CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thao tác hóa khái niệm và công cụ đo
Như đã đề cập ở trên, mạng lưới quan hệ xã hội được đo ở đây là mạng lõi (core network) bao gồm bạn bè thân thiết và gia đình ruột thịt. Bạn bè thân được xác định là những người có khả năng là ngư ời được nghĩ đến đầu tiên có thể huy đô ̣ng khi cần sự giúp đỡ . Chúng tôi đo lường quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với lần lượt ba người bạn thân nhất của họ. Không có tiêu chí khách quan nào để định mức thế nào là bạn thân nhất và thế nào là bạn ít thân hơn. Do vậy, việc xác định thế nào là bạn thân nhất và bạn ít thân hơn hoàn toàn do cảm nhận chủ quan của người được hỏi.
Trong luận án này, ba người bạn thân được kí hiệu là bạn 1, bạn 2 và bạn 3, trong đó
41
bạn 1 là bạn thân nhất, tức là người bạn được nghĩ đến đầu tiên khi cần sự giúp đỡ và bạn 2 là bạn ít thân hơn bạn 1, bạn 3 là bạn ít thân hơn bạn 2. Bạn 2 và bạn 3 cũng là những người bạn thân nhưng khi cần đến sự giúp đỡ nào đó, người được hỏi sẽ nghĩ đến hai người bạn này sau người bạn thân thứ nhất. Bên cạnh đó, các thành viên gia đình ruột thịt của người được hỏi được xác định trong luận án này gồm có bố mẹ và con cái của họ. Do vậy, quan hệ giúp đỡ liên thế hệ được xem xét trong luận án này là quan hệ giúp đỡ xoay quanh ba thế hệ, trong đó người được hỏi là thế hệ trung tâm hình thành mối quan hệ cho - nhận với thế hệ bố mẹ và thế hệ con của họ.
Tiếp đến là khái niệm "tính có đi có lại". "Tính có đi có lại" là quan hệ giúp đỡ giữa hai hay nhiều hơn hai chủ thể. Sự giúp đỡ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp (bắc cầu). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh lại rằng có đi có lại không có nghĩa là luôn đối xứng.
Tức là, tính có đi có lại luôn hàm chứa hai trường hợp riêng là đối xứng và bất đối xứng. Xét theo chủ thể, có nhiều mô hình có đi có lại như sau:
Hình 2.3: Có đi có lại trực tiếp giữa hai chủ thể
Hình 2.4: Có đi có lại gián tiếp (bắc cầu) giữa ba chủ thể
Hình 2.5: Có đi có lại gián tiếp giữa nhiều chủ thể Trong hình 2.3, A giúp B và B giúp lại A thì có thể kết luận giữa A và B có đi
có lại. Ở hình 2.4 (có đi có lại kiểu bắc cầu), A giúp B nhưng A có thể không kì vọng B giúp lại mình mà lại muốn B giúp C, tức là trong trường hợp này B vẫn thể hiện được sự có đi có lại với A bằng cách đáp ứng đúng kì vọng của A. Ở hình 2.5, tương tự hình 2.4, sự giúp đỡ có thể xảy ra giữa nhiều chủ thể trong một mạng lưới gồm nhiều mối quan hệ xã hội đan xen. Ví dụ như, A giúp B, đến lượt B lại mang sự giúp đỡ nhận được từ A để giúp F, đến lượt F lại mang sự giúp đỡ nhận được từ B để giúp
A B
A
C B
E
D
B
C A
F
42
lại A và E, đến lượt E lại mang sự giúp đỡ nhận được từ F để giúp đỡ lại A. Như vậy, theo tính chất bắc cầu, lúc đầu A cho đi sự giúp đỡ của mình tới người khác và cuối cùng A lại nhận được sự đền đáp bắc cầu từ chính những người A đã giúp đỡ. Trong cuộc sống luôn tồn tại các kiểu loại quan hệ xã hội có đi có lại gián tiếp theo mô hình nhiều chủ thể như trên. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, luận án này sẽ không đi đo lường tính có đi có lại của quan hệ giúp đỡ mà chỉ muốn đo lường trường hợp riêng của nó là tính đối xứng và bất đối xứng. Tính đối xứng và bất đối xứng này chỉ được nhìn thấy rõ khi được xem xét trong những chiều cạnh cụ thể như: số lượng loại hình giúp đỡ, tính chất loại hình giúp đỡ, hoàn cảnh giúp đỡ. Mô hình đối xứng của quan hệ giúp đỡ ở dạng cơ bản nhất giữa hai chủ thể được sơ đồ hóa như sau.
Hình 2.6: Đối xứng trong quan hệ cho - nhận giúp đỡ
Nếu như ở các hình 2.3, hình 2.4, hình 2.5, quan hệ cho - nhận giúp đỡ mới chỉ thể hiện được tính chất có đi có lại thì ở hình 2.6, quan hệ cho - nhận này đã phản ánh rõ đặc tính đối xứng. Tính đối xứng được thể hiện trước tiên ở chiều cạnh số lượng loại hình giúp đỡ: A giúp B được hai loại hình giúp đỡ về tiền bạc và sức lao động thì B cũng giúp đỡ lại A đúng bằng số lượng hai loại hình giúp đỡ này.
Tính đối xứng còn được thể hiện ở chiều cạnh tính chất loại hình giúp đỡ: A giúp B tiền bạc thì B cũng giúp lại A về tiền bạc. Cuối cùng, tính đối xứng có thể được nhìn thấy ở chiều cạnh hoàn cảnh giúp đỡ: A giúp B khi cưới hỏi thì B cũng giúp lại A đúng vào hoàn cảnh cưới hỏi. Trái lại, mô hình bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ ở dạng cơ bản nhất giữa hai chủ thể được sơ đồ hóa như sau.
Hình 2.7: Bất đối xứng trong quan hệ cho - nhận giúp đỡ
A B
Tiền bạc
Chia sẻ tâm sự, Sức lao động
A
Cưới hỏi
Tìm việc B
A B
Tiền bạc, Sức lao động
Tiền bạc, Sức lao động
A
Cưới hỏi
Cưới hỏi
B
43
Hình 2.7 cho thấy rõ các quan hệ cho - nhận giúp đỡ bất đối xứng ở cả ba chiều cạnh nêu trên. Thứ nhất, A chỉ giúp B một loại hình giúp đỡ nhưng B lại giúp lại được A số lượng lớn hơn là hai loại hình giúp đỡ. Thứ hai, A giúp B về tiền bạc nhưng B chỉ có thể giúp A hai loại hình giúp đỡ khác là chia sẻ tâm sự và sức lao động. Thứ ba, A giúp B khi cưới hỏi nhưng B chỉ giúp được A trong hoàn cảnh tìm việc. Đến đây, chúng tôi đưa ra định nghĩa về tính đối xứng và bất đối xứng dưới góc độ định lượng và chỉ áp dụng để đo trong phạm vi giới hạn của nghiên cứu này là đo kết quả thực tế của hành vi cho và nhận giúp đỡ, chứ không đo các kì vọng của người giúp đỡ. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, tính chất có đi có lại có thể xuất hiện trong các mô hình giúp đỡ giữa hai hay nhiều hơn hai chủ thể trong khi tính đối xứng và bất đối xứng chỉ được dùng để đo quan hệ giúp đỡ giữa hai chủ thể hoặc hai cặp chủ thể.
Tính đối xứng trong quan hệ giúp đỡ giữa hai chủ thể hoặc hai cặp chủ thể (ví dụ hai người bạn hoặc cặp quan hệ "bố mẹ giúp" và "nhận giúp đỡ từ con") được xem như là mối quan hệ giúp đỡ hai chiều, phản ánh sự tương ứng về tổng số lượng của loại hình giúp đ ỡ (“cho bao nhiêu loại hình” tương ứng với “nhận bấy nhiêu loại hình”), phù hợp về tính chất của loại hình (“cho” gì, “nhận”đấy), giống nhau trong hoàn cảnh trợ giúp (giúp đỡ trong cưới xin, nhận lại sự trợ giúp trong cưới xin).
Ngược lại, tính bất đối xứng là số lượng, tính chất và hoàn cảnh giúp đỡ của hai chủ thể trong quan hệ giúp đỡ không tương ứng, không phù hợp và không giống nhau.
Đối xứng hoàn toàn xảy ra khi có sự tương thích về cả ba chiều cạnh nêu trên.
Nếu chỉ có sự tương thích về một trong ba chiều cạnh này thì được coi là đối xứng bộ phận. Tường tự, bất đối xứng hoàn toàn là không có sự tương thích về cả ba chiều cạnh nêu trên. Nếu chỉ có sự không tương thích về một trong ba chiều cạnh này thì được coi là bất đối xứng bộ phận.
Định nghĩa trên cho thấy tính đối xứng và bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ của quan hệ xã hội có thể được nhìn thấy rõ nhất trong quan hệ giúp đỡ giữa hai người bạn thân. Trong khi đó, tính đối xứng và bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ giữa các thế hệ trong gia đình có thể được nhìn thấy thông qua nhiều cặp chủ thể thế hệ khác nhau. Mặt khác, xét về qui mô mạng lưới có thể thấy theo kết quả của điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2013, qui mô hộ trung bình của Việt Nam là 3,7 [Bộ kế hoạch và đầu tư , 2013, tr. 2]. Trong khi đó, trong
44
nghiên cứu của chúng tôi về "Quan hệ xã hội và vốn xã hội: so sánh Việt Nam và Hàn Quốc" được thực hiện năm 2012, chúng tôi đã đo được qui mô trung bình mạng quan hệ xã hội của người Việt Nam là 5,6. Như vậy, qui mô mạng quan hệ xã hội của một cá nhân lớn hơn 1,5 lần qui mô mạng quan hệ gia đình của họ. Qui mô mạng lưới khác nhau chắc hẳn mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong quan hệ xã hội và trong quan hệ gia đình cũng có nhiều điểm khác biệt.
Quan hệ bạn bè là loại quan hệ không chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi các chuẩn mực như quan hệ gia đình. Ví dụ như không có chuẩn mực khắt khe nào trừng phạt A vì A không giúp B trong khi A không muốn điều đó. Trái lại, trong gia đình, các thế hệ có những nguyên tắc ràng buộc mặc định khác với các quan hệ xã hội khác.
Trách nhiệm phải giúp đỡ lẫn nhau giữa các thế hệ không chỉ được qui định bởi những chuẩn mực bất thành văn mà còn được qui định rõ ràng trong các điều luật về hôn nhân và gia đình. Quan hệ giúp đỡ trong gia đình chỉ là một trường hợp riêng của quan hệ giúp đỡ trong xã hội. Bởi một cá nhân có thể đóng rất nhiều vai trong xã hội như vừa là bố, vừa là con và vừa là nhiều vị trí xã hội khác. Một cá nhân có thể có xu hướng ứng xử này trong quan hệ giúp đỡ với bạn bè nhưng lại có thể có xu hướng ứng xử khác trong quan hệ giúp đỡ với các thế hệ trong gia đình. Do vậy, luận án này đo tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong quan hệ xã hội nói chung nhưng vẫn muốn làm rõ cả đặc tính này trong quan hệ giúp đỡ ở gia đình như trường hợp riêng của quan hệ giúp đỡ trong xã hội. Có thể sơ đồ hóa các kiểu quan hệ cho - nhận giúp đỡ giữa bạn bè và giữa các thế hệ trong gia đình như sau. Trước tiên là sơ đồ hóa kiểu quan hệ cho - nhận giữa hai người bạn thân.
Hình 2.8: Quan hệ cho - nhận giữa hai người bạn
Hình 2.8 là mô hình đại diện cho quan hệ giúp đỡ giữa hai người bạn thân.
Theo định nghĩa về tính đối xứng và bất đối xứng nêu trên, quan hệ cho - nhận này sẽ đối xứng nếu có sự tương thích ở từng chiều cạnh hoặc ở đồng thời cả ba chiều cạnh: số lượng loại hình giúp đỡ, tính chất loại hình và hoàn cảnh giúp đỡ. Ngược lại, nếu không có sự tương thích ở từng chiều cạnh hoặc ở đồng thời cả ba chiều
Cho
Nhận
A B
45
cạnh trên thì quan hệ cho - nhận này là bất đối xứng. Luận án này sẽ đo lường mức độ đối xứng và bất đối xứng của ba cặp quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè thân thiết theo mô hình 2.8. Ba cặp quan hệ giúp đỡ chính là các quan hệ giúp đỡ giữa người trả lời với lần lượt ba người bạn thân nhất. Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, tính đối xứng và bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ giữa các thế hệ trong gia đình có thể được xem xét thông qua nhiều cặp chủ thể thế hệ khác nhau như hình 2.9.
Hình 2.9: Quan hệ cho - nhận giữa các thế hệ trong gia đình
Nhìn vào hình 2.9 có thể thấy tính đối xứng và bất đối xứng có thể được phân tích thông qua cặp quan hệ giúp đỡ cho 1 - nhận 1 giữa thế hệ F1 và thế hệ F2 hoặc cặp quan hệ giúp đỡ cho 2 - nhận 2 giữa thế hệ F2 và thế hệ F3. Tuy nhiên, quan hệ giúp đỡ giữa từng cặp thế hệ này về bản chất vẫn mang nhiều điểm giống quan hệ cho - nhận giữa hai chủ thể là hai người bạn như mô hình của hình 2.8.
Điểm khác chỉ là quan hệ giúp đỡ giữa hai chủ thể này được đặt trong bối cảnh gia đình. Do vậy, luận án này sẽ không đo tính đối xứng và bất đối xứng của các cặp quan hệ giúp đỡ này trong gia đình. Mặt khác, tính đối xứng và bất đối xứng có thể được phân tích thông qua cặp quan hệ giúp đỡ "cho 1 - cho 2" giữa "thế hệ F1 với thế hệ F2" và "thế hệ F2 với thế hệ F3" hoặc cặp quan hệ giúp đỡ "nhận 1 - nhận 2"
giữa "thế hệ F1 với thế hệ F2" và "thế hệ F2 với thế hệ F3". Khi xem xét tính đối xứng và bất đối xứng thông qua các cặp quan hệ giúp đỡ này tức là cần tìm hiểu xem khi quan hệ gia đình biến đổi theo thời gian thì tính chất đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa các thế hệ trong gia đình được biến đổi như thế nào?
Vì quan hệ cho 2 và nhận 2 được phản ảnh bởi quan hệ cho 1 và nhận 1 nên nếu quan hệ cho 2 và nhận 2 giữa thế hệ F2 và thế hệ F3 đối xứng, tức là được lặp đi lặp lại giống với quan hệ cho 1 và cho 2 giữa thế hệ F1 và thế hệ F2 thì có nghĩa là quá trình xã hội hóa và các giá trị gia đình vẫn tiếp tục được duy trì dù ở mức độ này hay mức độ khác và ngược lại. Tuy nhiên, quan hệ cho 2 và nhận 2 chỉ là sự phản ảnh lại một chiều (chiều cho hoặc chiều nhận) của quan hệ cho 1 và nhận 1.
Cho 1 Cho 2
Nhận 1 Nhận 2
F1 F2 F3
46
Do vậy, tạm thời các cặp quan hệ giúp đỡ một chiều giữa các thế hệ này cũng không được phân tích trong luận án này. Cuối cùng, tính đối xứng và bất đối xứng có thể được xem xét trong cặp quan hệ "cho 1 - nhận 2" hoặc "cho 2 - nhận 1" giữa
"thế hệ F1 với thế hệ F2" và "thế hệ F3 với thế hệ F2", trong đó thế hệ F2 là trung tâm hình thành quan hệ cho - nhận với thế hệ trước và sau họ. Tuy nhiên, do hai cặp quan hệ "cho 1 - nhận 2" hoặc "cho 2 - nhận 1" là sự phản ánh của nhau nên luận án này chỉ lựa chọn một cặp quan hệ giúp đỡ đại diện là cặp quan hệ giúp đỡ
"cho 1 - nhận 2". Đây là quan hệ giúp đỡ hai chiều giữa ba thế hệ, trong đó người được hỏi đóng vai trò là thế hệ trung tâm F2 hình thành quan hệ cho - nhận giúp đỡ với bố mẹ (thế hệ F1) và con cái họ (thế hệ F3). Chúng tôi muốn đo lường xem mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ cho - nhận giúp đỡ được biểu hiện khác nhau như thế nào qua các thế hệ. Nói một cách cụ thể, luận án này muốn so sánh hai cặp quan hệ "bố mẹ (thế hệ F1) giúp" so với "nhận giúp đỡ từ con (thế hệ F3), trong đó người được hỏi (thế hệ F2) là trung tâm hình thành quan hệ cho - nhận với bố mẹ và con cái họ.
Các chỉ báo và công cụ đo tính đối xứng và bất đối xứng đã được thiết kế ngay từ khi thực hiện đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam". Chỉ báo thứ nhất là số lượng của các loại hình giúp đỡ. Chỉ báo thứ hai là tính chất các loại hình giúp đỡ và chỉ báo thứ ba là hoàn cảnh giúp đỡ.
Công cụ đo các chỉ báo về tính đối xứng và bất đối xứng được xác định như sau.
Để có thông tin về các số lượng các loại giúp đỡ chính, chúng tôi đã lần lượt liệt kê bốn loại hình như chia sẻ tâm sự, tiền bạc, sức lao động, cung cấp thông tin quan trọng.
Với những loại hình giúp đỡ đã được xác định, chúng tôi tiếp tục làm rõ xem họ giúp đỡ/nhận giúp đỡ trong hoàn cảnh nào (cưới hỏi, tang ma, xây/mua nhà, tìm việc, đầu tư làm ăn, mua sắm vật dụng đắt tiền trong quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè). Như vâ ̣y, tổng số loại hình giúp đỡ sẽ dao động từ 1 đến 4. Tác giả hỏi tương tự với ba người bạn thân mà người trả lời nghĩ đến đầu tiên trong đầu khi được hỏi đến. Tương tự với quan hê ̣ gia đì nh, chúng tôi cũng lần lượt liệt kê bốn loại hình giúp đỡ nêu trên. Các loại hình giúp đỡ này được xem xé t trong từ ng hoàn cảnh cu ̣ thể . Chúng tôi lựa cho ̣n bốn hoàn cảnh mà bố mẹ và con cái thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau bao gồm: xây/mua nhà, tìm việc, đầu tư làm ăn, ốm đau.