CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Các nghiên cứu về cách đo tính đối xƣ́ng và bất đối xƣ́ng của quan hệ giúp đỡ
nhân của Burt (1983) với các tiêu chí đo gồm qui mô , tần suất, mâ ̣t đô ̣, tính đồng nhất của mạng lưới; mô hình đo lỗ hổng cấu trúc của Burt (1992); mô hình đo đô ̣ tâ ̣p trung của mạng lưới thông qua các tiêu chí như mức đô ̣ thân thiết và tính tương hỗ lẫn nhau của mạng lưới của Freeman (1979); mô hình đo mức đô ̣ tâ ̣p trung nhóm của Everett &
Borgatti (1999) vớ i các tiêu chí đo là qui mô , mức đô ̣ gần gũi và mức đô ̣ tương tác lẫn nhau của nhóm [Tổng hợp theo Stephen P. Borgatti, Candace Jones & Martin G.
Everett, 1998]. Nan Lin (1999) cũng lập thành bảng các tiêu chí đo lường mạng lưới xã hội bao gồm sự khác nhau của các nguồn mạng lưới , cơ hô ̣i tiếp xúc , lỗ hổng cấu trúc, tính mở, đô ̣ thân mâ ̣t, mức đô ̣ tiếp xúc của ma ̣ng lưới, sự tương tác và có đi có lại trong ma ̣ng lưới [Nan Lin, 1999, tr. 37]. Dưới đây sẽ là các nghiên cứu bàn về đo lường tính đối xứng/bất đối xứng - đặc tính quan trọng của quan hệ giúp đỡ lẫn nhau.
25
Georg Simmel khẳng định "Tất cả cá c tiếp xúc giữa con ngườ i với con ngườ i đều được xây dựng trên mô hì nh cho đi và nhận lại tương đương " [Georg Simmel, 1950, tr. 387]. Hay như theo Florencia Torche & Eduardo Valenzuela: "Trong một quan hê ̣ xã hội, khi ta nhận một cá i gì đó từ đối phương là bản thân ta cũ ng đã phải nghĩ đến một sự đá p trả lại tương đương " [Florencia Torche & Eduardo Valenzuela, 2011, tr. 188]. Wendy Stone và Jody Hughes cũng nhấn mạnh "sự tương đương " khi cho rằng "sự „có đi có lại‟ là quá trình trao đổi trong các quan hệ xã hội, được biểu hiện dưới dạng thức: hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi một bên sẽ được trả lại cho chính bên đó bởi một bên khác – bên mà đã nhận được hàng hóa và dịch vụ ban đầu”. Dễ nhận thấy rằng cả cả ba nghiên cứu trên đều mới chỉ xem xét đến mặt hình thức của các trao đổi giúp đỡ cho đi - nhận lại là luôn "tương đương" vớ i nghĩa là "đối xứng". Tuy nhiên nhìn về mặt nội dung, khả năng xảy ra tính bất đối xứng trong các giúp đỡ vẫn chưa được đề cập trong các nghiên cứu này. Ví dụ như A giúp B tiền bạc nhưng B chỉ giúp lại được A về tình cảm [Wendy Stone và Jody Hughes, 2001, tr. 27].
Khác với các nghiên cứu trên, Park Kyeong Suk (2008) lại nhấn mạnh đến tính bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa bố me ̣ và con cái . Trong gia đình Hàn Quốc hiê ̣n đa ̣i, quan hê ̣ của bố me ̣ với con cái thời xế bóng được cho là quan hê ̣ mô ̣t chiều với viê ̣c con cái chăm sóc bố me ̣ già là chủ yếu . Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây ở
Hàn Quốc cho thấy khác với quan niệm truyền thống , viê ̣c cha me ̣ nhâ ̣n sự giúp đỡ hay phụng dưỡng từ con cái là điều đương nhiên , con cái đang coi viê ̣c phu ̣ng dưỡng này như mô ̣t gánh nă ̣ng. Vấn đề Park Kyeong Suk kết luâ ̣n ở đây chính là tính bất đối xứng trong quan hê ̣ cho - nhâ ̣n giữa bố me ̣ và con cái khi bố mẹ về già theo xu hướng bố me ̣ nhâ ̣n từ con nhiều hơn là con nhâ ̣n từ bố me ̣ . Hàm ý được ẩn chứa ở đây nữa là xã hội Hàn Quốc đang có sự bất đối xứng trong cả ý thức (intention) giữa một bên là mong muốn được trông cậy vào con cái lúc về già với một bên là cảm giác gánh nặng khi phải phụng dưỡng cha mẹ già [Park Kyeong Suk, 2008, tr. 175-176]. Trái với Park Kyeong Suk (2008), một nghiên cứu gần hơn của Kim Choong Soon la ̣i phản ánh mô ̣t xu thế mới của gia đình Hàn Quốc hiê ̣n đa ̣i , đó là, các gia đình hạt nhân gồm vợ chồng và con cái thích lựa chọn sống gần bố mẹ đẻ , bố me ̣ đằng vợ hay bố me ̣ đằng chồ ng để
vừa thuâ ̣n tiê ̣n phu ̣ng dưỡng cha me ̣ vừa có thể nhờ ông bà chăm sóc con cái và trông nom nhà cửa mô ̣t cách miễn phí . Điều này cho thấy bố me ̣ và con cái trong gia đình Hàn Quốc hiện đại đang cố gắng đi tìm sự cân bằng h ay còn go ̣i là đối xứng trong
26
quan hê ̣ "giúp đỡ - nhâ ̣n được giúp đỡ" [Kim Choong Soon, 2012, tr. 192].
Bàn đến tính chất có đi có lại một cách đầy đủ hơn ở cả hai mặt đối xứng và bất đối xứng, Luigino, Mario và Vittorio đã trích dẫn quan điểm của nhà kinh tế học Crespo như sau: "có đi có lại không nhất thiết là sự đáp trả lại những vật giống với những gì đã nhận được nhưng nó đòi hỏi một sự cân bằng nhất định trong những thứ được đem ra trao đổi qua lại. Đó là lý do khiến cho các thứ được mang ra trao đổi qua lại thường không đồng nhất với cái ban đầu... ý nghĩa của sự trao đổi “có đi có lại” không nằm ở vật trao đổi mà nằm ở giá trị của sự trao đổi và điều đó có ý nghĩa đối với những bên liên quan. Nói cách khác, “có đi có lại” ám chỉ kết quả chứ không phải là các phương tiện trao đổi" [Luigino, Mario và Vittorio, 2008, tr. 13]. Theo quan điểm của Crespo, sự
“có đi có lại” không phải lúc nào cũng hoàn toàn đối xứng, nghĩa là nhận được vật A không nhất thiết phải trả lại vật A và sự bất đối xứng đó không phải lúc nào cũng mang nghĩa tiêu cực. Ý nghĩa của sự “có đi có lại” không nằm ở phương tiện trao đổi là vật A hay vật B mà nằm ở giá trị, kết quả trao đổi có làm hài lòng các bên liên quan hay không. Có thể nói, quan điểm của Crespo đề cập rõ ràng nhất về tính đối xứng/bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội, nhưng Crespo cũng như các tác giả trên đều chưa đo lường được thế nào là tính đối xứng và bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ này.
Tiếp cận ở góc độ thực nghiệm, trong nghiên cứu về sự hình thành vốn xã hội của các cô dâu nước ngoài thông qua hoạt động hỗ trợ người di trú của trung tâm Seong Nam được thực hiện năm 2012, tôi đã phát hiện thấy rằng, đến trung tâm, các cô dâu nước ngoài không chỉ nhận được sự chia sẻ về tinh thần và giúp đỡ về vật chất mà còn trực tiếp tham gia giúp đỡ người khác như trẻ em mồ côi, người già neo đơn thông qua các hoạt động tình nguyện của trung tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ xem xét mặt hình thức của tính chất có đi có lại và kết luận quá trình cho và nhận sự giúp đỡ qua la ̣i giữa trung tâm Seongnam và các cô dâu nước ngoài mang tính đối xứng . Trên thực tế, xét về mặt nội dung, quan hệ này đang mang tính bất đối xứng bởi vì loại hình hay nội dung các giúp đỡ mà hai bên có thể cung cấp cho nhau không hoàn toàn giống nhau. Điều này chưa được làm rõ trong nghiên cứu này [Cao Thị Hải Bắc, 2012].
Như đã đề cập ở trên, ở Viê ̣t Nam, chưa có nghiên cứu nào bàn luâ ̣n trực diê ̣n đến vấn đề tính đối xứng và bất đối xứng c ủa quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hô ̣i . Vấn đề này chỉ được bàn luận gián tiếp trong các nghiên cứu về vai trò của m ạng lưới xã hội trong viê ̣c cung cấp các giúp đỡ cho cá nhân . Các nghiên cứu tiêu biểu đã kể trên như
27
Lê Ngo ̣c Hùng (2003) nhấn ma ̣nh tầm quan trọng của sự giúp đỡ đến từ gia đình ở Viê ̣t Nam trong bối cảnh tìm kiếm viê ̣c làm ; Đặng Nguyên Anh (1998) chỉ ra rằng người di cư thường nhâ ̣n được sự giúp đỡ nhiều từ liên kết ma ̣nh hơn từ các liên kết yếu ; Nguyễn Quý Thanh (2005) đã khẳng định gia đình luôn là nguồn hỗ trợ đắc lực nhất trong viê ̣c giúp cá nhân vay vốn khởi nghiê ̣p, cung cấp sức lao đô ̣ng v.v...
Bên cạnh những nghiên cứu kinh tế học hay xã hội học, nhiều nghiên cứu nhân học cũng bàn luận về tính có đi có lại của quan hệ giúp đỡ. Tiêu biểu trong số này là luận án tiến sĩ mới hoàn thành gần đây của Emmanuel Pannier (2012) với nhan đề "Có đi có lại mới toại lòng nhau". Tác giả đã tiến hành những khảo sát thực địa về các giao dịch phi thương mại diễn ra tại một làng thuộc khu vực nông thôn phía Bắc Việt Nam nhằm tìm ra một vài đặc trưng trong nguyên tắc xã hội của người Việt Nam. Những giao dịch phi thương mại này được định nghĩa là một hệ thống các trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, các cử chỉ có đi có lại và các món nợ đạo đức. Có thể nói đây là một mô tả khá chân thực về quan hệ giúp đỡ qua lại của người Việt Nam thông qua việc tặng quà hay đổi công v.v... Kết quả của luận án đã chỉ rõ đặc trưng có đi có lại khá đậm nét trong quan hệ giúp đỡ lẫn nhau của người Việt. Tuy nhiên, vấn đề quan hệ giúp đỡ có đi có lại này có luôn luôn đối xứng hay không vẫn chưa được bàn đến trong luận án này.
Cùng chủ đề nghiên cứu với Emmanuel Pannier, Oliver Tessier đã thực hiện một nghiên cứu nhân học với chủ đề "Giúp đỡ và tương trợ trong cộng đồng làng quê ở miền Bắc Việt Nam: Quan hệ giữa tình đoàn kết và sự phụ thuộc". Tác giả đã tiến hành một loạt các cuộc điều tra, quan sát tại làng Hay thuộc tỉnh Phú Thọ. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân biệt rất rõ ràng giữa hệ thống trao tặng (cho không) và trao đổi (giúp đỡ). Trong đó, tác giả tập trung phân tích nhiều đến hệ thống giúp đỡ mà người dân trong làng trao đổi qua lại với nhau vào ba sự kiện chính trong đời: lễ cưới, làm nhà, tang lễ. Từ những mô tả định tính, kết luận mà tác giả đưa ra đồng nhất với kết luận của Emmanuel Pannier ở chỗ thừa nhận sự trao đổi giúp đỡ có đi có lại nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã. Tuy nhiên điểm khác trong nghiên cứu của Oliver Tessier so với nghiên cứu của Emmanuel Pannier là đã đưa ra được các mô tả và phân tích cụ thể để chứng minh rằng sự trao đổi giúp đỡ qua lại này đôi khi còn bị ràng buộc bởi hệ thống pháp lý chung của địa phương. Tức là, những người làng nằm trong một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau buộc họ thấy cần phải giúp đỡ qua lại lẫn nhau nếu họ không muốn bị loại trừ ra khỏi hệ thống [Oliver Tessier, 2012].
28
Một nghiên cứu nhân học tiêu biểu khác về hành vi có đi có lại thông qua việc tặng quà nhau là nghiên cứu của Lương Văn Hy (2013) với chủ đề "Quà và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam". Tác giả đã tiến hành khảo sát dòng quà ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam là làng Hoài Thị (Tỉnh Bắc Ninh) và xã Khánh Hậu (Tỉnh Long An). Khác với nghiên cứu của Emmanuel Pannier hay nghiên cứu của Oliver Tessier, Lương Văn Hy tiến hành so sánh hành vi trao đổi quà có đi có lại giữa hai cộng đồng nông thôn và rút ra một kết luận tương đối mới. Ông kết luận để hiểu về dòng quà tại hai cộng đồng nêu trên, chúng ta cần lưu tâm không chỉ đến mối tương tác giữa một mặt là sự lựa chọn có tính chiến lược của cá nhân và mặt khác là qui ước xã hội mà còn cần lưu ý đến quan hệ của dòng quà với những khác biệt về vốn xã hội giữa vùng này và vùng khác hay giữa những giai tầng xã hội.
Cả ba nghiên cứu của Emmanuel Pannier, Oliver Tessier và Lương Văn Hy đều đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy rõ sự giúp đỡ hay tặng quà hai chiều cho và nhận. Tuy nhiên, do lựa chọn không gian nghiên cứu là các làng nông thôn Việt Nam nên kết quả các nghiên cứu chỉ giúp chúng ta hình dung được phần nào đặc trưng của hành vi giúp đỡ lẫn nhau hay tặng quà của các vùng nông thôn Việt Nam mà chưa thể khái quát được thành đặc trưng chung của người Việt Nam.
Nghiên cứu của chúng tôi năm 2014 về "vốn xã hô ̣i của người Viê ̣t Nam: đối xứng hay bất đối xứng ?" đã bước đầu đo lường tính đối xứng và bất đối xứng c ủa quan hệ giúp đỡ giữa những người bạn thân, tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các số liệu thô mà chưa phân tích sâu về ý nghĩa của các số liệu này. Hơn nữa, lúc thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi chưa đo lường được tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong gia đình và cũng chưa tiến hành những phỏng vấn sâu để kiểm chéo kết quả định lượng.
Mong muốn lấp đầ y đươ ̣c phầ n nào điểm khuyết trong cá c nghiên cứ u nêu trên, luận án này sẽ đi sâu tìm hiểu trường hợp riêng của tính có đi có lại là đặc tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội. Cụ thể, tính đối xứng và bất đối xứng trong quan hệ bạn bè được đo lường thông qua ba chiều cạnh: số lượng loại hình giúp đỡ, tính chất các giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ.
Khi khảo sát các nghiên cứu bàn về vấn đề tính có đi có lại trong quan hệ giúp đỡ cũng phải kể đến các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm tăng hay làm giảm mức độ của đặc tính này. Lê Ngọc Văn (2004) đã chỉ rõ có sự khác biệt
29
theo vùng miền trong quan hệ giúp đỡ giữa người cao tuổi và con cháu theo qui luật càng là người miền Nam càng nhận hỗ trợ về kinh tế từ con nhiều hơn người cao tuổi miền Bắc và miền Trung. Điều này phản ánh đúng qui luật tâm lý của các bậc cha mẹ người miền Bắc thường tích lũy của cải nên ít phải cậy nhờ những hỗ trợ kinh tế từ con hơn các vùng miền khác. Hay như Lê Ngọc Lân chỉ ra rằng giới tính (con trai/con gái), thứ bậc (con trưởng/con thứ), độ tuổi, mức sống, khu vực (nông thôn, đô thị) là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hình thức chăm sóc, thăm hỏi của con cái đối với cha mẹ [Lê Ngọc Lân, 2012].
Bên cạnh đó, một vài biến số ảnh hưởng đế n tính chất có đi có lại của quan hệ giúp đỡ đươ ̣c nhắc đến trong cá c nghiên cứ u khác bao gồm: lòng tin theo quan điểm của Portes (1998), Blau (1964), Ngô Đức Thịnh (2008); giới tính theo quan điểm của Judee K. Burgoon và cô ̣ng sự (1987); di cư theo quan điểm của Lê Ngo ̣c Hù ng (2008) và Đặng Nguyên A nh (1998); khu vực sống là nông thôn hay đô thi ̣ và có hay không sự hòa thuâ ̣n và hòa bình trong cô ̣ng đồng theo quan điểm của Putnam (2000), có hay không phu ̣ng dưỡng cha me ̣ của Park Kyeong Suk (2008), có hay không sống cùng hoă ̣c gần bố me ̣ trong nghiên cứu của Kim Choong Soon (2012); có hay không sống xa nhà trong nghiên cứu của Cao Thi ̣ Hải Bắc (2012).
Các bi ến số trên có thể được chia thành ba cấp độ: cá nhân , gia đình , cô ̣ng đồng/xã hội. Tuy nhiên, mọi sự phân chia chỉ là tương đối . Bởi có những biến số rất khó xác định là thuộc nhóm yếu tố nào . Mă ̣t khác, mỗi cá nhân chi ̣u sự chi phối bởi mô ̣t môi trường phức hợp từ trong gia đình đến ngoài xã hô ̣i , thâ ̣m chí bởi cả các đă ̣c điểm của chính bản thân cá nhân đó . Do vâ ̣y, mă ̣c dù mỗi nhóm yếu tố chắc hẳn sẽ có
ảnh hưởng ở những mức độ khác nha u nhưng chúng luôn đan xen nhau và cùng tác đô ̣ng đến tính đối xứng/bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hô ̣i.