2. 1.4.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất
2.3.3.4. Giá xuất khẩu bình quân
Bảng 2.11 : Giá xuất khẩu trực tiếp bình quân của các sản phẩm trong giai đoạn
2009-2011
<ĐVT: USD/kg>
Sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tôm 7,12 6,34 6,68
Mực 5,01 6,66 7,6
Khác 6,45 5,96 6,13
<Nguồn: Tính toán từ báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty F115 qua các năm>
Bảng trên cho thấy sự thay đổi của giá xuất khẩu trực tiếp bình quân của các sản phẩm trong vòng 3 năm qua. Năm 2009, giá Tôm đạt mức cao nhất trong cả ba năm với 7,12 USD/kg. Hai năm kế tiếp cho thấy sự đi xuống của giá tôm với mức giảm mạnh trong năm 2010, giá tôm chỉ còn 6,34 USD/kg; năm 2011 có mức tăng nhẹ
0,34 USD/kg, nhưng vẫn tụt xuống khá thấp so với giá của năm 2009. Giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng Mực lại có sự vận động trái chiều. Giá xuất khẩu mực năm 2008 chỉ là 5,01 USD/kg, nhưng 2 năm liên tiếp, giá mặt hàng này tăng khá cao với mức tăng bình quân 14,9%/năm. Trong vòng 3 năm, giá xuất khẩu mực đã tăng 2,59 USD/kg.
Đồ thị 2.4 : Sự biến động giá xuất khẩu trực tiếp bình quân của các sản phẩm xuất
khẩu của công ty giai đoạn 2009-2011
0 1 2 3 4 5 6 7 8USD/kg 2009 2010 2011 Tôm Mực Sản phẩm khác
Mặt hàng tôm rớt giá trong 2 năm 2010 và 2011 là do sự chuyển biến về thói quen tiêu dùng của các thị trường lớn. Trước đó, các thị trường như EU hay Mỹ thích nhập Tôm sú của Việt Nam vì kích cỡ to và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Nhưng từ năm 2010, thị phần của tôm sú đã bị tôm thẻ của Thái Lan chiếm lĩnh, do ưu thế về kích cỡ của tôm sú đã không còn, hơn nữa tôm thẻ có thế mạnh về giá cả. Các thị trường Mỹ và EU hầu như không thể phân biệt 2 loại tôm này mà chỉ thích loại có kích cỡ to, do đó tôm thẻ chân trắng của Thái Lan với mức giá thấp hơn từ 10 đến 15% so với tôm sú cùng kích cỡ đã ngay lập lức được ưa chuộng. Ngay trong năm đầu tiên loại tôm thẻ kích cỡ lớn xuất hiện trên thị trường (2009) đã khiến cho giá tôm sú giảm mạnh, trong khi tôm sú mới là thế mạnh của Việt Nam, còn tôm thẻ do Việt Nam nuôi hầu như không thể đạt được kích cỡ lớn như loại của Thái Lan. Năm 2010, do Thái Lan và Indonesia mất mùa nên tôm Việt Nam có cơ hội tăng kim ngạch, song cũng khó có thể nâng được mức giá bình quân lên như trước.
Với mặt hàng mực, sự tăng của giá xuất khẩu bình quân lại không chịu nhiều tác động phức tạp đến vậy. Sự phục hồi của các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nhuyễn thể chân đầu Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… khiến cầu của sản phẩm này tăng là lí do chính khiến giá xuất khẩu tăng trong cả ba năm vừa qua.
Việc giá tôm trượt dốc trong thời gian qua không phải do các tác động mang tính giai đoạn, mà là do sự chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm mới với nhiều ưu thế cạnh tranh hơn. Bởi vậy, cần có các giải pháp để đối phó với sự sụt giảm giá cả này, nhất là khi mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng hơn 90% trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu công ty. Thị phần của loại tôm thẻ mới của Thái Lan rất có khả năng sẽ còn gia tăng trong tương lai, trong khi Việt Nam khó có thể thành công ngay trong việc nuôi được giống tôm có sức cạnh tranh mạnh hơn các loại hiện có. Đây sẽ là nguy cơ lớn đối với doanh thu của công ty trong tương lai gần và sự phát triển quy mô trong những năm xa hơn.
2.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011:
Bảng 2.12 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2011
<ĐVT: triệu đồng>
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
+/- % +/- %
Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 197.772,01 249.756,69 330.373,70 51.984,68 26,29 80.614,01 32,28
Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 - - - -
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
DV 197.772,01 249.756,69 330.373,70 51.984,68 26,29 80.614,01 32,28
Giá vốn hàng bán 181.625,55 229.589,23 300.990,77 47.963,68 26,41 71.401,54 31,10 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 16.146,46 20.176,46 29.382,93 4.030,00 24,96 9.206,47 45,63 Doanh thu hoạt động tài chính 2.395,31 2.253,79 1.489,89 (141,52) - 5,91 (763,9) - 33,89 Chi phí tài chính 5.193,82 4.190,18 5.444,23 (1.003,64) - 19,32 1.254,05 29,93 - Trong đó: Chi phí lãi vay 3.766,74 2.224,42 3.106,46 (1.552,32) - 41,21 882,04 39,65 Chi phí bán hàng 9.446,72 12.578,11 24.020,90 3.131,39 33,15 11.442,79 90,97 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.420,12 4.256,68 4.185,49 836,56 24,46 (71,19) - 1,67
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 481,11 1.396,29 (2.777,81) 915,18 190,22 (4.174,1) - 298,94
Thu nhập khác 290,89 60,03 3.658,47 (230,86) - 79,36 3.598,44 5.994,40
Chi phí khác 374,99 468,85 209,19 93,86 25,03 (259,66) - 55,38
Lợi nhuận khác (84,1) (408,82) 3.449,28 324,72 386,11 3.858,1 943,72
Tổng lợi nhuận trước thuế 397,00 987,47 671,47 590,47 148,73 (316) - 32,00
Thuế phải nộp 146,77 219,33 194,47 72,56 49,44 (24,86) - 11,33
Lợi nhuận sau thuế 250,23 768,14 477,00 517,91 206,97 (291,14) - 37,90
2.3.4.1. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Công ty:
Về doanh thu:
- Năm 2010 so với năm 2009, công ty gia tăng doanh thu từ bán hàng và cung cấp DV thêm trên 51,98 tỷ VNĐ, đạt mức tăng trưởng 26,29%.
- Năm 2011, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp DV của công ty tiếp tục tăng trưởng 32,28%, cả năm đạt doanh thu trên 330 tỷ VNĐ.
- Trong vòng 3 năm qua, công ty đã đạt mức tăng trưởng bình quân 18,64%/năm, cho thấy sự phát triển ổn định của hoạt động xuất khẩu của công ty.
Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp DV tăng lên qua mỗi năm cho thấy kim ngạch và khối lượng xuất khẩu của công ty cũng tăng lên. Điều này cho thấy công ty đã có sự thành công nhất định trong việc duy trì và phát triển các thị trường xuất khẩu. Những tác động tích cực từ thị trường thế giới (như đã phân tích ở trên) đã tạo nhiều cơ hội cho thủy sản Việt Nam chiếm lĩnh thị trường, từ đó giúp Công ty nâng cao doanh thu hàng năm.
Về lợi nhuận:
- Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp DV của công ty trong năm 2010 đã có mức tăng gần gấp 3 lần so với năm 2009. Có được điều này, ngoại trừ do Doanh thu từ bán hàng và cung cấp DV tăng lên còn do chi phí lãi vay của công ty giảm đi. Việc lãi suất giảm do sự kiềm chế cuộc đua lãi suất huy động nhằm tránh cho thị trường tài chính rơi vào tình trạng bong bóng, cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính đã khiến chi phí lãi vay của Công ty giảm đi đến 41,21% trong năm 2010.
- Năm 2011, lợi nhuận của công ty tuột dốc nghiêm trọng hơn 4,17 tỷ VNĐ. Kết quả cuối năm tài chính 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp DV của công ty là mức lợi nhuận âm hơn 2,77 tỷ VNĐ. Lợi nhuận âm này chỉ do một phần từ việc doanh thu của hoạt động tài chính giảm 33,89%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí bán hàng tăng lên đến hơn 90% trong năm 2011, tương đương hơn 11,44 tỷ
VNĐ. Mức tăng trưởng 32,28% của doanh thu thuần không đủ để bù đắp vào mức tăng quá cao của chi phí bán hàng.
2.3.4.2. Chỉ tiêu chi phí của Công ty:
Bảng 2.13 : Các khoản mục chi phí của Công ty từ năm 2009 đến năm 2011 <ĐVT: triệu đồng> Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 +/- % +/- % CP tài chính 5.193,82 4.190,18 5.444,23 (1.003,64) - 19,32 1.254,05 29,93 - Trong đó: CP lãi vay 3.766,74 2.224,42 3.106,46 (1.552,32) - 41,21 882,04 39,65 CP bán hàng 9.446,72 12.578,11 24.020,90 3.131,39 33,15 11.442,79 90,97 CP quản lý DN 3.420,12 4.256,68 4.185,49 836,56 24,46 (71,19) - 1,67
<Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty F115 qua các năm>
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: trong các khoản mục chi phí của công ty, biến động chỉ xảy ra chủ yếu ở hai mục là chi phí lãi vay và chi phí quản lý. Những biến động này ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận của công ty. Chi phí lãi vay trong năm 2010 đã giảm hơn 1,5 tỷ VNĐ so với năm 2009 do tác động của việc hạ lãi suất cho vay và các chương trình lãi suất ưu đãi cho Doanh nghiệp. Sang năm 2011, do nhiều yếu tố tiêu cực tác động mà lãi suất lại tăng, khiến chi phí lãi vay lại tăng cao, tuy vậy vẫn thấp hơn mức của năm 2009. Chi phí bán hàng lại chịu tác động từ tiền lương, giá xăng và tiền điện. Những yếu tố này luôn biến động theo hướng tăng liên tục và bất thường, khiến cho chi phí bán hàng cũng tăng theo. Nhất là trong năm 2011, khi chi phí bán hàng lập mức tăng kỷ lục 90,97%, tương đương 11,44 tỷ đồng. Mức tăng này khiến cho doanh thu không đủ bù đắp chi phí và khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng bị âm hơn 2,77 tỷ đồng.
Tóm lại: tuy có nguồn thu từ các thu nhập khác khiến cho tổng lợi nhuận sau thuế của công ty luôn ở mức khả quan, nhưng các biến động từ các chi phí đầu vào luôn theo xu thế tăng khiến lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty luôn trong tình trạng không ổn định và khó kiểm soát. Nếu Công ty không có các biện pháp kiềm chế và tiết kiệm các chi phí trong quá trình sản xuất, có thể tình trạng này sẽ còn tiếp tục diễn ra và gây thiệt hại cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
2.4. Tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần thủy sản Nha Trang:
2.4.1.Nội dung của công tác xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:
2.4.1.1. Tìm hiểu chung về thị trường Nhật Bản
Thị hiếu tiêu dùng thuỷ hải sản của Nhật Bản
Tại Nhật Bản, thuỷ sản là nguồn cung cấp protein chính cho người Nhật. Mức tiêu thị thuỷ sản bình quân đầu người của người Nhật là từ 70 đến 80kg/người/năm (số liệu của Cục xúc tiến thương mại Việt Nam năm 2012), là một trong những quốc gia tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu thế giới. Điều này là do Nhật là một nước có truyền thống lâu đời về khai thác và chế biến các món ăn từ nguồn lợi biển.
Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi. Người Nhật thích tiêu thụ các loại hải sản tươi sống do thói quen ăn uống truyền thống với các món ăn đa phần chế biến từ cá, thủy sản có vỏ và hải sản. Tuy nhiên, họ cũng cần nhập khẩu một lượng lớn thuỷ sản đông lạnh do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu. Bởi vậy nhu cầu nhập khẩu thuỷ hải sản hàng năm của người Nhật là rất lớn, chủ yếu là các loài nhuyễn thể (mực ống, bạch tuộc), sau đó là các loại giáp xác (tôm, sò các loại) và cá ngừ. Nhật Bản là quốc gia chiếm 14% lượng thuỷ sản nhập khẩu của toàn thế giới.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, theo nghiên cứu của FAO, nhu cầu về sử dụng thủy hải sản của người Nhật có xu hướng suy giảm. Giới trẻ Nhật Bản hiện nay thích món ăn phương Tây – chủ yếu chế biến từ các loại thịt – hơn là đồ ăn truyền thống chế biến từ thủy hải sản. Theo số liệu của Trang thông tin Nông nghiệp Việt Nam, nguồn cung thủy hải sản của Nhật
Bản (gồm cả khai thác, nuôi trồng nội địa và nhập khẩu) giảm từ 10,1 triệu tấn năm 1994 xuống 8 triệu tấn năm 2003. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy nhu cầu về thủy hải sản của thị trường Nhật Bản đang giảm.
Kênh phân phối thuỷ sản của Nhật Bản
Sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu cũng như đánh bắt và nuôi trồng trong nước được phân phối đến người tiêu dùng thông qua kênh phân phối ở sơ đồ sau
Sơ đồ 3: Kênh phân phối thuỷ sản của Nhật Bản
Hệ thống kênh phân phối thuỷ hải sản của Nhật Bản là một kênh khép kín. Hàng hoá được các công ty nhập khẩu bản địa nhập về và chuyển sang cho các nhà bán buôn, từ đó sẽ được phân phối tới các kênh bán lẻ trong hệ thống, sau đó tới tay người tiêu dùng. Như vậy, ta có thể thấy, các nhà xuất khẩu nước ngoài hầu như không thể tự lập các kênh phân phối của riêng mình để tiêu thụ sản phẩm mà chỉ đóng vai trò là người cung cấp sản phẩm cho chuỗi tiêu thụ của thị trường Nhật. Bởi vậy, nếu muốn có thể chiếm được thị phần nhất định trong thị trường này, các nhà xuất khẩu phải có được quan hệ tốt với các công ty thương mại của Nhật, để hàng hoá của họ được nằm trong kênh phân phối. Mọi sự mua – bán hàng hoá
(1) Các nhà nhập khẩu (các công ty thuỷ sản và công ty thương mại lớn
(3) Các nhà bán buôn (2) Nhà bán buôn chuyên doanh
(4) Nhà bán buôn trung gian
(5) Siêu thị/cửa hàng bán lẻ (7) Các nhà hàng, khách sạn (6) Người tiêu dùng (8) Nhà chế biến (9) Nhà bán buôn
trên thị trường Nhật chỉ diễn ra giữa các công ty nội địa, bắt nguồn từ các công ty thương mại lớn và thông qua chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ của các công ty con trong tập đoàn đưa đến tay người tiêu dùng. Các công ty nước ngoài cũng không thể đặt quan hệ trực tiếp với các siêu thị trong kênh phân phối, vì ở Nhật các đại lý bán lẻ cũng có liên hệ nhất định với các tập đoàn thương mại. Tóm lại, con đường tốt nhất để các hàng hoá nhập khẩu đến được tay người tiêu dùng là các công ty xuất khẩu của nước ngoài phải có được sự công nhận và mối quan hệ tốt với các công ty thương mại của Nhật.
Các quy chế và yêu cầu của thị trường Nhật đối với thuỷ sản nhập khẩu:
Quy trình nhập khẩu thủy hải sản theo quy định của Nhật Bản:
Quy trình để có hàng hóa của các công ty nước ngoài xuất hiện trên thị trường Nhật Bản khá phức tạp và chặt chẽ. Quy trình nhập khẩu này chịu sự chi phối của ba bộ luật chính bao gồm:
Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối
Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
Luật hải quan.
Trong đó, mỗi luật chịu trách nhiệm về một khâu của quá trình nhập khẩu như sau:
- Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối quy định các hạn chế khi nhập khẩu
thủy sản và thực phẩm chế biến vào thị trường Nhật về các mặt sau:
Hạn ngạch nhập khẩu: có một số mặt hàng thủy sản cần có hạn ngạch để được nhập khẩu vào thị trường Nhật như các loại cá ngừ, cá trích, cá tuyết, sò điệp, mực…
Phê duyệt nhập khẩu: quy định về các loại sản phẩm cần có sự phê duyệt của Bộ Thương mại trước khi nhập khẩu.
Xác nhận nhập khẩu: có 2 loại xác nhận, gồm Xác nhận nhập khẩu cấp trước và xác nhận nhập khẩu tại điểm thông quan. Mỗi loại xác nhận được quy định dành cho các mặt hàng riêng.
- Luật vệ sinh an toàn thực phẩm: quy định về phương thức kiểm tra và tiêu chuẩn đảm bảo an toàn của thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến được nhập khẩu vào Nhật Bản.
Hải sản và các loại thực phẩm chế biến sẽ được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi nhập khẩu.
Từ năm 2011, các mặt hàng hải sản chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế (kiểm dịch tất cả các lô hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo không có các mặt hàng thực phẩm có khả năng cao vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm). Thêm vào đó, các loại tôm nuôi tại Thái Lan (kiểm tra oxolinic acid)