Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần thủy sản nha trang (Trang 62 - 119)

2. 1.4.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất

2.3.3.1.Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp

Bảng 2.8 : Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu trực tiếp của công ty giai đoạn

2009-2011 Năm Giá trị (Nghìn USD) Khối lượng (Tấn) 2009 10.230,11 1.487,62 2010 12.813,51 2.012,11 2011 16.515,33 2.471,25 So sánh (%) 2010/2009 125,25 135,25 2011/2010 128,89 122,82

<Nguồn:Báo cáo hoạt động xuất khẩu của Công ty CP TS Nha Trang>

Đồ thị 2.1 : Tốc độ tăng trưởng của khối lượng và giá trị xuất khẩu thủy hải sản

của công ty F115 giai đoạn 2009-2011

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2009 2010 2011 Tấn 0 3000 6000 9000 12000 15000 18000 Nghìn USD Khối lượng XK Giá trị XK

Trong giai đoạn năm 2009 đến năm 2011, công ty đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về giá trị xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu. Năm 2009, giá trị xuất khẩu của công ty đạt 10,23 triệu USD, tương đương với 1.487,62 tấn thủy hải sản các loại. Năm 2010, giá trị xuất khẩu trực tiếp của công ty tăng trưởng 25,25%, khối lượng xuất khẩu tăng 35,25%. Năm 2011 tiếp tục đà tăng với sức tăng còn cao hơn năm trước khi đạt mức tăng trưởng 28,89% về giá trị và 22,82% về khối lượng. Chỉ

trong vòng 3 năm, công ty đã có mức tăng trưởng bình quân 17,3%/năm về giá trị và 18,43%/năm về khối lượng.

Công ty có thể đạt mức tăng trưởng cao và ổn định về cả khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu là do sự phát triển nhanh về số lượng thị trường xuất khẩu trong những năm gần đây. Số thị trường xuất khẩu tăng lên, trong khi công ty vẫn có được một thị phần khá ổn định tại hai thị trường chủ lực là Mỹ và Nhật khiến cho kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng theo. Đồng thời, từ năm 2009, kinh tế thế giới phục hồi hậu khủng hoảng, khiến nhu cầu tại các thị trường quốc tế dần tăng trở lại. Đến năm 2010 và năm 2011, lại liên tục có nhiều tác động có lợi cho thủy sản Việt Nam xảy ra. Những sự cố đó ảnh hưởng tiêu cực đến các đối thủ cạnh tranh, nhưng lại mở ra cơ hội cho thủy sản Việt Nam. Ví dụ như vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico, khiến cho 3 tháng cuối năm 2010, khối lượng tôm nhập vào Mỹ tăng đến 30% so với cùng kỳ năm trước và kéo dài đến năm 2011, mà nguồn nhập khẩu này chủ yếu đến từ Việt Nam, do trong cùng năm đó, dịch bệnh làm sản lượng tôm nuôi tại Thái Lan thiệt hại hơn 20%, Indonesia bị thiệt hại đến 80%. Thị trường tôm tại Nhật Bản cũng cho thấy các dấu hiệu tích cực, khi vào năm 2009, phía Nhật Bản đã xác nhận dư lượng thuốc kháng sinh của thủy sản Việt Nam xuất sang thị trường này trong năm 2009 chỉ còn 0,39%, giảm đáng kể so với mức 4,6% trong năm 2006(4). Điều này đã khiến các Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn khi xâm nhập vào thị trường khó tính này.

Tuy nhiên, những tác động có lợi này chỉ mang tính nhất thời và khó có thể kéo dài. Vì vậy mức tăng trưởng này vẫn chưa phản ánh hoàn toàn khả năng hiện tại của công ty. Công ty cần có sự chuẩn bị tốt để sẵn sàng với những biến động có thể xảy ra trong thời gian tới, nhất là khi tình hình kinh tế thế giới còn chưa ổn định và ẩn chứa nhiều nguy cơ suy thoái toàn cầu.

2.3.2.2. Thị trường xuất khẩu trực tiếp:

a. Về cơ cấu thị trường:

Theo bảng 2.9 dưới đây, ta thấy cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty có sự chuyển dịch khá rõ nét trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 cả về khối lượng

và giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng của nhóm các thị trường châu Âu dần chiếm ưu thế và có sức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi tỷ trọng của Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Á khác lại giảm sút.

Năm 2009, ngoại trừ 2 thị trường chính là Nhật và Mỹ thì các nước châu Á là nhóm thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Nhóm các nước châu Âu chỉ chiếm tỷ trọng 4,42% về khối lượng và 3,54% về giá trị xuất khẩu. Năm 2010 lại cho thấy sự tăng trưởng đột ngột của nhóm các nước châu Âu, khi tỷ trọng của nhóm thị trường này đã tăng 13,66% về khối lượng và 14,59% về giá trị; trong khi đó, khối thị trường các nước châu Á chỉ đạt mức tăng khiêm tốn 2,37% về khối lượng và 3,81% về giá trị. Công ty thể hiện được sự thành công trong công tác khai thác thị trường mới không chỉ ở hai nhóm thị trường này mà còn ở các khu vực khác (châu Phi, Australia) khi có được tỷ trọng hơn 3% trong cơ cấu xuất khẩu. Chính sự tăng trưởng này đã làm giảm mạnh tỷ trọng của hai thị trường chủ lực là Nhật và Mỹ trong năm 2010.

Bảng 2.9 : Cơ cấu giá trị và khối lượng XK phân theo khu vực của công ty F115 từ

2009-2011

<ĐVT: %>

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thị trường XK Khối lượng XK Giá trị XK Khối lượng XK Giá trị XK Khối lượng XK Giá trị XK Mỹ 63,46 65,28 50,12 48,7 42,41 45,07 Nhật Bản 23,77 24,69 17,51 18,81 14,47 14,3 Châu Á 8,37 6,49 10,74 10,6 3,19 4,07 Châu Âu 4,42 3,54 18,08 18,13 37,76 33,99 Khác 0 0 3,55 3,76 2,17 2,57 TỔNG 100 100 100 100 100 100

Đồ thị 2.2 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân theo khu vực về mặt giá trị XK của

công ty giai đoạn 2009-2011.

0% 50% 100% 2009 2010 2011 Khác Châu Âu Châu Á Nhật Bản Mỹ

Năm 2011, xu hướng này tiếp tục được thể hiện rõ qua mức tăng 19,68% về khối lượng và 15,86% về giá trị của nhóm các nước châu Âu, trong khi tỷ trọng của Nhật giảm 3,04% về khối lượng và 4,51% về giá trị; thị trường Mỹ giảm 7,71% về khối lượng và 3,63% về giá trị; nhóm các nước châu Á cũng sụt giảm nghiêm trọng với mức giảm 7,57% về khối lượng và 6,53% về giá trị. Các thị trường tại châu Âu đã có mức tăng trưởng nhảy vọt với mức tăng trưởng hơn 100% về khối lượng và 87% về giá trị. Xu thế này cho thấy trong vài năm tới, rất có thể thị trường châu Âu sẽ là hướng phát triển mới cho công ty trong việc tìm đối tác để xuất khẩu.

Có thể nói, nguyên nhân chính của việc chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty trong giai đoạn này là do tác động từ sự kiện một số công ty nhập khẩu thủy sản tại châu Á hủy các hợp đồng nhập khẩu tôm của Việt Nam và chuyển hướng sang thị trường Thái Lan. Việc các công ty nhập khẩu ở châu Á chuộng tôm thẻ hơn tôm sú – mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam – khiến nhiều công ty phải chủ động tìm kiếm lối thoát từ các thị trường khác như châu Âu hay Australia. Và thị trường châu Âu với lợi thế cầu về thủy hải sản lớn, đặc biệt là thủy hải sản nuôi trồng (do các biện pháp quản lý và hạn chế thủy hải sản đánh bắt nhập khẩu vào thị trường EU), khiến cho các công ty Việt Nam nói chung và công ty CP thủy sản Nha Trang chọn đây làm thị trường mục tiêu. Thực tế cũng chứng minh, công ty chỉ xuất khẩu duy nhất một mặt hàng là Tôm vào các nước châu Âu. Dựa vào tốc độ tăng trưởng ở trên cho thấy đây là một quyết định đúng đắn của công ty.

b. Về số lượng thị trường:

Trong vòng 3 năm trở lại đây, số lượng thị trường của công ty đã gia tăng mạnh mẽ, cho thấy sự lan tỏa của công ty trên thị trường quốc tế. Năm 2009, công ty chỉ xuất khẩu sang 8 thị trường, trong đó tại châu Âu chỉ có 2 thị trường là Đức và Ý. Năm 2010, số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng lên 11 thị trường, số quốc gia tại châu Âu nhập khẩu thủy sản của công ty đã tăng lên 5 nước. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sang Australia và Ai Cập. Năm 2011, số lượng thị trường tại Châu Âu là 9 nước trong tổng số 14 thị trường xuất khẩu của công ty, trong đó có các thị trường mới khai thác nhưng đã đạt kim ngạch khá cao như Pháp – 1,525 triệu USD hay Phần Lan – 1,02 triệu USD.

Tuy có sự tăng trưởng về số lượng thị trường mới, nhưng công ty cũng phải đối mặt với tình trạng đánh mất đi một số thị trường xuất khẩu đã có. Năm 2009, trong 8 thị trường xuất khẩu của công ty có Singapore và Malaysia. Nhưng sang năm 2010, công ty không còn hai thị trường này trong danh sách thị trường xuất khẩu, thay vào đó là các thị trường mới như Anh, Hà Lan, Ai Cập… Năm 2011, tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng thị trường mới khi có thêm Pháp, Phần Lan trong danh sách các nước nhập khẩu sản phẩm của Công ty, nhưng đồng thời, công ty cũng đánh mất hai thị trường lớn là Hà Lan và Ai Cập. Điều này cho thấy, công ty khá mạnh trong việc khai thác thị trường mới, nhưng lại khó có thể giữ chân được họ. Nguyên nhân chính của vấn đề này bắt nguồn từ hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty chưa hiệu quả, khiến cho những thông tin về một số thị trường chưa chính xác và kịp thời, dẫn đến chiến lược khai thác và xâm nhập chưa đạt được kết quả mong muốn, hoặc sản phẩm của công ty chưa đánh đúng vào thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở các thị trường đó.

2.3.3.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trực tiếp

Sự chuyển dịch trong cơ cấu xuất khẩu trực tiếp của công ty từ năm 2009 đến năm 2011 phân theo chủng loại sản phẩm được thể hiện rõ qua bảng và đồ thị dưới đây:

Bảng 2.10 : Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty giai đoạn 2009-2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Sản phẩm Giá trị XK (nghìn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị XK (nghìn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị XK (nghìn USD) Tỷ trọng (%) Tôm 9.337,61 91,26 11.687,28 91,21 16.335,4 98,91 Mực 841,50 7,49 1.097,68 8,57 152,3 0,92 Khác 45,07 1,25 28,55 0,22 27,6 0,17 Tổng 10.230,11 100 12.813,51 100 16.515,3 100

<Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty F115 qua các năm>

Đồ thị 2.3 : Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty từ năm 2009 đến năm

2011 91.26 7.49 1.25 91.21 8.57 0.22 98.91 0.92 0.17 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2009 2010 2011 Khác Mự c Tôm

Qua bảng và đồ thị trên, ta thấy: Mặt hàng tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty khi chiếm tỷ trọng đến trên 90% mỗi năm trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Mặt hàng xếp thứ hai là mực, khi tạo một khoảng cách khá xa với nhóm các mặt hàng còn lại. Tuy vậy, đến năm 2011, ưu thế này của sản phẩm mực đã không còn khi tỷ trọng của mặt hàng này chỉ còn chiếm 0,92% trong cơ cấu xuất khẩu, giảm đến 7,65% về tỷ trọng chỉ trong 1 năm. Mức giảm sút nghiêm trọng này cho thấy rõ sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty, Tôm không những là mặt hàng chủ lực mà đã trở thành mặt hàng độc tôn trong các sản phẩm xuất khẩu của công ty.

Sự tăng trưởng đột biến của mặt hàng Tôm vào năm 2011 có thể lý giải là do sự tăng cao đột ngột của lượng cầu về tôm trên thế giới cũng như do sự mất mùa vì dịch bệnh của 2 vựa tôm lớn là Thái Lan và Indonesia. Do đó, trong năm 2011, công ty quyết định tập trung hoàn toàn nguồn lực cho sản phẩm tôm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng doanh thu của công ty. Đây chỉ là sự tăng trưởng mang tính thời vụ, nhưng xét trên tổng thể của cả 3 năm, vẫn cho thấy nguy cơ trong sự phát triển lâu dài của công ty. Việc quá dựa vào nguồn thu từ sản phẩm tôm, khiến cho các sản phẩm khác chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 10% trong cơ cấu xuất khẩu hàng năm sẽ khiến cho Công ty dễ dàng gặp khó khăn nếu cung - cầu về sản phẩm này trên thị trường quốc tế cho sự biến động đột ngột và có thể khiến doanh thu tụt dốc nhanh chóng theo chiều thẳng đứng. Việc này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho quá trình quay vòng vốn phục vụ sản xuất của công ty và có thể là nhiều hệ lụy khác nữa. Như vậy, công ty sẽ khó có thể phục hồi lại nhanh trong thời gian ngắn. Đồng thời, việc cân đối lại cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và tìm ra các sản phẩm xuất khẩu mới có thể giúp công ty có cơ hội xâm nhập nhiều thị trường mới. Quan trọng nhất là điều này sẽ giúp công ty giảm thiểu rủi ro khi tham gia hoạt động xuất khẩu vì đã chia sẻ nguy cơ từ sản phẩm Tôm sang các mặt hàng khác.

2.3.3.4. Giá xuất khẩu bình quân

Bảng 2.11 : Giá xuất khẩu trực tiếp bình quân của các sản phẩm trong giai đoạn

2009-2011

<ĐVT: USD/kg>

Sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tôm 7,12 6,34 6,68

Mực 5,01 6,66 7,6

Khác 6,45 5,96 6,13

<Nguồn: Tính toán từ báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty F115 qua các năm>

Bảng trên cho thấy sự thay đổi của giá xuất khẩu trực tiếp bình quân của các sản phẩm trong vòng 3 năm qua. Năm 2009, giá Tôm đạt mức cao nhất trong cả ba năm với 7,12 USD/kg. Hai năm kế tiếp cho thấy sự đi xuống của giá tôm với mức giảm mạnh trong năm 2010, giá tôm chỉ còn 6,34 USD/kg; năm 2011 có mức tăng nhẹ

0,34 USD/kg, nhưng vẫn tụt xuống khá thấp so với giá của năm 2009. Giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng Mực lại có sự vận động trái chiều. Giá xuất khẩu mực năm 2008 chỉ là 5,01 USD/kg, nhưng 2 năm liên tiếp, giá mặt hàng này tăng khá cao với mức tăng bình quân 14,9%/năm. Trong vòng 3 năm, giá xuất khẩu mực đã tăng 2,59 USD/kg.

Đồ thị 2.4 : Sự biến động giá xuất khẩu trực tiếp bình quân của các sản phẩm xuất

khẩu của công ty giai đoạn 2009-2011

0 1 2 3 4 5 6 7 8USD/kg 2009 2010 2011 Tôm Mực Sản phẩm khác

Mặt hàng tôm rớt giá trong 2 năm 2010 và 2011 là do sự chuyển biến về thói quen tiêu dùng của các thị trường lớn. Trước đó, các thị trường như EU hay Mỹ thích nhập Tôm sú của Việt Nam vì kích cỡ to và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Nhưng từ năm 2010, thị phần của tôm sú đã bị tôm thẻ của Thái Lan chiếm lĩnh, do ưu thế về kích cỡ của tôm sú đã không còn, hơn nữa tôm thẻ có thế mạnh về giá cả. Các thị trường Mỹ và EU hầu như không thể phân biệt 2 loại tôm này mà chỉ thích loại có kích cỡ to, do đó tôm thẻ chân trắng của Thái Lan với mức giá thấp hơn từ 10 đến 15% so với tôm sú cùng kích cỡ đã ngay lập lức được ưa chuộng. Ngay trong năm đầu tiên loại tôm thẻ kích cỡ lớn xuất hiện trên thị trường (2009) đã khiến cho giá tôm sú giảm mạnh, trong khi tôm sú mới là thế mạnh của Việt Nam, còn tôm thẻ do Việt Nam nuôi hầu như không thể đạt được kích cỡ lớn như loại của Thái Lan. Năm 2010, do Thái Lan và Indonesia mất mùa nên tôm Việt Nam có cơ hội tăng kim ngạch, song cũng khó có thể nâng được mức giá bình quân lên như trước.

Với mặt hàng mực, sự tăng của giá xuất khẩu bình quân lại không chịu nhiều tác động phức tạp đến vậy. Sự phục hồi của các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nhuyễn thể chân đầu Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… khiến cầu của sản phẩm này tăng là lí do chính khiến giá xuất khẩu tăng trong cả ba năm vừa qua.

Việc giá tôm trượt dốc trong thời gian qua không phải do các tác động mang

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần thủy sản nha trang (Trang 62 - 119)