Các nghiên cứu về tính chất có đi có lại nhƣ một thành tố của vốn xã hội

Một phần của tài liệu Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người việt nam (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Các nghiên cứu về tính chất có đi có lại nhƣ một thành tố của vốn xã hội

Do vậy, phần này sẽ tập trung tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến các vấn đề như tính chất có đi có la ̣i trong khái ni ệm vốn xã hô ̣i, tính chất có đi có la ̣i như một chỉ báo đo lường vốn xã hô ̣i, tính chất có đi có la ̣i của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hô ̣i.

1.2.1. Tính chất có đi có la ̣i trong khái niệm vốn xã hô ̣i

Trong nhiều định nghĩa về vốn xã hội đã bao hàm tính chất có đi có lại.

Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết, trong đó các thành viên tương tác qua lại với nhau [Bourdieu, 1986: tr.

21

248]. Hay như Nan Lin (2001: 25) đã nhấn ma ̣nh: "... Để sản sinh ra lợi ích , các cá

nhân tiến hành tương tác lẫn nhau trong các mạng lưới quan hê ̣ xã hội của ho ”. Như vâ ̣y, cả Bourdieu và Nan Lin đều nhắc đến cái gọi là "tương tác qua la ̣i với nhau " hay chính là tính chất có đi có lại trong vốn xã hô ̣i . Theo Bourdieu và Nan Lin , vốn xã hô ̣i không tự nhiên có được mà được sinh ra từ chính sự có đi có la ̣i trong ma ̣ng lưới quan hê ̣ xã hô ̣i và sẽ trở lên đa da ̣ng hơn tùy thuô ̣c vào sự đa da ̣ng của các liên kết xã hô ̣i . Nói một cách khác, "có đi có lại" chính là một tính chất quan trọng của vốn xã hô ̣i.

Nhấn mạnh hơn đặc trưng của vốn xã hội, Portes khẳng định sự trao đổi qua lại và lòng tin là nguồn gốc của vốn xã hội [Portes, 1998, tr. 7]. Còn nhà chính tr ị học người Mỹ gốc Nhâ ̣t Fukuyama la ̣i đ ề cập đến tính chất có đi có lại trong vốn xã hô ̣i ở

góc độ văn hóa , thái độ . Ông nhấn ma ̣nh chuẩn mực có đi có lại là đặc trưng quan trọng nhất của v ốn xã hô ̣i . Trong bài viết "Vốn xã hô ̣i và xã hô ̣i dân sự " (Social Capital and Civil Society) Fukuyama đã đi ̣nh nghĩa về vốn xã hô ̣i như sau : "Trong các chuẩn mực làm nên vốn xã hội c ó chuẩn mực có đi có lại . Chuẩn mực có đi có lại tồn tại trong tiềm thể (in potentia), trong lối xử sự của tôi với mọi người , nhưng nó chỉ

được hiê ̣n thực hóa khi tôi xử sự với bạn bè của tôi mà thôi" [Fukuyama, 2000, tr.3].

Tính chất có đi có lại tiếp tục được khẳng định là một trong ba tính chất quan trọng nhất tạo nên vốn xã hội trong khái niệm về vốn xã hội của Putnam: "Tóm lại, vốn xã hội chỉ các liên kết xã hội (social connection) và các chuẩn mực và sự tin tưởng kèm theo” [Putnam, 1995, tr. 664-665]. Hay như Lê Minh Tiến tiếp cận vốn xã hô ̣i theo 3 cấp độ: vĩ mô, trung mô và vi mô , trong đó "Ở cấp độ vĩ mô , vốn xã hội được hiểu là là các giá tri ̣ và chuẩn mực của nền văn hóa xã hội , bao gồm cả lòng tin và sự

có đi có lại" [Lê Minh Tiến , 2007, tr. 72-73]. Nguyễn Ngọc Bích (2006) và Ngô Đức Thịnh (2008) cũng cùng chung một quan tâm là nêu lên các biểu hiện ra bên ngoài của vốn xã hội, trong đó có tính chất có đi có lại. Thêm mô ̣t bằng chứng nữa là nhâ ̣n đi ̣nh của Trần Hữu Dụng (2006) rằng "không giống mọi loại vốn khác, vốn xã hội tùy vào

“lòng tốt” của kẻ khác, sự “có đi có lại” của nhiều người, và lợi ích của nó là của chung". Tất cả các quan điểm trên đều hướng tới mô ̣t mu ̣c đích chung là chỉ ra mối liên hê ̣ mâ ̣t thiết giữa vốn xã hô ̣i và "có đi có lại", trong đó "có đi có lại" là một thành tố để tạo nên vốn xã hội và vốn xã hội chỉ được duy trì khi tồn tại "có đi có lại".

22

1.2.2. "Có đi có lại" như một chỉ báo đo lường vốn xã hô ̣i

"Có đi có lại " không chỉ đươ ̣c nhắc đến như mô ̣t tính ch ất của vốn xã hô ̣i mà

còn được nhấn mạnh như một ch ỉ báo đo lường vốn xã hô ̣i mô ̣t cách hiê ̣u quả . Thời kì đầu những năm 1990, các nhà nghiên cứu thường lựa chọn phương pháp đo lường vốn xã hội thông qua qui mô ma ̣ng quan hê ̣ xã hô ̣i . Nhưng kể từ sau năm 2000, nhiều tiêu chí đo lường đa dạng hơn đã được sử dụng . Chẳng ha ̣n như Ton van Schaik đã tiến hành đo lường vốn xã hô ̣i của người Châu Âu thông qua 4 chiều ca ̣nh : 1) Lòng tin giữa các cá nhân , 2) Lòng tin đối với thể chế , 3) Sự tham gia vào x ã hội dân sự , 4) Chuẩn mực có đi có la ̣i . Như vâ ̣y, chuẩn mực có đi có la ̣i đã được đề câ ̣p đến như mô ̣t tiêu chí quan tro ̣ng để đo lường vốn xã hô ̣i [Ton van Schaik, 2002].

Hay như Hilde Coffe´ (2009) cũng lựa chọn tính chất "có đi có lại" là một trong những tiêu chí để đo lường vốn xã hô ̣i ta ̣i Flemish - mô ̣t vùng đất thuô ̣c Bỉ . Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác đã đề cập đến nhiều tiêu chí đo lường đa da ̣ng như bô ̣ tiêu chí của hai nghiên cứu thuộc cơ quan Thống kê Canada là C .A. Bryant và D.Norris, bô ̣ tiêu chí của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), bộ tiêu chí của cơ quan thống kê Úc hay bộ tiêu chí của hai tác giả V.Vella (Nam Phi) và D. Narajan (Ngân hàng thế giới) [Lê Minh Tiến , 2007, tr. 74]. Tuy nhiên, có thể thấy một trong những tiêu chí chung được lựa cho ̣n để đo lường vốn xã hô ̣i vẫn là sự giúp đỡ có đi có lại.

1.2.3. Tính chất có đi có la ̣i của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hô ̣i

Có thể rút ra nghĩa vu ̣ tối cần thiết cho đi phải đá p la ̣i trong hà nh vi trao đổi từ câu nói nổi tiếng của nhà triết ho ̣c La Mã Cicero: "Không có nghĩa vụ nào cần thiết hơn nghĩa vụ phải đá p trả lại lò ng tốt...Tất cả loà i người sẽ đều không tin nhữ ng kẻ hay quên ơn huê ̣" [Howard Becker, 1956, tr. 1]. Tính chất "có đi có lại" này cũng đã đươ ̣c đề câ ̣p đến như mô ̣t nguyên tắ c trong trao đổi quà cũng như các giao di ̣ch kinh tế giản đơn ngay từ các xã hô ̣i cổ sơ trong tá c phẩm "Luâ ̣n về biếu tă ̣ng " của Mauss. Mauss cho rằng trao đổi là mẫu số chung của nhiều sinh hoa ̣t xã hô ̣i và thực chất của trao đổi luôn cho thấy "ba sự bắt buô ̣c: Tă ̣ng, nhâ ̣n và đáp tă ̣ng" [Mauss, 1925, tr.207].

Ở góc độ kinh tế, Homans trong tác phẩm "Hành vi xã hội như một sự trao đổi"

đã xem tính chất có đi có la ̣i như mô ̣t khuôn mẫu trao đổi trong giao di ̣ch kinh tế nói riêng và trong mọi trao đổi xã hội nói chung [Cropanzano, Russell; Mitchell, Marie, 2007, tr. 878]. Điểm giống nhau gi ữa Mauss và Homans là cùng thừa nhâ ̣n "có đi có

23

lại" là bản chất của mọi mối quan hệ trao đổi trong vốn xã hội nhưng vớ i Mauss , nguyên tắc này chi ̣u sự kiểm soát của các qui ước xã hô ̣i , còn Homans lại cho rằng sự tính toán đến chi phí và lợi ích đã tạo nên nguyên tắc có đi có lại này . Gouldner (1960) cũng có mô ̣t đóng góp quan tro ̣ng trong viê ̣c chỉ ra ba da ̣ng t hức có đi có lại dựa trên quan điểm liên ngành. Ba da ̣ng thức đó là: (1) Có đi có lại là một mô hình trao đổi phụ thuộc lẫn nhau, (2) Có đi có lại như một tín ngưỡng dân gian, (3) Có đi có lại như một chuẩn mực đạo đức [Cropanzano, Russell; Mitchell, Marie S, 2007, tr. 876].

Nhưng đến những năm 1980, các nhà nghiên cứ u mới bắt đầu nhìn nhâ ̣n tính chất "có đi có lại " trong vốn xã hội như một hành vi ứng xử xã hô ̣i để nghiên cứ u sâu hơn về nó như mô ̣t chỉnh thể đô ̣c lâ ̣p . Bài viết "Sự có đi có la ̣i : Cung cấp hàng hóa công thông qua những đóng góp tự nguyê ̣n " (1984) của Sugden là mô ̣t nghiên cứu tiêu biểu về hành vi trao đổi có đi có lại thông qua việc đó ng góp tự nguyê ̣n để cung cấ p hàng hóa công. Sugden đã đưa ra giả thuyế t rằng mỗi chủ thể đề u chú ý đến số lượng đóng gó p mà họ muốn ngườ i khá c cung cấ p cho mì nh. Nếu số lượng đó ng gó p đó

bằng hoă ̣c lớn hơn e thì họ cũng sẽ cảm thấy có nghĩa vu ̣ phải đóng góp trở la ̣i mô ̣t số

lươ ̣ng ít nhất bằng e. Và Sugden gọi đây là nguyên tắc có đi có lại [Sugden, 1984, tr.

775]. Sugden đã nhấn mạnh rằng sự hợp tá c đươ ̣c thực hiê ̣n không phải do lựa cho ̣n hơ ̣p lý về kinh tế mà do chi ̣u sự chi phối của "qui tắc đa ̣o đức".

Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, các nghiên cứu về tính chất "có đi có lại"

mới bắt đầu chú ý đến viê ̣c phát hiê ̣n các lý thuyết cơ bản liên quan đế n đă ̣c tính này.

Nhà kinh tế học người Mỹ Mattheww Rabin được coi là mô ̣t trong những nhà nghiên cứu đầu tiên chính thức xây dựng khái niê ̣m "có đi có lại" thành mô ̣t mô hình lý thuyết.

Rabin đã đưa ra mô ̣t khuôn mẫ u có đi có lại dựa trên sự nhấ n ma ̣nh về ý đi ̣nh (intention) và mứ c đô ̣ lòng tốt (không tốt) chứ không phải kết quả của hành đô ̣ng [trích dẫn theo Armin Falk and Urs Fischbacher, 2006, tr. 298].

Tóm lại, nhìn ở mặt cấu trúc , "có đi có lại " là một thành tố của vốn xã hô ̣i hay nói cách khác "có đi có lại" chính là vốn xã hội và vốn xã hội chính là các quan hệ giúp đỡ có đi có lại. Mặt khác, về chức năng, nó là chỉ báo hiê ̣u quả để đo lường vốn xã hội và là một nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất để tạo ra và duy t rì sự cân bằng, ổn đi ̣nh trong mo ̣i trao đổi xã hô ̣i . Nó nhấn mạnh đến qui luật cho đi thì phải đáp lại hay cho thì phải được nhâ ̣n, nhâ ̣n rồi thì phải cho đi . Tức là, mọi mối quan hệ xã hội muốn phát triển tốt đẹp và bền vững thì phải có sự giúp đỡ lẫn nhau , đôi bên cùng có lợi .

24

Nhưng nhìn về nô ̣i dung , điều nà y có đúng ở mo ̣i loa ̣i hì nh giúp đỡ, trong mo ̣i loa ̣i hình ma ̣ng lướ i xã hô ̣i hay không ? Ví dụ, những giúp đỡ qua la ̣i về tình cảm có luôn sòng phẳng đươ ̣c như nhữ ng giúp đỡ nhau về tiền ba ̣c hay không ? Finch and Mason (1993) chỉ ra rằ ng có đi có lại giữa các thành viên trong gia đì nh và họ hàng là quá trình liên tu ̣c và phải mất nhiều năm mớ i nhâ ̣n ra . Sự có đi có lại này được thực hiê ̣n rất linh hoa ̣t, dựa trên nền tảng của nghĩa vu ̣ gia đình [Xem Wendy Stone, 2001, tr. 30].

Như vâ ̣y, nhiều nghiên cứu về quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội đã nhấn mạnh đến tính chất có đi có la ̣i như một thành tố hay chỉ báo đo lường quan trọng của vốn xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này mới chỉ xem xét tính có đi có lại là đối xứng mà chưa đề cập hoặc không phân tích đầy đủ về mặt bất đối xứng. Do vậy, trong phần tiếp theo, luận án sẽ khảo sát các nghiên cứu có bàn đến trường hợp riêng này.

Một phần của tài liệu Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)