Tính bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong gia đình nông thôn

Một phần của tài liệu Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người việt nam (Trang 72 - 76)

Về trách nhiệm với các con, vợ chồng ông Trung luôn kèm cặp dạy bảo các con từ việc học hành đến các đạo đức ứng xử trong cuộc sống. Khi con gái lớn chọn trường thi đại học, vợ chồng ông cũng là người tìm hiểu tham khảo các thông tin để tư vấn giúp con. Hiện tại con gái lớn đã đi làm và tự trang trải được cuộc sống nên vợ chồng ông Trung chỉ còn phải hỗ trợ tài chính cho cậu con trai út vẫn đang đi học. Thi thoảng con gái lớn vẫn giúp bố mẹ việc đồng áng và việc nhà. Con gái lớn ông Trung cũng thường xuyên chia sẻ tâm sự những chuyện vui buồn với vợ chồng ông hơn cậu con trai út.

68

Khác với quan hệ giúp đỡ trong các gia đình miền Bắc hay miền Trung, phần lớn các gia đình miền Nam đã và đang duy trì xu hướng giúp đỡ đối xứng giữa bố mẹ và con cái.

[...] Đôi khi ba mẹ cũng giúp trông nhà, cho mượn tiền xây nhà, chia sẻ buồn vui. Con cái cũng vậy, con gái lớn nhà chị cũng đi làm rồi, cũng giúp được phần nào kinh tế, việc nhà... Nhưng nói chung trong Nam không lo mấy chuyện tích lũy tiền bạc đâu à. Làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, sài hết thì mượn tạm của ba mẹ hay của con cái, anh chị em, bạn bè... Nói chung ba mẹ và con cái thoải mái.

Thời đại học, chị vừa đi học vừa đi làm thêm, ba mẹ cũng không phải chi phí nhiều. Tìm việc cũng bạn bè giới thiệu, chăm con cũng thuê người chăm là chính [...] (Nữ, 45 tuổi, Quận 3, tp HCM)

Như vậy, các nghiên cứu trường hợp cho thấy dù ở nông thôn hay đô thị, là nam giới hay nữ giới, ở các độ tuổi khác nhau thì xu hướng giúp đỡ chung giữa các thế hệ trong gia đình của người dân miền Bắc và người dân miền Trung vẫn mang tính bất đối xứng theo chiều bố mẹ thường giúp đỡ con cái nhiều loại hình giúp đỡ hơn là con cái có thể cung cấp trở lại cho bố mẹ. Ngược lại, trong phần lớn các gia đình người miền Nam, mức độ đối xứng của quan hệ giúp đỡ được thể hiện tương đối rõ rệt. Tuy nhiên, một đặc điểm chung là càng là thế hệ gần nhau thì số lượng loại hình giúp đỡ mà hai bên có thể cung cấp cho nhau càng nhiều.

Các kết quả định lượng và nghiên cứu trường hợp đã cho thấy rõ qui luật chung về tính bất đối xứng theo xu hướng bố mẹ luôn đầu tư tối đa cho con cái bằng việc thường cung cấp cho con cái số lượng loại hình giúp đỡ nhiều hơn là con cái có thể cung cấp trở lại. Điều này được thể hiện rõ ràng trong các gia đình miền Bắc và miền Trung hơn so với các gia đình miền Nam. Tuy nhiên, kì vọng của bố mẹ khi đầu tư cho con như vậy là thế nào? Các phỏng vấn sâu cho thấy có lẽ càng là những người sống ở nông thôn thì khao khát mong muốn con cái được thành đạt, được thoát li khỏi sự nghèo khổ của nông thôn lại càng lớn. Đáng chú ý là mức sống cao thấp quyết định việc đầu tư cho con cái học hành của các hộ gia đình ở nông thôn. Nói chung, các bậc phụ huynh đều kì vọng con cái sẽ là một chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần khi họ về già. Tuy nhiên, đây không phải là sự kì vọng rạch ròi theo kiểu kinh tế vào một sự đền đáp ngang giá hay một giá trị khổng lồ. Mặc dù vậy, nhìn chung khi đầu tư cho con cái không phải là họ đã không có sự tính toán đến lợi ích thu được.

Ngoài sự tính toán đến chi phí và lợi ích, lý do đầu tư cho con cái còn là vì những chuẩn mực đạo đức như bổn phận trách nhiệm của cha mẹ, trách nhiệm làm rạng danh tổ tiên hay những đánh giá của dân làng, sĩ diện và thể diện của gia đình với làng

69

nước. Những chuẩn mực và qui ước này đã và vẫn đang được đề cao trong xã hội Việt Nam, đặc biệt ở những vùng nông thôn, nơi còn lưu giữ nhiều nét tư duy truyền thống.

[...] Để con không nghề, hư hỏng là mình có lỗi vì không làm tròn bổn phận cha mẹ. [...]có bố mẹ nào đầu tư cho con lại không kì vọng con nên người, không tài thì chí ít cũng có việc làm, sau này còn báo hiếu được bố mẹ. Vật chất cũng cần mà tinh thần cũng cần [...] Cách đây 6, 7 năm bác tính vay mượn để xây lấy 1, 2 phòng trò cho thuê nhưng sợ nhiều thành phần xã hội phức tạp khiến con không học hành được nên quyết định thôi [...] (Nữ, 55 tuổi, nông thôn, Bắc Giang, mức sống thấp).

[...] Đi xuất khẩu lao động vài năm cũng được món tiền nhưng tiêu rồi cũng hết. Đầu tư cho con học hành lấy cái nghề ở quê hương mới là lợi ích lâu dài. Ở quê sống còn phải nhìn làng nước.

Con ngoan học giỏi, dân làng ngưỡng mộ thì mình cũng mát mày mát mặt. Cũng mong chí ít khi mình già nó nuôi được mình. Tổ tiên cũng tự hào [...] (Nam, 46 tuổi , nông thôn, Bắc giang, mức sống khá).

Khác với những trường hợp sinh sống ở nông thôn, do có điều kiện kinh tế hơn nên các gia đình ở đô thị thường đầu tư cho con cái học hành ở mức nhiều hơn. Các phỏng vấn sâu cho thấy ngoài học chính khóa, con cái trong các gia đình có điều kiện ở đô thị còn tham gia các lớp học ngoại khóa như bơi lội, võ thuật, đàn v.v... Tuy nhiên, kì vọng về sự đền đáp từ con cái của các bậc phụ huynh ở đô thị không có sự khác biệt đáng kể so với các bậc phụ huynh ở nông thôn. Đáng chú ý rằng các gia đình đô thị thường có điều kiện kinh tế hơn nên bố mẹ thường chủ động được tương lai cho mình về mặt vật chất hơn nên ít khi phải dựa dẫm vào con cái về loại hình giúp đỡ này.

Đặc biệt, với những gia đình có truyền thống nề nếp lâu đời thì lý do đầu tư cho việc học hành của con cái còn là vì muốn nối tiếp truyền thống của gia đình, dòng tộc.

[...]Già thì mình có lương hưu đủ sống rồi, không đòi hỏi gì nhiều ở con cái về vật chất nhưng rất cần một chỗ dựa tinh thần vững chắc để có thể chia sẻ, tâm sự những vui buồn. [...] Gia đình, họ hàng nhà chị từ trước đến nay vẫn có truyền thống học hành. Thế nên chị vẫn thường xuyên nhắc nhở con cái phải nhìn vào gương các anh chị em họ mà học tập. [...](Nữ, 41 tuổi, đô thị, Bắc Ninh).

Như vậy, dù ở nông thôn hay đô thị, dù có mức sống cao hay thấp thì kì vọng của cha mẹ vẫn thể hiện phần nào sự tính toán, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được khi đầu tư vào con cái. Tuy nhiên, những chuẩn mực đạo đức hay những qui ước của gia đình, dòng họ và xã hội vẫn chi phối mạnh hơn, khiến cho các quan hệ cho và nhận giúp đỡ trong gia đình thường theo xu hướng bất đối xứng.

Luận điểm thứ hai được chứng minh trong luận án này là mặc dù xu hướng chung là bố mẹ thường cung cấp cho con cái số lượng loại hình giúp đỡ nhiều hơn, tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện kinh tế của bố mẹ và con cái vẫn luôn tồn tại các trường hợp riêng như con cái có thể cung cấp cho bố mẹ số lượng loại hình giúp đỡ ngang bằng

70

hoặc nhiều hơn số lượng loại hình bố mẹ có thể cung cấp cho con cái. Luận điểm này được sơ đồ hóa như hình 3.3 dưới đây.

Hình 3.3: Giúp đỡ đối xứng và bất đối xứng giữa bố mẹ và con cái

Hình 3.3 thể hiện rõ rằng vẫn luôn tồn tại trường hợp đối xứng hoặc bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ giữa bố mẹ và con cái theo chiều ngược lại với xu hướng chung. Kích thước các hình chữ nhật khác nhau thể hiện xu hướng giúp đỡ đối xứng hay bất đối xứng. Kích thước hình chữ nhật càng lớn thì chủ thể thuộc khung hình đó càng có điều kiện kinh tế hơn và có thể cho đi sự giúp đỡ nhiều hơn là nhận lại. Ngược lại, khi kích thước hình chữ nhật của hai chủ thể cân bằng nhau tức là bố mẹ và con cái đều có khả năng kinh tế để cung cấp cho nhau số lượng loại hình giúp đỡ một cách đối xứng. Các khả năng xảy ra tính đối xứng hay tính bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ giữa bố mẹ và con cái cũng được thấy rõ trong các nghiên cứu trường hợp.

Hộp 3.3: Tính đối xứng và bất đối xứng về số lƣợng loại hình giúp đỡ giữa bố mẹ và con cái ở gia đình nông thôn

Gia đình chị Tâm (sinh năm 1976) hiện đang sống tại Yên Phong, Bắc Ninh vì nghèo nên không có đủ tiền đầu tư cho con cái học hành đến nới đến chốn. Con gái lớn phải bỏ học giữa chừng để đi làm công nhân. Con gái chị cũng giới thiệu cho bố được vào làm bảo vệ tại công ty. Con thứ hai và thứ ba mới học lớp 8, lớp 9 nhưng đã thành thạo việc đồng áng và trở thành lao động đắc lực giúp gia đình. Nhiều ngày nghỉ, các con còn phụ giúp chị đi bán trứng và đồ khô ở chợ phiên cách nhà 3 km.

Bố mẹ đẻ cũng không giúp đỡ được gì cho chị Tâm về tiền bạc vì nghèo. Bố mẹ chồng cũng nghèo nên ngoài mảnh đất và mấy gian nhà đang sống chung thì không còn gì để cho vợ chồng chị.

Tuy nhiên, đôi khi có việc cần như trông con hay cấy gặt là ông bà hai bên có thể giúp đỡ chị Tâm phần nào. Ngược lại, việc chị có thể giúp đỡ bố mẹ hai bên chủ yếu cũng chỉ là các công việc chăn nuôi, đồng áng hay chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau. Năm 2000, mẹ chị Tâm bị ngã phải bó bột bất động 1 tháng. Chị Tâm chỉ giúp bố mẹ chủ yếu bằng sức lao động như cấy giúp phần ruộng nhà bố mẹ, qua cơm nước phụ giúp bố mẹ. Ngoài ra, mỗi lúc có chuyện vui như con gái được tăng lương, chồng xin được việc làm v.v... hay chuyện buồn như vợ chồng xích mích chị Tâm thường tâm sự với bố mẹ đẻ và ngược lại bố mẹ chị Tâm cũng thường xuyên tâm sự chia sẻ với chị Tâm.

Bố mẹ Có ĐKKT

Con Bố

mẹ Con

Có ĐKKT

Bố mẹ Có ĐKKT

Con Có ĐKKT

71

Như vậy, khi cả bố mẹ và con đều không có điều kiện kinh tế thì họ thường hướng tới mô hình giúp đỡ đối xứng, tuy nhiên, các loại hình giúp đỡ mà hai bên có thể cung cấp cho nhau chủ yếu mang tính phi vật chất như sức lao động hay chia sẻ tâm sự.

Ngược lại, với những trường hợp con có điều kiện kinh tế khá hơn bố mẹ thì mô hình giúp đỡ thường mang tính bất đối xứng theo hướng con giúp đỡ bố mẹ nhiều loại hình hơn. Có sự khác biệt vùng miền trong quan hệ giúp đỡ này của gia đình nông thôn và gia đình đô thị. Dường như càng là các gia đình đô thị thì mức độ bất đối xứng theo hướng con giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn là bố mẹ có thể giúp đỡ con càng rõ hơn. Điều này là vì ở đô thị, nhiều trường hợp thế hệ sau có điều kiện kinh tế hơn thế hệ trước.

Mặt khác, trong khi ở nông thôn, con thường giúp đỡ bố mẹ bằng sức lao động trực tiếp thì ở đô thị, con thường giúp sức bố mẹ gián tiếp thông qua người giúp việc.

Một phần của tài liệu Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)