Cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người việt nam (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Cơ sở dữ liệu

2.3.2.1. Dữ liệu định lƣợng

Dữ liệu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này là một phần của bộ dữ

liê ̣u từ cuộc khảo sát 1430 đại diện hộ gia đình tại 5 tỉnh/thành phố ở Việt Nam (Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương) trong khuôn khổ đề tài “Sự hình thành và phát triển vốn xã hội tại Việt Nam” như đã đề cập trong phần mở đầu của luận án. Phương pháp thu thập dữ liệu của đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam" được cụ thể hóa trong phụ lục 1.

Các đối tượng khảo sát được đưa vào các mô hình kiểm định T-test hay mô hình kiểm định MacNemar phải là các đối tượng đã tham gia trả lời các câu hỏi tương ứng. Ví dụ, khi hỏi về việc anh/ chị đã từng giúp đỡ bạn về tiền bạc chưa? thì chỉ có những đối tượng đã trả lời câu hỏi này mới được đưa vào các mô hình kiểm định và phân tích hồi qui. Điều này đồng nghĩa với việc nếu đối tượng nào không tham gia trả lời nội dung hỏi nào đó thì các kiểm định về tính đối xứng/bất đối xứng của quan hệ

48

giúp đỡ ở nội dung đó sẽ tự động loại đối tượng đó ra khỏi mô hình. Ví dụ, người nào chưa từng giúp bạn bè trong hoàn cảnh tang ma thì sẽ không thể cung cấp thông tin xem đã từng cho và nhận những giúp đỡ gì trong hoàn cảnh này và các đối tượng này sẽ tự động bị loại ra khỏi mô hình phân tích. Đây cũng chính là lý do vì sao tổng mẫu khảo sát của đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam" là 1430 người nhưng cỡ mẫu thực tế được đưa vào phân tích ở các mô hình chỉ có khoảng hơn 300 người. Tuy nhiên, cần hiểu rằng hơn 300 người này là những đối tượng hợp lệ, tức là có đủ thông tin để thực hiện việc chạy các mô hình và phân tích.

Trong bộ dữ liệu này, chúng tôi đã khai thác một số thông tin về các chủ đề sau:

Các loại hình giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ nhận được từ 3 người bạn thân; các loại hình giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ đã cung cấp cho 3 người bạn thân; các loại hình giúp đỡ nhận được từ bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng và con. Luận án này sử dụng thông tin về 4 loại hình giúp đỡ, 6 hoàn cảnh giúp đỡ trong quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè; 4 hoàn cảnh giúp đỡ trong phạm vi gia đình như đã trình bày trong phần công cụ đo ở trên. Mặt khác, luận án này cũng sử dụng các thông tin cá nhân của người được hỏi bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, từng sống/học tập/làm việc xa nhà ở nước ngoài từ 6 tháng trở lên, từng sống/học tập/làm việc xa nhà ở trong nước từ 6 tháng trở lên, loại hình kinh tế gia đình, số anh chị em ruột, sống chung hay riêng với bố mẹ v.v... Các thông tin cá nhân này được sử dụng để chạy bảng thống kê mô tả các biến độc lập và để chạy các mô hình hồi qui tuyến tính bội, hồi quy logistic để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ.

2.3.2.2. Dữ liệu định tính

Như đã đề cập ở trên, thiết kế nghiên cứu của luận án này được chia thành 3 giai đoạn trong đó giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ ba là nghiên cứu định tính. Ở giai đoạn nghiên cứu định tính thứ nhất, các dữ liệu thu được chủ yếu từ việc quan sát tự do, quan sát có tham dự và phỏng vấn sâu 5 trường hợp. Tác giả đã thực hiện những quan sát tự do và quan sát có tham dự ngay trong chính gia đình và họ hàng của mình cũng như quan sát các hành vi giúp đỡ lẫn nhau của các gia đình khác. Đồng thời, tác giả cũng quan sát các quan hệ xã hội của người Việt Nam thông qua các phương tiện truyền thông như sách báo, tạp chí, truyền hình, internet v.v... Qua đó tác giả đã thu

49

được những dữ liệu bước đầu liên quan đến cách thức mọi người giúp đỡ nhau trong gia đình và ngoài xã hội.

Về dữ liệu phỏng vấn sâu, ở giai đoạn nghiên cứu định tính thứ nhất tác giả đã tiến hành phỏng vấn 5 trường hợp ở Bắc Ninh. Ở giai đoạn nghiên cứu định tính thứ ba, tác giả tham khảo 15 trường hợp phỏng vấn sâu của dữ liệu định tính của đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam". Ngoài ra, nguồn dữ liệu định tính chủ yếu của luận án này là 20 phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp do tác giả trực tiếp thực hiện. Thông tin cơ bản về 20 trường hợp này được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Số lượng phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp

Tổng

Khu vực Mức thu nhập

gia đình/ tháng Tỉnh/ thành phố

Nông thôn Đô

thị

Thấp/

trung bình

Khá/

cao Bắc Ninh Hà Nội Bắc Giang

20 10 10 7 13 8 4 8

Các đối tượng phỏng vấn bao gồm 10 trường hợp đang sinh sống tại nông thôn và 10 trường hợp đang sinh sống tại đô thị. 13 trường hợp có mức sống gia đình khá đến cao và 7 trường hợp có mức sống gia đình thấp đến trung bình. Lý do lựa chọn các đối tượng phỏng vấn ở hai khu vực nông thôn và đô thị cũng như ở các mức thu nhập gia đình khác nhau nhằm mong muốn tìm ra được đặc điểm khác biệt trong quan hệ giúp đỡ giữa hai khu vực này và giữa các khả năng kinh tế. Địa bàn thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu này là các tỉnh, thành bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang (Tham khảo phụ lục 3 về đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng phỏng vấn sâu).

Trong 5 trường hợp phỏng vấn sâu ở giai đoạn nghiên cứu định tính thứ nhất, 3 đối tượng đang sinh sống ở đô thị và có mức thu nhập gia đình thuộc mức cao và 2 đối tượng đang sinh sống ở nông thôn và có mức thu nhập gia đình thấp đến trung bình. Ở giai đoạn nghiên cứu định tính thứ ba, trong 15 trường hợp phỏng vấn sâu tham khảo từ dữ liệu định tính của đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam", có 7 trường hợp đang sinh sống ở đô thị và 8 trường hợp đang sinh sống ở nông thôn.

Nội dung các cuộc phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp tập trung khai thác các vấn đề chính như sau:

- Những thay đổi (biến cố) hay sự kiện quan trọng chính xảy ra trong cuộc đời.

Các thay đổi này tập trung vào một số khía cạnh như: đời sống tinh thần (thành công,

50

thất bại, khủng hoảng, mất mát), đời sống thể chất (ốm đau, sức khỏe), đời sống vật chất (tiền bạc, nhà cửa, tiện nghị) hay đời sống xã hội (số lượng các quan hệ xã hội)

- Các loại hình giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ mà người được hỏi nhận được từ bạn thân nhất và những người bạn ít thân hơn và các loại hình giúp đỡ đã cung cấp cho những người bạn thân này.

- Các loại hình giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ mà người được hỏi nhận được từ bố mẹ (bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ/chồng) và con cái họ cũng như các loại hình giúp đỡ mà người được hỏi đã cung cấp cho bố mẹ (bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ/chồng) và con cái họ.

- Lý do của người được hỏi khi giúp đỡ bạn bè thân, bố mẹ và con cái họ và lý do nhận giúp đỡ từ những chủ thể này ở từng loại hình giúp đỡ trong từng hoàn cảnh giúp đỡ cụ thể.

- Kì vọng của người được hỏi khi giúp đỡ và nhận giúp đỡ từ bạn bè thân, bố mẹ và con cái họ

Trong các phỏng vấn sâu, tên gọi của các đối tượng khảo sát mang tính khuyết danh, trong khi đó, trong các nghiên cứu trường hợp, tên gọi của đối tượng khảo sát là bí danh (không phải tên thật). Bảng thống kê mô tả các thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát được trình bày trong phụ lục 4.

Một phần của tài liệu Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)