ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ GIÚP ĐỠ TRONG VỐN XÃ HỘI CỦA

Một phần của tài liệu Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người việt nam (Trang 59 - 71)

Nắm được các điểm hạn chế của nhiều nghiên cứu đi trước và dựa trên khung lý thuyết đã xây dựng được trong chương 2, chương này sẽ đo lường mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với ba người bạn thân nhất của họ ở ba chiều cạnh: số lượng loại hình giúp đỡ, tính chất loại hình giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ. Đặc biệt, chúng tôi sẽ kiểm định sự khác biệt về mức độ đối xứng và bất đối xứng về số lượng loại hình giúp đỡ theo ba tiêu chí như vùng (nông thôn/đô thị), giới tính và các độ tuổi khác nhau. Đồng thời, chúng tôi cũng đo lường mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với bố mẹ và con họ để làm rõ mức độ đối xứng và bất đối xứng liên thế hệ.

3.1. Mức độ đối xƣ́ ng và bất đối xứng về số lƣợng loa ̣i hình giúp đỡ

Như đã từng đề cập trong các nghiên cứu trước đây của chúng tôi, tính đối xứng về số lượng loại hình giúp đỡ thể hiện ở chỗ cá nhân cung cấp bao nhiêu loại giúp đỡ cho cá nhân khác, họ nhận lại số lượng các loại hình tương ứng như vậy từ chính người mà họ đã giúp đỡ. Nếu không có sự tương ứng về số lượng các loại hình này thì quan hệ giúp đỡ này là bất đối xứng. Đây là sự so sánh hai số lượng trung bình của cùng một nhóm với việc sử dụng kiểm định T cho cặp mẫu phụ thuộc của tổng số các loại giúp đỡ tổng số các loại giúp đỡ nhận được.

Kết quả các nghiên cứu trước của chúng tôi đã cho thấy có đủ bằng chứng với mức ý nghĩa (2 phía) cao (P < 0,05) để kết luận rằng có sự khác bi ệt, tức là bất đối xứng giữa tổng số lượng loại hình giú p đỡ cung cấptổng số lượng các loại giú p đỡ

nhận được (đô ̣ tin câ ̣y 95%) giữa người được hỏi với người bạn thân thứ nhất. Cụ thể, người được hỏi có xu hướng nhận được nhiều loại giúp đỡ hơn từ người bạn thân thứ nhất so với số lượng loại giúp đỡ mà họ cung cấp cho người bạn này. Trong khi đó , sự khác biệt giữa "tổng số lượng loại hình giúp đỡ" và "tổng số lượng loại hình giúp đỡ

nhận được" của ngườ i đươ ̣c hỏi với người ba ̣n thân thứ hai và người bạn thân thứ ba không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05) [Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc và cộng sự, 2015]. Kết quả này đã phản ánh rõ mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với ba người bạn thân nhất của họ. Mức độ đối xứng và bất đối xứng này không giống nhau trong quan hệ giúp đỡ với từng người bạn thân.

55

Theo đó, mức độ bất đối xứng thể hiện rõ ràng nhất trong quan hệ giúp đỡ của người được hỏi với người bạn thân thứ nhất và mức độ này giảm dần trong quan hệ giúp đỡ với người bạn thân thứ hai và người bạn thân thứ ba. Tức là, càng với bạn bè ít thân, người được hỏi càng hướng tới quan hệ cho và nhận giúp đỡ một cách đối xứng. Nói cách khác, mức độ “sòng phẳng” giữa những bạn bè ít thân hơn luôn được thể hiện rõ.

Từ những kết quả đã thu được trong các nghiên cứu trước đây, luận án này muốn tìm hiểu sâu hơn xem liệu rằng có sự khác biệt về mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ ở nông thôn so với ở đô thị, ở nam giới so với ở nữ giới hay giữa những nhóm tuổi khác nhau hay không? Chúng tôi đã thực hiện các kiểm định T (Independent - Samples T Test) để tìm ra sự khác biệt của từng cặp hiệu số giữa "tổng số lượng giúp đỡ""tổng số lượng giúp đỡ nhận được" theo ba tiêu chí vùng, giới tính và độ tuổi. Dưới đây là kết quả kiểm định về sự khác biệt này trong quan hệ giúp của người được hỏi với người bạn thân thứ nhất theo ba tiêu chí nêu trên.

Bảng 3.1: So sánh mức độ đối xƣ́ ng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với người bạn thân thứ nhất theo một số tiêu chí

Hiệu số "tổng số lƣợng giúp đỡ" - "tổng số lƣợng giúp đỡ nhận đƣợc"

N Kiểm đi ̣nh T Mức ý nghĩa (2 phía) Trung bình

Độ lệch chuẩn Nông thôn/

Đô thi ̣ Nông thôn 542 1,09 >0,05 -0,06 0,7

Đô thi ̣ 711 -0,1 0,6

Nam/ Nƣ̃ Nam 602 1,6 >0,05 -0,05 0,6

Nữ 651 -0,1 0,7

Tuổi

35 416 1,3 >0,05 -0,05 0,6

36 ~ 45 315 -0,1 0,7

35 416 1,8 >0,05 -0,05 0,6

46 ~ 55 296 -0,1 0,7

35 416 0,3 >0,05 -0,05 0,6

56 220 -0,06 0,6

36 ~ 45 315 0,5 >0,05 -0,1 0,7

46 ~ 55 296 -0,1 0,7

36 ~ 45 315 -0,9 >0,05 -0,1 0,7

56 220 -0,06 0,6

46 ~ 55 296 -1,4 >0,05 -0,1 0,7

56 220 -0,06 0,6

Mặc dù các nghiên cứu trước của chúng tôi đã chỉ rõ có ý nghĩa thống kê (p<0,05) để khẳng định mức độ bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ của người được hỏi với người bạn thân thứ nhất là rõ nét nhất và mức độ này giảm dần trong quan hệ giúp đỡ với người bạn thân thứ hai và thứ ba, nhưng kết quả trong bảng 3.1 nêu trên lại cho thấy không đủ bằng chứng (p>0,05) để khẳng định có sự khác biệt về mức độ đối

56

xứng và bất đối xứng của các quan hệ giúp đỡ này ở nông thôn so với ở đô thị, ở nam giới so với nữ giới và giữa các nhóm người có độ tuổi khác nhau. Tức là, không có đủ cơ sở để khẳng định người đô thị thường cho và nhận số lượng các loại hình giúp đỡ với người bạn thân nhất của họ một cách bất đối xứng hơn so với người nông thôn và ngược lại. Hay như, không có ý nghĩa thống kê để chứng minh rằng nữ giới thường nhận được số lượng loại hình giúp đỡ từ người bạn thân nhất hơn là cung cấp số lượng các loại hình giúp đỡ cho người bạn này so với nam giới. Tương tự như vậy, cũng không đủ bằng chứng để cho thấy có sự khác biệt về mức độ bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ ở chiều cạnh số lượng loại hình giúp đỡ giữa những người ở các độ tuổi khác nhau với người bạn thân nhất của họ. Điều này có nghĩa là, nếu nhìn ở chiều cạnh số lượng các loại hình giúp đỡ thì nói chung dù ở nông thôn hay đô thị, dù với nam giới hay nữ giới hay dù ở các độ tuổi khác nhau thì mức độ bất đối xứng của quan hệ cho và nhận giúp đỡ với người bạn thân nhất của người Việt Nam cũng gần giống nhau.

Kết quả đo lường mức độ đối xứ ng và b ất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với người bạn thân thứ hai và người bạn thân thứ ba theo 3 tiêu chí nêu trên cũng cho phép rút ra những kết luận tương tự.

Bảng 3.2: So sánh mức độ đối xƣ́ ng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với người bạn thân thứ hai theo một số tiêu chí

Hiệu số "tổng số lƣợng giúp đỡ" - "tổng số lƣợng giúp đỡ nhận đƣợc"

N Kiểm đi ̣nh T

Mức ý nghĩa (2 phía)

Trung bình

Độ lệch chuẩn Nông thôn/

Đô thi ̣

Nông thôn 493

-1,8 >0,05 -0,08 0,7

Đô thi ̣ 630 -0,005 0,7

Nam/ Nƣ̃ Nam 547 1,9 >0,05 0,002 0,7

Nữ 576 -0,07 0,7

Tuổi

35 375 0,3 >0,05 -0,02 0,7

36 ~ 45 276 -0,03 0,7

35 416 0,07 >0,05 -0,01 0,7

46 ~ 55 296 -0,02 0,7

35 375 1,2 >0,05 -0,02 0,7

56 198 -0,09 0,6

36 ~ 45 315 -0,2 >0,05 -0,03 0,7

46 ~ 55 276 -0,02 0,7

36 ~ 45 276 0,9 >0,05 -0,03 0,7

56 198 -0,09 0,6

46 ~ 55 269 1,2 >0,05 -0,02 0,7

56 198 -0,09 0,6

57

Kết quả trong các nghiên cứu trước của chúng tôi đã khẳng định càng với những người bạn ít thân hơn thì mức độ bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ càng giảm hay nói cách khác mức độ đối xứng của các quan hệ giúp đỡ này càng tăng. Tuy nhiên, với tất cả các mức ý nghĩa p>0,05, kết quả trong bảng 3.2 tiếp tục khẳng định rằng không có đủ cơ sở để chứng minh rằng có sự khác biệt về trung bình hiệu số giữa

"tổng số lượng giúp đỡ cho đi""tổng số lượng giúp đỡ nhận được" của người được hỏi với người bạn thân thứ hai theo ba tiêu chí: vùng, giới tính và độ tuổi. Điều này có nghĩa là mức độ đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với người bạn thân thứ hai không có sự khác biệt giữa khu vực nông thôn hay đô thị, giữa nam giới và nữ giới và giữa các độ tuổi khác nhau. Kết quả so sánh mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với người bạn thân thứ ba dưới đây sẽ góp phần tái khẳng định các nhận định này.

Bảng 3.3: So sánh mức độ đối xƣ́ ng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với người bạn thân thứ ba theo một số tiêu chí

Hiệu số "tổng số lƣợng giúp đỡ" - "tổng số lƣợng giúp đỡ nhận đƣợc"

N Kiểm đi ̣nh T

Mức ý nghĩa (2 phía)

Trung

bình Độ lệch chuẩn Nông thôn/

Đô thi ̣ Nông thôn 400 -0,4 >0,05 -0,05 0,7

Đô thi ̣ 523 -0,03 0,7

Nam/ Nƣ̃ Nam 462 1,9 >0,05 0,004 0,7

Nữ 461 -0,08 0,7

Tuổi

35 314 0,2 >0,05 -0,05 0,7

36 ~ 45 323 -0,07 0,7

35 314 -1,2 >0,05 -0,05 0,7

46 ~ 55 215 0,2 0,7

35 314 -0,09 >0,05 -0,05 0,7

56 167 -0,04 0,6

36 ~ 45 223 -1,3 >0,05 -0,07 0,7

46 ~ 55 215 0,2 0,7

36 ~ 45 223 -0,3 >0,05 -0,07 0,7

56 167 -0,05 0,6

46 ~ 55 215 0,9 >0,05 0,02 0,7

56 167 -0,05 0,6

Tương tự với những phân tích kết quả của bảng 3.1 và bảng 3.2, mức ý nghĩa p>0,05 trong bảng 3.3 một lần nữa tái khẳng định rằng không có sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị, giữa nam giới và nữ giới và giữa các độ tuổi khác nhau về mức độ đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với người bạn thân thứ ba.

Chúng tôi cũng đã xem xét cả một số tiêu chí khác như miền (Bắc – Trung – Nam), loại hình kinh tế gia đình, sống riêng hay chung cùng bố mẹ và kết quả cho thấy

58

nói chung cũng không có sự khác biệt rõ ràng về mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người trả lời với người bạn thân thứ nhất ở chiều cạnh số lượng các loại hình giúp đỡ theo tiêu chí miền và sống riêng hay chung cùng bố mẹ. Tuy nhiên, tiêu chí loại hình kinh tế gia đình lại có ý nghĩa thống kê (p<0,05) để khẳng định rằng những người bạn thân có loại hình kinh tế gia đình hỗn hợp thì thường giúp đỡ lẫn nhau một cách đối xứng hơn những người bạn thân có loại hình kinh tế gia đình thuần nông hoặc thuần phi nông. Tương tự như vậy, mức độ đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với người bạn thân thứ hai không có sự khác biệt giữa ba miền, giữa các loại hình kinh tế gia đình khác nhau và giữa tình trạng sống riêng hay chung cùng bố mẹ.Đồng thời, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt giữa các loại hình kinh tế gia đình khác nhau và giữa tình trạng sống riêng hay chung cùng bố mẹ nhưng có sự khác biệt (p<0,05) giữa ba miền Bắc – Trung – Nam về mức độ đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với người bạn thân thứ ba. Cụ thể là người miền Nam có xu hướng giúp đỡ nhau một cách đối xứng hơn người miền Trung và người miền Bắc. Đến đây có thể nhận thấy rằng người Việt Nam dù ở nông thôn hay đô thị, dù là nam giới hay nữ giới, dù ở các độ tuổi khác nhau và dù sống riêng hay chung cùng bố mẹ đều có những xu hướng lựa chọn giống nhau trong quan hệ giúp đỡ với người bạn thân nhất và những người bạn ít thân hơn. Đó là xu hướng cho và nhận giúp đỡ một cách bất đối xứng với người bạn thân nhất, trái lại, với những người bạn ít thân hơn, xu hướng cho và nhận giúp đỡ một cách đối xứng dễ được lựa chọn hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các kết quả thu được trong bảng 3.1, bảng 3.2 và bảng 3.3 chỉ là kiểm định sự khác biệt về mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ ở chiều cạnh số lượng các loại hình giúp đỡ. Điều này có nghĩa là nếu xem xét ở từng loại hình giúp đỡ (ví dụ về tiền bạc) hay trong từng hoàn cảnh giúp đỡ cụ thể (ví dụ trong hoàn cảnh ốm đau) thì mức độ đối xứng và bất đối xứng này vẫn có thể biểu hiện khác nhau theo các tiêu chí như vùng, giới tính và các độ tuổi, miền Bắc – Trung – Nam, loại hình kinh tế gia đình, sống riêng hay chung cùng bố mẹ v.v…

Như vậy, xét ở chiều cạnh số lượng các loại hình giúp đỡ, mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với lần lượt ba người bạn thân nhất khác nhau tương đối rõ nét. Trái lại, mức độ đối xứng và bất đối xứng này lại tương đối giống nhau dù những người bạn ở nông thôn hay đô thị, là nam giới hay nữ giới hoặc ở các độ tuổi khác nhau. Điều này có nghĩa là không phân biệt khu vực sống

59

nông thôn hay đô thị, giới tính hay độ tuổi, càng là bạn bè thân thiết, mức độ bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ càng rõ và ngược lại, càng là bạn bè ít thân thiết hơn, mức độ bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ càng giảm và mức độ đối xứng càng tăng lên.

Hay nói cách khác, mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa những người bạn khác nhau phụ thuộc mức độ thân thiết của tình cảm giữa họ.

Các phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp góp phần giải thích thêm cho kế t quả định lươ ̣ng. Thông qua các phỏng vấn sâu, luận án đã kiểm chéo hai kết quả định lượng. Thứ nhất, mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa những người bạn thân nghịch đảo với mức độ thân thiết của quan hệ bạn bè. Tức là, càng là bạn bè thân thiết thì quan hệ giúp đỡ giữa những người bạn càng mang tính bất đối xứng, và ngược lại càng là bạn bè ít thân thiết hơn thì quan hệ giúp đỡ này càng mang tính đối xứng. Thứ hai, không có sự khác biệt rõ ràng về mức độ đối xứng và bất đối xứng ở chiều cạnh số lượng loại hình giúp đỡ trong quan hệ giúp đỡ giữa những người bạn thân theo các tiêu chí như nông thôn/đô thị, nam/nữ và các độ tuổi khác nhau.

Kết quả thứ nhất đã được chứng minh khi các phỏng vấn sâu cho thấy rằng dù có điều kiện kinh tế cao hay thấp thì những bạn bè thân thiết nhất thường cung cấp cho nhau số lượng loại hình giúp đỡ một cách bất đối xứng hơn so với những bạn bè ít thân thiết hơn. Có thể sơ đồ hóa kết quả này như hình 3.1 dưới đây.

Hình 3.1: Giúp đỡ đối xứng và bất đối xứng giữa bạn bè thân và ít thân Trong hình 3.1, thanh ngang nghiêng lệch thể hiện sự giúp đỡ qua lại mất cân bằng hay bất đối xứng của mối quan hệ thân thiết giữa A và B. Trong khi đó, thanh ngang thăng bằng giữa A và C thể hiện rõ sự giúp đỡ cân bằng hay đối xứng giữa hai chủ thể có mối quan hệ ít thân hơn này. Một trong những loại hình giúp đỡ phổ biến nhất mà bạn bè thường dễ dàng chủ động giúp đỡ lẫn nhau là giới thiệu thông tin việc làm và giúp sức lao động. Khi ở vào hoàn cảnh tìm kiếm việc làm, cá nhân có xu

A

B

A

C

Thân

Ít thân

60

hướng tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều loại bạn bè. Tuy nhiên, khi nhận sự giúp đỡ từ các bạn thân nhất như bạn từ thủa nhỏ, cá nhân thường cảm thấy thoải mái, vô tư và không đặt nặng vào nghĩa vụ cần phải đáp trả lại một cách đối xứng. Tức là, các cá nhân có thể cung cấp cho nhau các số lượng loại hình giúp đỡ không giống nhau. A có thể giúp B một loại hình giúp đỡ là cung cấp thông tin việc làm nhưng B có thể cung cấp cho A số lượng loại hình giúp đỡ nhiều hơn thế như cho vay tiền để xin việc, hỗ trợ giúp công việc v.v... Ngược lại, với các quan hệ ít thân thiết hơn như bạn bè trong công việc thì sự giúp đỡ lẫn nhau trở nên ít tin cậy hơn và sòng phẳng (đối xứng) hơn vì cả hai bên giúp đỡ và nhận giúp đỡ đều có những mục đích riêng. Bên cạnh đó, sức lao động là một nguồn lực sẵn có nên các cá nhân có thể dễ dàng chủ động giúp đỡ lẫn nhau một cách đối xứng. Đáng chú ý rằng dù điều kiện kinh tế cao hay thấp, xu hướng chung vẫn là càng là mối quan hệ ít thân thiết hơn thì mức độ giúp đỡ đối xứng càng được đòi hỏi cao hơn và ngược lại.

[...] Từ năm 1994 đến năm 1995, khó khăn lắm nên anh phải đi làm thợ xây. Nghề này là bạn bè xung quanh thấy mình thất nghiệp rồi giới thiệu cho. [...]toàn anh em hàng xóm cả thôi. Từ bé đã quen thân và chơi với nhau rồi mà. [...]giúp đỡ vô tư lắm, không mất gì đâu [...] Anh cũng có thời gian làm tranh ở Chí Linh. [...] mấy thằng bạn thân thấy mình khéo tay nên giới thiệu thôi. Bạn bè vô tư ấy mà. [...] Bạn bè từ thủa nhỏ thì vô tư, chứ bạn bè công việc thì thay đổi liên tục, làm sao tin được.

Nhiều khi họ quan hệ với mình cũng chỉ vì mục đích và mình cũng thế, chứ không thể nói là tình cảm ở đây được. Ví dụ như nhiều lần bạn cùng làm nhờ anh làm giúp họ 1 ngày công thì sau họ lại làm trả

mình như thế, hay như thi thoảng họ cho mình vay nóng tiền thì mình cũng phải sớm trả lại họ và lúc khác lại phải giúp đỡ họ tiền khi họ cần [...](Nam, 49 tuổi, đô thị, Hải Dương, thu nhập thấp)

Như vậy, để có thể giúp đỡ lẫn nhau còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của hai bên tham gia quan hệ giúp đỡ. Mặc dù sinh sống tại đô thị nhưng có mức thu nhập thấp thì khó có thể cung cấp cho nhau nhiều loại hình giúp đỡ. Ngược lại, những trường hợp có điều kiện kinh tế hơn có thể cung cấp cho bạn bè nhiều loại hình giúp đỡ hơn cả về tiền bạc lẫn chia sẻ tâm sự hay tạo công ăn việc làm v.v... Không thể phủ nhận rằng điều kiện kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quyết định số lượng loại hình giúp đỡ mà cá nhân có thể cho đi. Khi hai người bạn có điều kiện kinh tế khác nhau thì quan hệ giúp đỡ giữa họ thường mang tính bất đối xứng theo hướng người có điều kiện kinh tế hơn sẽ giúp người kia nhiều loại hình giúp đỡ hơn. Những người không có đủ điều kiện kinh tế vẫn có thể cung cấp cho bạn bè những loại hình giúp đỡ phi vật chất khác như chia sẻ tâm sự, sức lao động. Đáng chú ý là luận điểm

Một phần của tài liệu Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người việt nam (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)