.2.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần thủy sản nha trang (Trang 91 - 93)

2. 1.4.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất

2.4.2.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Bảng 2.16:Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản từ năm 2009 đến 2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Mặt hàng Giá trị (nghìn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (nghìn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (nghìn USD) Tỷ trọng (%) Tôm 1.350,18 48,22 1.349,40 53,62 2.221,57 94,04 Mực 396,86 14,17 755,86 30,03 124,45 5,27 Sản phẩm khác 1.053,19 37,61 411.38 16,35 16,42 0,69 Tổng 2.800,23 100 2.516,64 100 2.362,44 100

<Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2008-2011>

Đồ thị 2.7: Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật giai đoạn 2009-2011. 0% 50% 100% 2009 2010 2011 Sản phẩm khác Mực Tôm

Qua đồ thị trên ta thấy, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong những năm qua. Tỷ trọng của mặt hàng Tôm ngày càng tăng, đến năm 2011 đã chiếm 94,04% tổng giá trị xuất khẩu của thị trường Nhật. Mặt hàng mực, một trong hai mặt hàng chính chỉ có sự tăng trưởng về tỷ trọng trong năm 2010, song đến năm 2011 cũng sụt giảm nghiêm trọng, từ mức 30,03% năm 2010 chỉ còn 5,27% trong năm 2011, giảm đến 24,76%. Xét cả trong giai đoạn 2009-2011, mặt hàng tôm đã tăng 64,54% về giá trị và 45,82% về tỷ trọng. Song song với nó là sự sụt giảm 68,64% về giá trị và 8,9% về tỷ trọng của mặt hàng mực. Cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty

đã mất cân bằng nghiêm trọng, hầu như giá trị xuất khẩu của thị trường Nhật chỉ phụ thuộc vào mặt hàng tôm. Điều này là một dấu hiệu tiêu cực đối với sự phát triển của thị trường Nhật. Bởi trong những năm trở lại đây, tuy Việt Nam vẫn là một trong những nhà cung cấp tôm hàng đầu cho Nhật với hơn 20% thị phần Tôm nhập khẩu của Nhật trong năm 2010, nhưng thị phần của Việt Nam vẫn liên tục sụt giảm với mức từ 5-6% một năm khi phải cạnh tranh khốc liệt với Thái Lan và Indonesia, đặc biệt là từ năm 2011 trở đi, tôm Việt Nam nhập khẩu vào Nhật bị bắt buộc phải kiểm dịch 100%. Thực tế cho thấy, trong năm 2010, thị phần của Tôm Việt Nam tại Nhật đã rơi xuống vị trí thứ 3, xếp sau Thái Lan và Indonesia.

Mặt khác, mặt hàng mực cũng đang gặp khó khăn. Sự sụt giảm trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là do cầu từ thị trường giảm. Xét trong năm 2010 – năm mà tỷ trọng mặt hàng mực trong cơ cấu xuất khẩu đạt cao nhất trong 3 năm, tính đến hết tháng 11 năm 2010, lượng mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Nhật đã giảm 13% về lượng và 15,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009, trong khi Nhật vẫn là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể lớn nhất của Việt Nam. Điều này cho thấy, sự giảm về cầu của mặt hàng này không chỉ diễn ra ở Nhật mà còn ở nhiều thị trường khác trên thế giới. Tình hình này không chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất thời. Giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Nhật trong tháng 3 năm 2012 tăng trên 40% so với giá trị xuất khẩu của tháng 2 năm 2012, nhưng lại sụt giảm đến 42,4% so với cùng kỳ năm 2011. Có thể nói, thị trường sản phẩm mực của Việt Nam nói chung và công ty CP thủy sản Nha Trang nói riêng đang sụt giảm nghiêm trọng, chỉ vừa có dấu hiệu phục hồi từ cuối quý I năm 2012, vẫn còn đang ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng. Công ty cần chuẩn bị một hướng đi mới cho giai đoạn tới để không bị lâm vào tình trạng bị động khi cầu về 2 sản phẩm xuất khẩu chính vẫn còn đang ảm đạm. Một nguyên nhân khác cũng gây khó khăn cho việc xuất khẩu nhuyễn thể là do sản lượng khai thác giảm, trong khi nguyên liệu của mặt hàng này tại nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn khai thác tự nhiên.

Việc mất cân đối trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Nhật là nguyên nhân chính khiến cho giá trị xuất khẩu của công ty giảm sút ngoài việc chịu tác động từ sự suy giảm của cầu tại thị trường Nhật Bản.

Muốn phát triển và tìm lối đi mới cho sản phẩm của công ty, công ty cần cải thiện hình thức và thay đổi kích cỡ của sản phẩm xuất khẩu nhằm đáp ứng thị hiếu mới của người tiêu dùng trên nhiều thị trường khác nhau, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, nhất là kiểm soát dư lượng các chất cấm trong sản phẩm đông lạnh để tránh thiệt hại khi không đạt các tiêu chuẩn mới mà phía Nhật Bản đề ra.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần thủy sản nha trang (Trang 91 - 93)