Luận điểm này được sơ đồ hóa bằng một cán cân không cân bằng. Trong đó, cán cân nghiêng về phía con trai và con trưởng biểu thị sự giúp đỡ nhiều hơn mà bố mẹ dành cho họ so với con gái và con thứ. Xu hướng này thể hiện rõ nét ở khu vực nông thôn hơn khu vực đô thị. Trong phần lớn các gia đình ở nông thôn, con trưởng, đặc biệt là con trai trưởng thường nhận được nhiều loại hình giúp đỡ hơn cả bao gồm cả vật chất và tinh thần, trong khi con thứ và con gái chỉ nhận được số lượng loại hình giúp đỡ ít hơn hoặc giá trị vật chất của các loại hình giúp đỡ thấp hơn. Ngược lại, sự giúp đỡ cho con cái trong các gia đình ở đô thị có sự phân bổ đối xứng hơn về số lượng các giúp đỡ. Tuy nhiên, về mức độ các giúp đỡ thì nói chung con trai và con trưởng vẫn nhận được các mức độ giúp đỡ nhiều hơn so với con gái và con thứ.
Hộp 3.5: Tính bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ với con trai/ con gái; con trưởng/ con thứ
Bà Hiền sinh năm 1950, hiện đang sống tại Yên Phong, Bắc Ninh. Bà Hiền đã bán một phần đất tổ tiên để cho vợ chồng con trai cả mua đất làm nhà trên trục đường giao thông chính để mở cửa hàng buôn bán nội thất gia đình. Vợ chồng bà Hiền cũng chuyển xuống sống cùng để trông coi cửa hàng, con cái, cơm nước giúp con trưởng. Khi bán mảnh đất tổ tiên, vợ chồng anh con trai thứ cũng được bà Hiền cho 300 triệu nhưng trị giá số tiền không lớn bằng số tiền bà giúp đỡ con trai trưởng là 500 triệu.
Bà Hiền cũng không giúp được con trai thứ trông nom nhà cửa và con cái. Còn con gái không nhận được hỗ trợ nào về vật chất mà chỉ được vợ chồng bà Hiền giúp đỡ đón hộ cháu khi tan học.
Bà Hòa sinh năm 1963, hiện là cán bộ nhà nước ở Hà Nội. Vợ chồng bà Hòa có điều kiện kinh tế nên đã đầu tư như nhau cho 3 con học hành. Hiện nay dù không sống cùng con nào nhưng ông bà đã mua cho con trai trưởng một căn hộ chung cư tại Hà Nội. Ngoài ra, vợ chồng bà cũng cho vợ chồng 2 cô con gái mỗi cặp 300 triệu đồng để thêm vào mua chung cư riêng. Khi các con sinh em bé bà Hòa phải liên tục đi trông cháu giúp đỡ các con. Tuy nhiên, bà Hòa chỉ đến chăm cháu ngoại được tháng đầu tiên. Thời gian chủ yếu bà vẫn dành để trông cháu nội. Bà Hòa đã xin nghỉ không lương 6 tháng để chăm cháu nội và hiện tại vẫn dành thời gian cuối tuần để sang thăm cháu nội đều đặn.
- Con gái
- Con thứ - Con trai
- Con trưởng Bố mẹ
73
Như vậy, nói chung các gia đình ở đô thị thường phân bổ cho các con các loại hình giúp đỡ một cách đối xứng hơn, tuy nhiên, nếu xét về giá trị vật chất và mức độ dành công sức để giúp con cái thì các bậc phụ huynh ở đô thị vẫn giúp con trai và con trưởng nhiều hơn giúp con gái và con thứ. Vậy tại sao lại có xu hướng bất đối xứng này? Các phỏng vấn sâu đã chứng minh hiện tượng này một phần là do ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ Nho giáo trọng nam khinh nữ và trọng tính tôn ti thứ bậc, một phần vì các bậc cha mẹ luôn mang tâm lý tin tưởng hơn vào sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm của những người con trưởng trong gia đình. Điều này có nghĩa là, trong tiềm thức của người dân Việt Nam, con trai trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc duy trì nòi giống, thờ cúng ông bà tổ tiên và phụng dưỡng cha mẹ. Trong những gia đình không có con trai thì vai trò của trưởng nữ cũng được đề cao hơn thứ nữ. Tức là, nói chung con trai và con trưởng được quan niệm là người mang lại lợi ích nhiều hơn cho cha mẹ so với con gái và con thứ. Xét theo lý thuyết của Marcel Mauss thì tính bất đối xứng này chịu sự chi phối của các qui ước văn hóa xã hội và đạo đức Nho giáo truyền thống của người Việt Nam. Mặt khác, theo lý thuyết kinh tế học hành vi của George Homans thì tính bất đối xứng này bắt nguồn từ sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích. Theo đó, bố mẹ sẽ đầu tư nhiều vào những người con mà họ cảm thấy sẽ mang lại lợi ích cho họ nhiều hơn và càng có lợi thì sự đầu tư càng lớn. Do vậy, ở đô thị mặc dù vẫn coi trọng con trai và con trưởng nhưng nếu bất kì con nào có khả năng giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn thì bố mẹ sẽ đầu tư cho người con đó nhiều hơn.
Mức độ bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ với con trai/con gái cũng được thấy rõ trong gia đình các cộng đồng dân tộc thiểu số. Phần lớn các tài liệu đều cho thấy trong các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cha mẹ rất yêu thương và chăm sóc con cái của mình. Sự khác biệt trong cách ứng xử đối với con cái giữa các dân tộc chủ yếu nằm ở chế độ mẫu hệ hay phụ hệ. Theo đó, các cộng đồng dân tộc theo chế độ phụ hệ sẽ coi trọng con trai hơn và ngược lại, các cộng đồng dân tộc theo chế độ mẫu hệ sẽ coi trọng con gái hơn, đặc biệt là cô con gái út [Vũ Đình Lợi, 1994, tr. 31].
Như vậy, có thể tóm tắt về mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa những bạn bè thân và giữa bố mẹ và con cái ở chiều cạnh số lượng loại hình giúp đỡ như sau. Thứ nhất, trong khi quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè thân chủ yếu mang tính đối xứng thì quan hệ giúp đỡ giữa bố mẹ và con cái chủ yếu mang tính bất đối xứng.
74
Thứ hai, mức độ đối xứng và bất đối xứng về số lượng loại hình giúp đỡ mà bạn bè có thể cung cấp cho nhau tùy thuộc vào mức độ thân thiết của cá nhân với người bạn đó.
Xu hướng giúp đỡ này được biểu hiện tương đối giống nhau ở cả nông thôn và đô thị, nam giới và nữ giới, các độ tuổi khác nhau, các miền khác nhau, các loại hình kinh tế gia đình khác nhau và ở cả trường hợp sống riêng và trường hợp sống chung cùng bố mẹ. Thứ ba, nói chung bố mẹ thường giúp đỡ con cái số lượng loại hình giúp đỡ nhiều hơn là con cái có thể giúp đỡ cho bố mẹ. Không có sự khác biệt rõ rệt giữa khu vực nông thôn hay đô thị về xu hướng giúp đỡ này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của bố mẹ và con cái nên vẫn tồn tại những trường hợp con cái có thể giúp đỡ bố mẹ số lượng loại hình giúp đỡ nhiều hơn hoặc ngang bằng với số lượng loại hình bố mẹ có thể cung cấp cho con. Ở khu vực nông thôn thì những giúp đỡ về sức lao động thường mang hình thức trực tiếp, ngược lại, ở khu vực đô thị thì loại hình giúp đỡ thường mang hình thức gián tiếp (thuê người giúp việc). Thứ tư, nói chung có tính bất đối xứng trong việc bố mẹ cung cấp các loại hình giúp đỡ cho con trai và con gái, con trưởng và con thứ theo xu hướng con trai và con trưởng sẽ nhận được số lượng loại hình giúp đỡ nhiều hơn cũng như giá trị vật chất và mức độ giúp đỡ lớn hơn so với con gái và con thứ. Xu hướng này rõ nét ở khu vực nông thôn hơn khu vực đô thị.
3.2. Mức độ đối xứng và bất đối xƣ́ ng về tính chất loa ̣i hình giúp đỡ
Tính đối xứng về tính chất loại hình giúp đỡ thể hiện ở chỗ cá nhân cung cấp loại giúp đỡ gì, sẽ được nhận lại đúng loại giúp đỡ đó. Nếu không đảm bảo như vậy thì quan hệ này là bất đối xứng. Thí dụ, quan hệ là đối xứng nếu cá nhân giúp đỡ một người bạn về tiền bạc, đến khi cần họ lại nhận được sự giúp đỡ về tiền bạc từ chính người bạn đó. Nhưng nếu cá nhân này lại được giúp đỡ lại bằng loại hình khác (thí dụ, giới thiệu việc làm), hoặc thậm chí không được giúp đỡ trở lại, khi đó quan hệ là bất đối xứng. Về mặt toán học, tính đối xứng và bất đối xứng thể hiện qua sự tương đương/không tương đương của tỷ lệ phần trăm một loại hình giúp đỡ nào đó mà cá nhân đã cung cấp cho một người và tỷ lệ phần trăm loại hình giúp đỡ này mà cá nhân nhận được từ người đó. Chúng tôi cũng sử dụng kiểm định phi tham số McNemar để so sánh các cặp tỷ lệ phần trăm này. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.4 [Nguyễn Quý Thanh và Cao Thị Hải Bắc, 2014, tr. 245].
75
Bảng 3.4: Kiểm định McNemar về tính đối xứng và bất đối xứng trong tính chất các loại giúp đỡ chính
Loại hình
giúp đỡ Các thống kê và kiểm định Người ba ̣n 1 Người ba ̣n 2 Người ba ̣n 3
Chia sẻ tâm sự
Số người trả lời (N) 1257 1129 925
% giúp đỡ 91 89 89
% được bạn giúp đỡ 93 90 91
2 9,2 2,04 3,7
Mức ý nghĩa (2 phía) – P <0,05 >0,05 >0,05
Kết luâ ̣n Bất đối xƣ́ng Đối xứng Đối xứng
Tiền ba ̣c
Số người trả lời (N) 1257 1129 925
% giúp đỡ 39 33 30
% được bạn giúp đỡ 41 34 33
2 2,5 0,5 2,3
Mức ý nghĩa (2 phía) – P >0,05 >0,05 >0,05
Kết luâ ̣n Đối xứng Đối xứng Đối xứng
Sức lao đô ̣ng
Số người trả lời (N) 1256 1129 927
% giúp đỡ 35 30 29
% được bạn giúp đỡ 35 29 28
2 0,01 0,2 0,8
Mức ý nghĩa (2 phía) – P >0,05 >0,05 >0,05
Kết luâ ̣n Đối xứng Đối xứng Đối xứng
Cung cấp thông tin quan trọng
Số người trả lời (N) 1256 1128 927
% giúp đỡ 28 25 24
% được bạn giúp đỡ 31 26 25
2 10,3 0,2 0,9
Mức ý nghĩa (2 phía) – P <0,05 >0,05 >0,05
Kết luâ ̣n Bất đối xƣ́ng Đối xứng Đối xứng
Theo bảng 3.4, trong 4 loại hình giúp đỡ được phân tích, chỉ có 2 loại hình chia sẻ tâm sự và cung cấp thông tin quan trọng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) chứng tỏ tính bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với người bạn thân thứ nhất.
Tính bất đối xứng này được biểu hiê ̣n theo hướng cá nhân nh ận nhiều hơn cho , với tỷ lệ phần trăm nhận giúp đỡ về chia sẻ tâm sự là 93% trong khi tỷ lệ phần trăm cho giúp đỡ loại hình này là 91%. Tương tự, tỷ lệ phần trăm nhận giúp đỡ về cung cấp thông tin quan trọng (31%) cũng lớn hơn tỷ lệ phần trăm cho giú p đỡ loa ̣i hình này (28%) là 3%.
Tuy nhiên, quan hệ giúp đỡ với người bạn thứ nhất về tiền bạc và sứ c lao động lại cho thấy rõ tính đối xứng (P>0,05). Ngược lại, trong quan hệ giúp đỡ vớ i người ba ̣n thứ
hai và thứ ba , cả 4 loại hình giúp đỡ đều có mức ý nghĩa P > 0,05 nên không đủ bằng chứng để khẳng đi ̣nh có sự khác biê ̣t đáng k ể giữa các că ̣p tỷ lệ phần trăm giúp đỡ và tỷ lệ phần trăm nhận được giúp đỡ. Điều này đã thể hiê ̣n rõ tính đối xứng giữa cho và
nhận về tính ch ất loại hình giúp đỡ của cá nhân với hai người ba ̣n này . Từ các kết quả đo được trong bảng 3.4 có thể rút ra kết luận thứ nhất như sau: nhìn chung chia sẻ tâm sự là một loại hình giúp đỡ không dễ mang tính đối xứng vì mức độ đối xứng và bất
76
đối xứng không chỉ phụ thuộc vào mức độ thân thiết của bạn bè mà còn phụ thuộc các yếu tố khác như vị trí địa lý, sự tương đồng về hoàn cảnh. Nhiều trường hợp dù ở nông thôn hay đô thị, càng là bạn bè có nhiều điểm tương đồng về hoàn cảnh hay gần nhau về khoảng cách địa lý thì càng có điều kiện chia sẻ, tâm sự với nhau một cách đối xứng. Ngược lại, càng là bạn bè ít có điểm tương đồng về hoàn cảnh hay sống xa nhau thì càng ít có điều kiện chia sẻ, tâm sự với nhau, tức là giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp này mang tính bất đối xứng. Kết luận này được sơ đồ hóa như sau:
Hình 3.5a: Bất đối xứng về chia sẻ tâm sự giữa hai người bạn
Hình 3.5b: Đối xứng về chia sẻ tâm sự giữa hai người bạn
Hai mũi tên quay đầu vào nhau biểu thị cho sự giúp đỡ qua lại giữa người được hỏi với lần lượt ba người bạn thân nhất. Trong đó, ở hình 3.3a, mũi tên của người bạn thân thứ nhất và thứ ba dài hơn biểu thị rằng hai người bạn này giúp đỡ cho người được hỏi về chia sẻ tâm sự nhiều hơn là người được hỏi có thể giúp lại hai người bạn này về loại hình này. Trong trường hợp này, mức độ bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi và hai người bạn được biểu hiện khá rõ rệt. Ngược lại, ở hình 3.3b, hai mũi tên có độ dài bằng nhau biểu thị một quan hệ giúp đỡ đối xứng.