2. 1.4.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất
2.4.2.3. Thị phần trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Bảng 2.17: Thị phần trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty
CP thủy sản Nha Trang từ năm 2009 đến năm 2011.
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị XK (nghìn USD) Thị phần (%) Giá trụ XK (nghìn USD) Thị phần (%) Giá trị XK (nghìn USD) Thị phần (%) F115 2.800,23 4,57 2.516,64 6,07 2.362,44 5,02 Toàn tỉnh 61.238 100 41.430 100 47.050 100
<Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty và Niên giám Thống kê tỉnh Khánh Hòa>
Tuy giá trị xuất khẩu giảm liên tục, nhưng công ty cũng có được một tín hiệu tích cực khi thị phần liên tục tăng trong 3 năm liên tiếp, đặc biệt là khi giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật của toàn tỉnh nói chung cũng có xu hướng giảm. Năm 2009, thị phần của công ty tăng 1,5% so với năm 2008, đạt mức 6,07. Đây không phải là một con số nhỏ, khi mà theo số liệu của Cục thống kê Khánh Hòa, trong năm 2009, số Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh là 112 Doanh nghiệp. Năm 2010, thị phần của công ty có mức giảm 1,02% nhưng vẫn cao hơn thị phần năm 2008. Tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật được dự báo sẽ khả quan hơn trong giai đoạn tới, thị trường sẽ có nhiều cơ hội mới hơn, đồng nghĩa với việc Công ty sẽ có nhiều khả năng tiếp tục tăng trưởng về thị phần. Đồng thời, sự cạnh tranh sẽ ngày càng khắc nghiệt hơn khi số lượng Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh tuy có xu hướng giảm (năm 2010, số
lượng Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chỉ còn là 106, giảm 6 Doanh nghiệp – số liệu Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa), nhưng các Doanh nghiệp còn lại đều là các công ty có khả năng cạnh tranh mạnh như Tín Thịnh – một công ty mới tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu thủy sản trong những năm gần đây nhưng luôn có kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước và được bình chọn là 1 trong 49 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín từ năm 2005 đến nay; hoặc là các công ty có truyền thống trong ngành xuất khẩu thủy sản như F17, Hải Vương… - cũng là các công ty nằm trong danh sách 49 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam.
Bảng 2.18 : Thị phần xuất khẩu sang thị trường Nhật và tổng kim ngạch XK thủy sản của một số DN tại Khánh Hòa trong năm 2010.
<ĐVT:%>
Thị trường F115 F17 Hải Vương Hải Long Tín Thịnh
Nhật Bản 5,02 1,83 4,63 0 0,08
Tổng kim ngạch XK 5,65 15,54 15,53 3,64 9,96
<Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa>
Qua bảng trên ta thấy, F115 hiện là công ty chiếm thị phần khá lớn trong hoạt động xuất khẩu thủy hải sản sang Nhật so với các công ty khác cùng ngành, dù thị phần xuất khẩu của công ty nói chung là không lớn. F17 và Hải Vương là những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu tại Khánh Hòa với hơn 15,5% thị phần, nhưng cũng chỉ chiếm 1,83% và 4,63% thị phần xuất khẩu sang Nhật, thấp hơn khá nhiều so với mức 5,02% của F115. Hay Công ty Tín Thịnh với thế mạnh là nguồn nguyên liệu dồi dào và phát triển rất nhanh cũng chỉ chiếm một thị phần khá nhỏ bé là 0,08%, dù cho xét trong tổng kim ngạch xuất khẩu, Tín Thịnh có 9,96% thị phần, gần như gấp 2 lần thị phần của F115. Điều này cho thấy, F115 cần tập trung đầu tư hơn nữa cho thị trường Nhật Bản bởi Công ty chính là người đang chiếm lợi thế trong cuộc chiến thị phần xuất khẩu sang thị trường này. Chưa kể đến Nhật chính là một trong hai thị trường truyền thống và ổn định nhất công ty. Nếu tiếp tục đầu tư đúng hướng, thị trường Nhật trong tương lai có thể trở thành chỗ dựa vững chắc của công ty để làm bàn đạp phát triển.
2.4.2.4.Giá xuất khẩu bình quân:
Bảng 2.19: Giá xuất khẩu bình quân của các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật
từ năm 2009 đến năm 2011
<ĐVT:USD/kg>
Mặt hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tôm 6,997 6,376 6,581
Mực 7,349 7,571 7,227
Sản phẩm khác 7,054 6,633 6,081
<Nguồn: Tính toán từ báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng năm của công ty>
Đồ thị 2.8: Sự tăng trưởng giá xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Nhật giai đoạn 2009-2011 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2009 2010 2011 USD Tôm Mực Sản phẩm khác
Theo đồ thị 2.8, ta thấy được xu hướng chuyển dịch của giá cả xuất khẩu trung bình của các mặt hàng được xuất sang thị trường Nhật. Nhìn chung, giá xuất khẩu bình quân của công ty sang thị trường Nhật không ổn định mà biến động theo tình hình thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự biến động này khá nhỏ và có thể xem là không đáng kể. Như năm 2010, giá Tôm chỉ giảm 0,621 USD/kg, giá Mực cũng chỉ tăng 0,322 USD/kg. Năm 2011, giá tôm tăng nhẹ thêm 0,205 USD/kg, giá Mực giảm nhẹ 0,344 USD/kg. Trong 3 năm qua, có đặc điểm chung là giá xuất khẩu bình quân của Mực luôn cao hơn giá xuất khẩu bình quân của Tôm từ 0,5 đến 0,8 USD/kg. Tuy vậy, công
ty vẫn duy trì cơ cấu mặt hàng Tôm là chủ lực dù nhìn chung, trong 3 năm qua, giá tôm xuất khẩu đã giảm từ 6,997 USD/kg xuống chỉ còn 6,581 USD/kg.
Việc giá tôm giảm chủ yếu là do sự cạnh tranh từ các quốc gia xuất khẩu tôm vào Nhật như Thái Lan hay Indonesia, Trung Quốc. Việc thị phần xuất khẩu Tôm của Việt Nam giảm và bị mất về tay đối thủ trực tiếp là Thái Lan là do quan ngại của các công ty Nhật về chất lượng Tôm Việt Nam khi có liên tiếp nhiều Container Tôm phát hiện dư lượng chất cấm vượt quá tiêu chuẩn. Điều này ảnh hưởng khá mạnh đến các Doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào trầm trọng và nhiều Doanh nghiệp không có nhiều sự lựa chọn về nguyên liệu trước áp lực phải hoàn thành các hợp đồng đã ký. Ngoài ra, việc thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng từ tôm sú sang tôm thẻ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và làm cán cân lợi thế nghiêng về Thái Lan, bởi thế mạnh của Việt Nam là tôm sú, còn Thái Lan là tôm thẻ. Một số nhà nhập khẩu châu Á hủy hợp đồng mua tôm sú làm giá tôm sú giảm mạnh. Trước đây, giá xuất khẩu tôm sú luôn cao hơn giá xuất khẩu tôm thẻ cùng kích cỡ khoảng 1 USD/kg, thì giờ đây giá của 2 mặt hàng này với cùng kích cỡ là ngang nhau. Điều này đã làm giá tôm xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm.
Tương tự như tôm, giá xuất khẩu mực cũng có mức giảm nhẹ qua 3 năm. Lí do chính ngoài sự sụt giảm sức mua do suy thoái kinh tế, còn do nhu cầu từ thị trường Nhật về mặt hàng này đã giảm liên tục và chưa có dấu hiệu phục hồi, trong khi đây là thị trường nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất từ Việt Nam trong hơn 5 năm trở lại đây.
Ngoài ra, ta có thể thấy, giá xuất khẩu bình quân cũng tác động rõ nét đến cơ cấu xuất khẩu của công ty. Năm 2010, giá xuất khẩu Mực đạt 7,571 USD/kg, là mức cao nhất trong cả 3 năm. Cũng vì vậy mà năm 2010 là năm mặt hàng Mực có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trong 3 năm: 30,03%. Tóm lại, trong giai đoạn này, công ty không quá bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả xuất khẩu mà vẫn định hướng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tập trung chủ yếu cho mặt hàng Tôm đông lạnh – thế mạnh truyền thống của công ty.
Một trong những bất lợi của tôm Việt Nam so với Thái Lan là giá xuất khẩu cao hơn do chi phí sản xuất của nước ta quá cao. Xét với công ty F115, ta thấy giá xuất khẩu bình quân mặt hàng Tôm của công ty trong năm 2011 là 6,581 USD/kg, cũng là mức giá giảm so với các năm trước. Nhưng cũng trong năm 2011, giá xuất khẩu bình quân của Tôm Thái Lan chỉ khoảng 6,16 USD/kg. Dù mức chênh lệch có vẻ không đáng kể, nhưng với mức nhập khẩu hàng trăm tấn tôm mỗi năm, thì con số chênh lệch này đủ để công ty rơi vào thế bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Giá cả cao cũng khiến cho kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm sút vì khó có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.