Chỉ tiêu chi phí của Công ty

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần thủy sản nha trang (Trang 73 - 119)

2. 1.4.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất

2.3.4.2. Chỉ tiêu chi phí của Công ty

Bảng 2.13 : Các khoản mục chi phí của Công ty từ năm 2009 đến năm 2011 <ĐVT: triệu đồng> Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 +/- % +/- % CP tài chính 5.193,82 4.190,18 5.444,23 (1.003,64) - 19,32 1.254,05 29,93 - Trong đó: CP lãi vay 3.766,74 2.224,42 3.106,46 (1.552,32) - 41,21 882,04 39,65 CP bán hàng 9.446,72 12.578,11 24.020,90 3.131,39 33,15 11.442,79 90,97 CP quản lý DN 3.420,12 4.256,68 4.185,49 836,56 24,46 (71,19) - 1,67

<Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty F115 qua các năm>

Qua bảng số liệu trên, ta thấy: trong các khoản mục chi phí của công ty, biến động chỉ xảy ra chủ yếu ở hai mục là chi phí lãi vay và chi phí quản lý. Những biến động này ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận của công ty. Chi phí lãi vay trong năm 2010 đã giảm hơn 1,5 tỷ VNĐ so với năm 2009 do tác động của việc hạ lãi suất cho vay và các chương trình lãi suất ưu đãi cho Doanh nghiệp. Sang năm 2011, do nhiều yếu tố tiêu cực tác động mà lãi suất lại tăng, khiến chi phí lãi vay lại tăng cao, tuy vậy vẫn thấp hơn mức của năm 2009. Chi phí bán hàng lại chịu tác động từ tiền lương, giá xăng và tiền điện. Những yếu tố này luôn biến động theo hướng tăng liên tục và bất thường, khiến cho chi phí bán hàng cũng tăng theo. Nhất là trong năm 2011, khi chi phí bán hàng lập mức tăng kỷ lục 90,97%, tương đương 11,44 tỷ đồng. Mức tăng này khiến cho doanh thu không đủ bù đắp chi phí và khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng bị âm hơn 2,77 tỷ đồng.

Tóm lại: tuy có nguồn thu từ các thu nhập khác khiến cho tổng lợi nhuận sau thuế của công ty luôn ở mức khả quan, nhưng các biến động từ các chi phí đầu vào luôn theo xu thế tăng khiến lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty luôn trong tình trạng không ổn định và khó kiểm soát. Nếu Công ty không có các biện pháp kiềm chế và tiết kiệm các chi phí trong quá trình sản xuất, có thể tình trạng này sẽ còn tiếp tục diễn ra và gây thiệt hại cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

2.4. Tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần thủy sản Nha Trang:

2.4.1.Nội dung của công tác xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:

2.4.1.1. Tìm hiểu chung về thị trường Nhật Bản

Thị hiếu tiêu dùng thuỷ hải sản của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, thuỷ sản là nguồn cung cấp protein chính cho người Nhật. Mức tiêu thị thuỷ sản bình quân đầu người của người Nhật là từ 70 đến 80kg/người/năm (số liệu của Cục xúc tiến thương mại Việt Nam năm 2012), là một trong những quốc gia tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu thế giới. Điều này là do Nhật là một nước có truyền thống lâu đời về khai thác và chế biến các món ăn từ nguồn lợi biển.

Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi. Người Nhật thích tiêu thụ các loại hải sản tươi sống do thói quen ăn uống truyền thống với các món ăn đa phần chế biến từ cá, thủy sản có vỏ và hải sản. Tuy nhiên, họ cũng cần nhập khẩu một lượng lớn thuỷ sản đông lạnh do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu. Bởi vậy nhu cầu nhập khẩu thuỷ hải sản hàng năm của người Nhật là rất lớn, chủ yếu là các loài nhuyễn thể (mực ống, bạch tuộc), sau đó là các loại giáp xác (tôm, sò các loại) và cá ngừ. Nhật Bản là quốc gia chiếm 14% lượng thuỷ sản nhập khẩu của toàn thế giới.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, theo nghiên cứu của FAO, nhu cầu về sử dụng thủy hải sản của người Nhật có xu hướng suy giảm. Giới trẻ Nhật Bản hiện nay thích món ăn phương Tây – chủ yếu chế biến từ các loại thịt – hơn là đồ ăn truyền thống chế biến từ thủy hải sản. Theo số liệu của Trang thông tin Nông nghiệp Việt Nam, nguồn cung thủy hải sản của Nhật

Bản (gồm cả khai thác, nuôi trồng nội địa và nhập khẩu) giảm từ 10,1 triệu tấn năm 1994 xuống 8 triệu tấn năm 2003. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy nhu cầu về thủy hải sản của thị trường Nhật Bản đang giảm.

Kênh phân phối thuỷ sản của Nhật Bản

Sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu cũng như đánh bắt và nuôi trồng trong nước được phân phối đến người tiêu dùng thông qua kênh phân phối ở sơ đồ sau

Sơ đồ 3: Kênh phân phối thuỷ sản của Nhật Bản

Hệ thống kênh phân phối thuỷ hải sản của Nhật Bản là một kênh khép kín. Hàng hoá được các công ty nhập khẩu bản địa nhập về và chuyển sang cho các nhà bán buôn, từ đó sẽ được phân phối tới các kênh bán lẻ trong hệ thống, sau đó tới tay người tiêu dùng. Như vậy, ta có thể thấy, các nhà xuất khẩu nước ngoài hầu như không thể tự lập các kênh phân phối của riêng mình để tiêu thụ sản phẩm mà chỉ đóng vai trò là người cung cấp sản phẩm cho chuỗi tiêu thụ của thị trường Nhật. Bởi vậy, nếu muốn có thể chiếm được thị phần nhất định trong thị trường này, các nhà xuất khẩu phải có được quan hệ tốt với các công ty thương mại của Nhật, để hàng hoá của họ được nằm trong kênh phân phối. Mọi sự mua – bán hàng hoá

(1) Các nhà nhập khẩu (các công ty thuỷ sản và công ty thương mại lớn

(3) Các nhà bán buôn (2) Nhà bán buôn chuyên doanh

(4) Nhà bán buôn trung gian

(5) Siêu thị/cửa hàng bán lẻ (7) Các nhà hàng, khách sạn (6) Người tiêu dùng (8) Nhà chế biến (9) Nhà bán buôn

trên thị trường Nhật chỉ diễn ra giữa các công ty nội địa, bắt nguồn từ các công ty thương mại lớn và thông qua chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ của các công ty con trong tập đoàn đưa đến tay người tiêu dùng. Các công ty nước ngoài cũng không thể đặt quan hệ trực tiếp với các siêu thị trong kênh phân phối, vì ở Nhật các đại lý bán lẻ cũng có liên hệ nhất định với các tập đoàn thương mại. Tóm lại, con đường tốt nhất để các hàng hoá nhập khẩu đến được tay người tiêu dùng là các công ty xuất khẩu của nước ngoài phải có được sự công nhận và mối quan hệ tốt với các công ty thương mại của Nhật.

Các quy chế và yêu cầu của thị trường Nhật đối với thuỷ sản nhập khẩu:

Quy trình nhập khẩu thủy hải sản theo quy định của Nhật Bản:

Quy trình để có hàng hóa của các công ty nước ngoài xuất hiện trên thị trường Nhật Bản khá phức tạp và chặt chẽ. Quy trình nhập khẩu này chịu sự chi phối của ba bộ luật chính bao gồm:

 Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối

 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Luật hải quan.

Trong đó, mỗi luật chịu trách nhiệm về một khâu của quá trình nhập khẩu như sau:

- Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối quy định các hạn chế khi nhập khẩu

thủy sản và thực phẩm chế biến vào thị trường Nhật về các mặt sau:

 Hạn ngạch nhập khẩu: có một số mặt hàng thủy sản cần có hạn ngạch để được nhập khẩu vào thị trường Nhật như các loại cá ngừ, cá trích, cá tuyết, sò điệp, mực…

 Phê duyệt nhập khẩu: quy định về các loại sản phẩm cần có sự phê duyệt của Bộ Thương mại trước khi nhập khẩu.

 Xác nhận nhập khẩu: có 2 loại xác nhận, gồm Xác nhận nhập khẩu cấp trước và xác nhận nhập khẩu tại điểm thông quan. Mỗi loại xác nhận được quy định dành cho các mặt hàng riêng.

- Luật vệ sinh an toàn thực phẩm: quy định về phương thức kiểm tra và tiêu chuẩn đảm bảo an toàn của thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến được nhập khẩu vào Nhật Bản.

 Hải sản và các loại thực phẩm chế biến sẽ được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi nhập khẩu.

 Từ năm 2011, các mặt hàng hải sản chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế (kiểm dịch tất cả các lô hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo không có các mặt hàng thực phẩm có khả năng cao vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm). Thêm vào đó, các loại tôm nuôi tại Thái Lan (kiểm tra oxolinic acid) và tôm được sản xuất tại Việt Nam (kiểm tra chloramphenicol, nitrofurans...) cũng chịu quy định kiểm dịch bắt buộc.

 Việc kiểm dịch được tiến hành cụ thể như sau: Cần nộp các giấy tờ cần thiết khi điền vào đơn kiểm dịch nộp cho các cơ quan kiểm soát thực phẩm nhập khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội. Việc kiểm dịch được thực hiện khi các cơ quan kiểm dịch quyết định cần phải kiểm tra các tiêu chuẩn hoặc vấn đề an toàn thực phẩm ngay ở bước kiểm tra ban đầu. Nếu, theo kết quả kiểm tra và kiểm dịch ban đầu, không phát hiện ra vấn đề gì đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định của Luật, nhà nhập khẩu sẽ được nhận chứng nhận đăng ký. Nhà nhập khẩu sẽ nộp giấy tờ này cho cơ quan hải quan cùng với các giấy tờ hải quan và đơn xin cấp phép nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không phù hợp nhập khẩu, các biện pháp như huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vận chuyển sẽ được thực hiện. - Luật Hải quan: Theo luật hải quan quy định, nhà nhập khẩu cần tự khai báo nhập khẩu hoặc uỷ quyền cho các công ty có thẩm quyền như các công ty chuyên làm các thủ tục hải quan (bao gồm cả các trung gian chuyên thực hiện các dịch vụ thông quan) thực hiện.

Cụ thể, việc khai báo nhập khẩu được tiến hành theo trình tự như sau: Để hàng hoá từ một nước khác được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, cần khai báo hàng nhập khẩu với cơ quan hải quan tương ứng tại kho ngoại quan nơi hàng hoá được lưu kho. Đối với những hàng hoá cần kiểm dịch, sẽ phải thực hiện kiểm dịch trước. Sau khi đã thanh toán các loại thuế và phí nhập khẩu, các loại thuế tiêu dùng của quốc gia và địa phương, trên lý thuyết hàng hoá sẽ được cấp phép nhập khẩu.

Được chấp

nhận

Quy trình nhập khẩu chi tiết được trình bày tóm tắt trong sơ đồ sau

Sơ đồ 4: Quy trình nhập khẩu thủy hải sản vào Nhật Bản Cần tư vấn trước với cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm giám sát hàng nhập khẩu.

Không cần kiểm dịch Cần kiểm dịch Tư vấn về thủ tục

Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu

Hàng hóa đến cảng

Thông báo nhập khẩu

Kiểm dịch sản phẩm Kiểm dịch bắt buộc, kiểm tra hành chính Không được chấp nhận Thực hiện kiểm dịch

Hàng hóa sẽ bị trả lại hoặc xử lý nếu có dấu hiệu

nhiễm khuẩn

Hủy hàng hoặc trả lại công ty vận chuyển

Xuất giấy biên nhận nhập khẩu thực phẩm

Thực hiện thông quan

Phân phối tại thị trường nội địa

Nộp giấy tờ cần thiết theo cách truyền thống hoặc nộp trực tuyến

Các giấy tờ cần thiết khi nhập khẩu thủy hải sản:

Nộp cho Các giấy tờ cần thiết Hải sản Thực phẩm chế biến Hạn ngạch nhập khẩu *1 - Văn phòng các sản phẩm nông và hải sản - Ban chính sách kiểm soát thương mại

- Phòng kiểm soát thương mại - Cục hợp tác kinh tế và thương

mại

- Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

Đơn xin phê duyệt/ hạn

ngạch nhập khẩu -

Bảng liệt kê nguyên liệu/

thành phần thực phẩm -

Thỏa thuận nhập khẩu -

Phê duyệt nhập khẩu *2 - Văn phòng các sản phẩm

nông và hải sản

- Ban chính sách kiểm soát thương mại

- Phòng kiểm soát thương mại - Cục hợp tác kinh tế và thương

mại

- Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

Xác nhận nhập khẩu do Cơ quan thủy sản Nhật Ban ban

hành

-

Xác nhận nhập khẩu (trước khi thông quan) *3

- Văn phòng các sản phẩm

nông và hải sản

- Ban chính sách kiểm soát thương mại

- Phòng kiểm soát thương mại - Cục hợp tác kinh tế và thương

mại

- Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Giấy chứng nhận thống kê cá ngừ vây xanh *5 - Xác nhận nhập khẩu (khi làm thủ tục thông quan) *4 - Văn phòng các sản phẩm nông và hải sản - Ban chính sách kiểm soát thương mại

- Phòng kiểm soát thương mại - Cục hợp tác kinh tế và thương

mại

- Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

Giấy chứng nhận thống kê cá

ngừ vây xanh miền Nam *5 -

Đơn thông báo về việc nhập

khẩu thực phẩm - o Bảng nguyên liệu/ thành

phần thực phẩm - o Sơ đồ quy trình sản xuất - o - Các cơ quan kiểm soát thực

phẩm nhập khẩu thuộc các trạm kiểm dịch

- Bộ Y tế, Lao động và Phúc

lợi xã hội Bảng kết quả phân tích do cơ

định ban hành (nếu đã từng nhập khẩu thực phẩm)

Chú thích:

*1: Đối với việc nhập khẩu hàng hóa không được tự do hóa

*2: Đối với việc nhập khẩu các hàng hóa sau: (1) cá hồi và thực phẩm sơ chế; (2) cá, loài giáp xác, động vật thân mềm và tảo biển; (3) thực phẩm có nước xuất xứ hoặc nước đăng ký trong số các nước Iraq, Belize, Honduras, Ghi-nê xích đạo; (4) động vật, thực vật và thực phẩm chế biến được liệt kê trong Phụ lục II và III, Hiệp định thương mại quốc tế các loài động thực vật có khả năng tuyệt chủng (CITES)

*3: Đối với việc nhập khẩu cá ngừ, cá maclin…

*4: Đối với việc nhập khẩu cá ngừ vây xanh tươi hoặc ướp lạnh hoặc cá ngừ vây xanh miền nam

*5: Tài liệu bao gồm các thông tin chi tiết về bất kỳ giao dịch thương mại nào như chứng từ kinh doanh cá ngừ vây xanh hoặc cá ngừ vây xanh miền nam, về lý thuyết, cần có xác nhận của cơ quan quản lý tàu đánh cá đã bắt được cá ngừ hoặc tổ chức công nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản của nước xuất khẩu.

<Nguồn: Cục xúc tiến Thương Mại Việt Nam>

Theo Bảng trên ta thấy, Nhật đã có quy định rất rõ ràng và cụ thể về các cơ quan chuyên trách vấn đề xuất nhập khẩu thủy hải sản, cũng như có hướng dẫn chi tiết về các bước cần thực hiện để quá trình nhập khẩu được thuận lợi. Sự minh bạch trong thông tin cũng như sự chặt chẽ trong việc kiểm soát giấy tờ chính là một điểm thu hút các nhà xuất khẩu đến với thị trường này, đồng thời cũng khiến nhiều Doanh nghiệp xuất khẩu cảm thấy khá khó khăn vì tính phức tạp của quy trình.

Các quy định về thuế quan:

Hiện nay Nhật Bản đang áp dụng bốn mức thuế nhập khẩu, cụ thể là:

Mức thuế chung: là mức thuế cơ bản căn cứ theo Luật thuế Nhật Bản, nhưng không áp dụng cho các nước thành viên WTO.

Mức thuế tạm thời: áp dụng cho các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế tạm thời theo định hướng phát triển từng thời kỳ của Nhật.

Mức thuế WTO: dành cho các thành viên WTO, được xác định dựa trên cam kết WTO và các hiệp ước quốc tế khác.

Mức thuế ưu đãi: bao gồm các chính sách ưu đãi hoặc miễn thuế cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thuộc hệ thống Ưu đãi phổ cập GSP (Generalised System of Preferences)

Chỉ có một mức thuế được áp dụng trên mỗi mặt hàng nhập khẩu dù mặt hàng đó thuộc phạm vi của nhiều mức thuế khác nhau. Theo nguyên tắc, các mức thuế được áp dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: Mức thuế ưu đãi – Mức thuế WTO – Mức thuế tạm thời – Mức thuế chung. Ví dụ như thủy hải sản Việt Nam, thuộc cả hai mức thuế ưu đãi và thuế WTO, nhưng sẽ chỉ bị áp một mức thuế theo quy định của Thuế ưu đãi dành

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần thủy sản nha trang (Trang 73 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)