăng lên, đảm bảo cho việc sản xuất được diễn ra thuận lợi.  Nhân lực

Lao động – hay nhân lực của công ty là một trong ba nguồn lực cơ bản để doanh nghiệp phát triển, cũng là yếu tố trung tâm để xây dựng định hướng phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với ngành chế biến và xuất khẩu thủy hải sản. Bởi

đặc thù của ngành là lực lượng làm ra sản phẩm là lao động thủ công, do đó tay nghề của lao động trực tiếp quyết định chất lượng sản phẩm. Đồng thời, khả năng, chất lượng của hệ thống quản lý nhân lực sẽ quyết định năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, cần có những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng lao động, nhất là đào tạo lực lượng lao động phổ thông để nâng cao hiệu quả làm việc.

So sánh số lượng và chất lượng nguồn lao động giữa năm 2006 và năm 2011 theo các chỉ tiêu trong bảng 2.5 dưới đây cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu nguồn nhân lực của công ty trong thời gian qua:

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo các chỉ tiêu của công ty CP thủy sản Nha Trang

Năm 2006 Năm 2011 Chênh lệch Chỉ tiêu Người % Người % +/- % Tổng số LĐ 754 100 427 100 - 327 - 43,37 1. Theo giới tính - Nam 156 20,3 102 23,89 - 54 - 34,62 - Nữ 599 79,3 325 76,11 - 274 - 45,74 2. Theo trình độ

- Chưa qua đào tạo 504 66,84 371 86,88 - 133 - 26,39 - Trung cấp, TC nghề 184 24,40 14 3,28 - 170 - 92,39 - Cao đẳng, CĐ nghề 21 2,79 07 1,64 - 14 - 66,67 - Đại học 45 5,97 34 7,96 - 11 - 24,44 - Trên đại học 0 0 01 0,23 01 100 3. Theo độ tuổi - Từ 15-34 521 69,1 288 67,45 - 233 - 44,72 - Từ 35-55 223 29,58 134 31,38 - 89 - 39,91 - Từ 56-60 10 1,32 05 1,17 - 05 -50,00 <Nguồn: Phòng tổ chức hành chính> Nhận xét:

- Số lượng lao động giảm dần qua các năm, cho thấy đã có sự cải tiến công nghệ và trang thiết bị nhằm rút ngắn các quy trình sản xuất, từ đó giảm số lao động không cần thiết để tránh gây lãng phí.

- Cơ cấu giữa lao động nam và lao động nữ không có nhiều thay đổi. Lao động nữ vẫn chiếm tỷ lệ hơn 75% tổng số lao động của công ty. Điều này thể hiện rõ đặc thù ngành của công ty, vì công việc chế biến luôn ưu tiên cần công nhân nữ và đây cũng là bộ phận cần nhiều nhân lực nhất trong công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình độ người lao động lại không có nhiều cải thiện. Năm 2006, lượng lao động chưa qua đào tạo chỉ chiếm 66,84% tổng số lao động, nhưng sau 5 năm, con số này là 86,88%. Số lượng lao động giảm đi, nhưng tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo lại tăng thêm, cho thấy chất lượng lao động vẫn không được nâng cao. Tỷ lệ người lao động ở trình độ Trung cấp và Cao đẳng trên tổng số lao động cũng giảm sút khá nhiều. Tuy tỉ lệ người lao động ở trình độ Đại học và trên đại học tăng lên, nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số lao động. Nhìn chung, người lao động của công ty vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, tập trung cho việc trực tiếp sản xuất sản phẩm. Công ty vẫn chưa chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ, nhân viên cho công tác quản lý và các công việc chuyên môn trình độ cao. Như vậy, sau này công ty có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh để mở rộng quy mô công ty.

- Cơ cấu độ tuổi người lao động không có nhiều thay đổi, hầu như khá ổn định trong vòng 5 năm qua, cho thấy trong thời gian qua không có sự biến động lớn về nhân sự. Lực lượng lao động chủ yếu vẫn là lao động trẻ, độ tuổi từ 15 đến 35.

Tóm lại: Trong những năm qua, tổng số lao động của công ty đã giảm đi do yêu cầu đổi mới công nghệ, nhưng cơ cấu về độ tuổi và giới tính vẫn không có biến động lớn, chứng tỏ nhân lực của công ty khá ổn định. Nguồn nhân lực của công ty có ưu điểm là nhân lực trẻ chiếm đa số, nhưng lại có nhược điểm khá lớn là trình độ người lao động còn chưa cao, lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc xây dựng định hướng phát triển trong tương lai và làm giảm năng suất làm việc. Bởi vậy, công ty cần có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để tương xứng với quy mô của công ty.

Khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là những nhà thẩm định sản phẩm khó tính nhất. Quyết định của khách hàng tạo nên chỗ đứng

của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời cũng có thể đào thải doanh nghiệp nhanh chóng. Chính khách hàng cũng là những người tạo ra những tiêu chuẩn mới về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng nếu không muốn bị mất thị phần. Điều này tạo thành động lực phát triển cho doanh nghiệp, cũng là những thách thức mà doanh nghiệp thường phải đối mặt. Bởi vậy, doanh nghiệp cần chọn lựa đối tượng khách hàng phù hợp với đặc điểm sản phẩm của mình để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Đối với doanh nghiệp chuyên chế biến và xuất khẩu thủy sản như Công ty Cổ phần thủy sản Nha Trang, khách hàng của công ty là các doanh nghiệp và các nhà phân phối nước ngoài, không có khách hàng cá nhân. Các thị trường xuất khẩu của công ty chủ lực của công ty bao gồm:

 Nhật Bản  Mỹ  Đài Loan  Hàn Quốc  Đức

Năm 2009, công ty xuất khẩu sang một số thị trường mới như Anh, Úc, Tây Ban Nha, Hà Lan… Trong đó, thị trường lớn nhất của công ty là Mỹ và Nhật Bản. Các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này là các mặt hàng vốn luôn là thế mạnh của Việt Nam như Tôm và mực.

Bảng 2.6: Giá trị xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường chính của công ty

2009- 2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thị trường XK Trị giá (Nghìn USD) % Trị giá (Nghìn USD) % Trị giá (Nghìn USD) % Nhật Bản 2.800,23 24,69 2.516,64 18,81 2.362,44 14,3 Mỹ 7.404,73 65,28 6.514,63 48,70 7.443,05 45,07 Đài Loan 471,42 4,16 590,05 4,41 449,39 2,72 Hàn Quốc 205,72 1,81 828,81 6,20 250,73 1,52 Đức 382,55 3,37 1.309,85 9,79 1.493,93 9,05 Ý 19,85 0,17 715,46 5,35 157,84 0,96 TỔNG 11.343,51 100 13.377,55 100 16.515,33 100

Qua bảng trên có thể thấy có sự chuyển dịch trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty. Trong năm 2009, thị trường Mỹ và Nhật chiếm đến 90% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty. Nhưng sang năm 2010, con số này chỉ còn xấp xỉ 68%. Công ty đã mở rộng được sang các thị trường mới ở Châu Âu. Tỷ trọng của các thị trường truyền thống tại châu Âu như Đức và Ý cũng có sự tăng trưởng mạnh. Lượng thủy sản xuất khẩu sang Đức đã tăng gần 1 triệu USD về giá trị, tỷ trọng cũng tăng thêm 6,6%. Năm 2011 cũng thể hiện xu thế tương tự. Tổng tỷ trọng của thị trường Nhật và Mỹ chỉ còn chiếm 59,37%. Thị trường Đức tiếp tục có sự tăng trưởng. Đồng thời, trong năm 2011, công ty đã xuất khẩu sang được một số thị trường mới như Anh, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch… Đặc biệt là thị trường Pháp và Đan Mạch đều có giá trị xuất khẩu trên 1 triệu USD. Điều này chứng tỏ công ty không còn quá bị phụ thuộc vào các thị trường truyền thống tại Châu Á và đã đến gần hơn với EU.

Tuy công ty đã có bước tiến mới về số lượng thị trường, nhưng cũng bộc lộ yếu điểm. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật và Mỹ không tăng mà đang có xu hướng giảm, thể hiện rõ công ty đang gặp khó khăn ở các thị trường truyền thống. Năng lực cạnh tranh của công ty đang bị đặt trước thử thách khi thị phần của công ty tại 2 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam đã bị giảm sút. Có thể thấy, công ty đã thành công ở việc khai thác thị trường mới, nhưng vẫn chưa có biện pháp cụ thể để giữ vững các thị trường truyền thống. Điều này sẽ trở thành trở ngại cho công ty khi muốn duy trì và gia tăng lợi nhuận hàng năm, vì vị thế của các thị trường truyền thống là thứ mà các thị trường mới khó có thể thay thế được. Các thị trường mới của công ty khuyết thiếu sự ổn định mà thị trường Mỹ và Nhật đang có.

Đối thủ cạnh tranh

Việc xác định đúng các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ tiềm ẩn là rất quan trọng đối với Doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhằm tránh được các rủi ro trong kinh doanh và phát triển ổn định. Với một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, đối thủ cạnh tranh có thể đe dọa đến công ty ở cả hai hướng: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.

Đối với thị trường đầu vào: nguồn nguyên liệu chất lượng cao và được cung ứng thường xuyên đóng vai trò sống còn đối với doanh nghiệp. Nguyên liệu không tốt sẽ làm

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần thủy sản nha trang (Trang 47 - 119)