CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và quan điểm lịch sử cụ thể
Theo nguyên lý mối liên hệ phổ biến của Mac - Lê Nin, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận động và biến đổi không ngừng. Sự liên hệ biểu hiện ở 3 mặt: giữa các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng, giữa các sự vật khác với nhau, giữa các sự vật với môi trường [Nguyễn Ngọc Long, 2006, tr. 135-145]. Áp dụng nguyên lý này vào vấn đề nghiên cứu của luận án có thể thấy tính đối xứng và tính bất đối xứng là hai mặt của một vấn đề giống như hai mặt của một đồng xu. Trong đó, khi mặt này tăng thì mặt kia sẽ giảm và ngược lại. Do vậy, khi bàn về tính chất có đi có lại của quan hệ giúp đỡ thì phải xem xét cả xu hướng đối xứng và bất đối xứng của các quan hệ giúp đỡ này. Tuy nhiên, muốn hiểu rõ được trong trường hợp nào các quan hệ giúp đỡ thường mang tính đối xứng hay tính bất đối xứng thì phải xem xét mối liên hệ giữa đặc tính đối xứng/bất đối xứng của các quan hệ giúp đỡ với các lý thuyết và yếu tố tác động khác (yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố cộng đồng/xã hội). Mặt khác, Mác nói phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét một sự vật hiện tượng. Tức là, khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Do vậy, trong luận án này, mức độ đối xứng và bất đối xứng được đặt vào quan hệ giúp đỡ giữa người được hỏi với ba người bạn thân và giữa người được hỏi với bố mẹ và con họ ở ba chiều cạnh: số lượng loại hình giúp đỡ, tính
33
chất loại hình giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ. Từ cơ sở lý luận chung của các nguyên lý duy vật biện chứng Mác - Lê Nin, chúng tôi muốn xây dựng một khung lý thuyết riêng cho luận án dựa trên sự tiếp cận ba nhóm lý thuyết: nhóm lý thuyết trò chơi, nhóm lý thuyết xã hội học tiếp cận theo kinh tế học hành vi, nhóm lý thuyết về vốn xã hội nhấn mạnh đặc tính có đi có lại trong quan hệ giúp đỡ.
2.1.2. Nhóm lý thuyết trò chơi (Game theory)
Lý thuyết trò chơi tồn tại như một ngành khoa học độc lập chỉ sau khi John von Neumann cho ra đời một loạt các bài báo về lý thuyết này năm 1928. Ban đầu được phát triển như là một công cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế học nhưng ngày nay lý thuyết trò chơi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học như triết học, tâm lý học, xã hội học v.v... Nội dung cốt lõi của lý thuyết được phát biểu như sau: Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các quyết định được đưa ra trong một môi trường trong đó các đối thủ tương tác với nhau. Nói cách khác, lý thuyết trò chơi nghiên cứu cách lựa chọn hành vi tối ưu cho cả đôi bên khi chi phí và lợi ích của mỗi lựa chọn là không cố định mà phụ thuộc vào lựa chọn của các cá nhân khác [Morgenstern, Oskar and John von Neumann (1947); dẫn lại theo William Poundstone, 1992, tr. 43]. Phát biểu này giúp chúng ta mường tượng được rằng trong một cuộc chơi giữa hai hay nhiều người, mỗi người có một cách ứng xử riêng. Nhưng họ sẽ luôn phải cân nhắc xem đối phương sẽ hành xử như thế nào nếu mình lựa chọn cách ứng xử A hay B nào đó? Căn cứ vào đó, họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng nên ứng xử thế nào để có lợi cho mình nhất hoặc ít nhất là đôi bên cùng có lợi ngang nhau.
Luận án này chỉ áp dụng một khía cạnh của lý thuyết trò chơi. Đó là khía cạnh nhấn mạnh làm sao để tối đa hóa lợi ích trên cơ sở những thông tin mình có. Tức là sự cân nhắc về thái độ và hành động của đối phương (A đối xử tốt với B nhưng liệu B có đối xử lại với A như thế không? A mừng đám cưới B như thế này thì liệu sau này B có mừng lại A như thế không?). Một cá nhân giúp đỡ đối phương trên cơ sở chưa biết đối phương sẽ hành động lại như thế nào? nhưng dựa trên thông tin mình có thì cá nhân có thể dự đoán được xu hướng hành động của đối phương. Như vậy, luận án này muốn
áp dụng khía cạnh lý thuyết này để tìm hiểu xem trên cở sở những thông tin có được,
34
người được hỏi sẽ xây dựng các mối quan hệ giúp đỡ như thế nào? Lý do mà các chủ thể lựa chọn cách thức giúp đỡ A hay B nào đó là gì? Và kì vọng mà họ đặt vào hành vi đáp trả của đối phương có phải là một sự đối xứng hay không?
2.1.3. Nhóm lý thuyết xã hội học tiếp cận theo quan điểm kinh tế học hành vi Trong nhóm lý thuyết xã hội học tiếp cận theo quan điểm kinh tế học hành vi, chúng tôi tiếp cận hai lý thuyết là lý thuyết trao đổi xã hội của Goerge Homans và lý thuyết hành vi của Gary Becker.
Trong bài nói chuyện đoạt giải Nobel với nhan đề "Xét hành vi theo hướng kinh tế" cũng như trong tác phẩm "Vốn con người" viết năm 1975, Gary Becker đã nêu lên quan điểm lý thuyết về việc đầu tư vào vốn con người với nội dung chính như sau:
Bản chất của mối quan hệ giúp đỡ giữa các thành viên trong gia đình xét theo góc độ kinh tế là sự đầu tư vào vốn con người nhằm tối đa hóa nguồn lợi cho họ sau này bởi họ nghĩ rằng sự đầu tư này là hiệu quả hơn bất kì hình thức đầu tư nào khác. Điều này có thể thấy qua việc bố mẹ đầu tư, giúp đỡ con cái lúc nhỏ và con giúp lại khi bố mẹ về già, hay anh chị em giúp nhau từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành. Để đảm bảo cho sự có đi có lại xảy ra thì người cho giúp đỡ sẽ tăng cường giáo dục, khắc sâu cho đối phương về cảm giác nghĩa vụ, ý muốn giúp đỡ lại người đã giúp đỡ mình [Gary Becker, 1975, tr. 45-81; Gary Becker, 1995, tr. 86-88].
Tuy nhiên, Gary Becker đang chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh vật chất. Tức là, ông quan tâm nhiều đến sự đầu tư vật chất của bố mẹ vào con cái với kì vọng con cái cũng sẽ đáp trả lại bằng vật chất cho bố mẹ sau này. Mở rộng hơn quan điểm lý thuyết của Becker là lý thuyết trao đổi xã hội của George Homans. Nội dung chí nh của lý
thuyết trao đổi xã hô ̣i có thể được tóm tắt thành các luâ ̣n điểm sau . Thứ nhất, hành vi xã hội là kết quả của một quá trình trao đổi lợi ích giữa các cá nhân. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở các yếu tố vật chất mà còn có thể là sự cảm thông, chia sẻ, cảm giác được tôn trọng... mà cá nhân nhận được. Thứ hai, mục đích mà mọi người hướng đến trong các mối quan hệ là: Tăng lợi ích, giảm chi phí cho bản thân. Thứ ba, kỳ vọng của mỗi cá nhân vào các mối quan hệ là khác nhau nên mức độ hài lòng của họ đối với kết quả cũng sẽ khác nhau. Thứ tư, khi không hài lòng với các mối quan hệ, người ta sẽ từ bỏ nó và tìm đến "các lựa chọn thay thế" hứa hẹn nhiều lợi ích hơn mối quan hệ hiện tại [George Homans, 1974, tr. 16-25]. Lý thuyết của George Homans và Gary Becker
35
là những cách tiếp cận kinh tế học trong xã hội học. Cả hai tác giả đều đặt ra bài toán kinh tế là chí phí - lợi ích nhưng lợi ích của Homans bao hàm ý nghĩa rộng, gồm cả vật chất và tinh thần.
Áp dụng khía cạnh lý thuyết nhấn mạnh đến sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích trong việc đầu tư vào vốn con người của Gary Becker và trong việc trao đổi các giúp đỡ ở mọi lĩnh vực của George Homans, chúng tôi muốn kiểm chứng xem khi cá nhân tính toán đến nguyên tắc chi phí - lợi ích thì họ sẽ có hành động cho và nhận giúp đỡ như thế nào với đối phương? Và nguyên tắc chi phí - lợi ích này thường được cân nhắc trong những mối quan hệ giúp đỡ nào? ở những loại hình giúp đỡ gì? Cá nhân có kì vọng về sự đối xứng hoặc bất đối xứng theo chiều nhận được nhiều hơn cho hay không?
2.1.4. Nhóm lý thuyết về vốn xã hội
Như đã lập luận ở các phần trước, vốn xã hội là sự có đi có lại của quan hệ giúp đỡ. Do vậy ở phần này, chúng tôi tiếp cận hai lý thuyết về vốn xã hội có nhấn mạnh đến đặc tính có đi có lại trong quan hệ giúp đỡ. Đó là lý thuyết có đi có lại trong trao đổi giao dịch kinh tế của Mattheww Rabin và lý thuyết có đi có lại trong biếu tặng quà của Marcel Mauss.
Nhà kinh tế học người Mỹ Mattheww Rabin được coi là mô ̣t trong nhữ ng nhà
nghiên cứu đầu tiên chính thức xây dựng khá i niê ̣m "có đi có lại" (reciprocity) thành mô ̣t mô hình lý thuyết. Tư tưởng cốt lõi của Rabin đư ợc phát biểu như sau: "người ta không tìm kiếm mô hình thống nhất để giúp đỡ người khác; thay vào đó, họ bày tỏ một sự chắc chắn có lựa chọn về hành động có đi có lại của họ. Trên thực tế, mọi người sẽ
vị tha vớ i những người vi ̣ tha khá c và cũng có động lực làm tổn thương những người gây tổn thương cho họ. Nói cách khác, mọi người phản ứng khác nhau với hành vi ứng xử của người khác phụ thuộc vào ý tưởng mà họ gắn vào hành động (intention of act)"
[Rabin, 1993, tr. 1281-1282]. Rabin đã đưa ra một ví dụ trong lĩnh v ực làm ăn kinh doanh. Trong đó, nhiều đối tác hợp tác làm ăn với nhau. Đối tác A sẵn sàng bỏ nhiều tiền bạc để đầu tư cho dây chuyền sản xuất của đối tác B mặc dù trong vòng 3 năm tiếp theo A có thể chưa thu được nhiều lợi ích từ B. Nếu B tiếp tục mang lại lợi ích cho A thì A sẽ tiếp tục đầu tư. Ngược lại, A cũng có thể cắt giảm chi phí đầu tư cho B nếu A cảm thấy B không thể mang lại nguồn lợi cho mình hoặc thậm chí, A sẽ trừng phạt B nếu B có hành vi bất hợp tác hay gây thiệt hạ cho A. Tức là, A và B làm việc dựa trên nguyên tắc có đi có lại, anh tốt với tôi thì tôi tốt với anh và ngược lại. Và yếu tố
36
quyết định hành vi đầu tư nhiều hay cắt giảm chi phí đầu tư của A chính là ý tưởng hay còn được hiểu là những tính toán đang hình thành trong suy nghĩ của A. A quyết định đầu tư vì đã tính toán trước được rằng lợi ích mà B mang lại cho A trong tương lai có thể sẽ lớn hơn nhiều những gì A bỏ ra để đầu tư trong hiện tại và ngược lại, khi tính toán trước được khả năng vận hành kém hiệu quả của B thì A sẽ có hành động cắt giảm chi phí đầu tư hoặc ngừng hợp tác với B. Tức là, luôn có sự cân nhắc ở A và B xem đối phương có thể trở thành nguồn vốn xã hội hữu ích nhất cho mình hay không?
Như vậy, theo Rabin, tính chất của một hành động nên được đánh giá qua cả ý tưởng (intention) chứ không phải chỉ bằng kết quả của hành động đó [Rabin, 1993, tr. 1281- 1282]. Vận dụng lý thuyết có đi có lại với sự đề cao ý tưởng hành động (kì vọng tương lai) của Rabin, chúng tôi muốn tìm hiểu xem trong quan hệ giúp đỡ, các bên thường có xu hướng cân nhắc hành động như thế nào? kì vọng của các bên là đối xứng hay bất đối xứng? ở loại hình giúp đỡ gì? trong hoàn cảnh giúp đỡ nào?
Một lý thuyết có đi có lại khác đối lập với nhóm lý thuyết kinh tế học hành vi.
Đó là lý thuyết về có đi có lại trong biếu tă ̣ng quà và tương tác xã hô ̣i của Marcel Mauss. Mauss viết "Trong văn hó a Bắc Âu và nhiều nền văn hóa khác, trao đổi và hơ ̣p đồng đươ ̣c thực hiê ̣n dướ i da ̣ng quà tă ̣ng, trên lý thuyết là tự nguyê ̣n, nhưng thực ra là
bị bắt buô ̣c phải là m và phải đáp tă ̣ng..." [Mauss, 1925, tr. 177-178]. Như vậy, theo Mauss, bản chất củ a hà nh vi trao đổi thông qua biế u tă ̣ng quà là luôn theo nguyên tắ c biếu tă ̣ng và đáp tă ̣ng, tức cho đi và nhâ ̣n la ̣i. Vâ ̣y lý do của sự bắt buô ̣c phải đáp tă ̣ng quà là gì? Đó là vì cái "hau" - tinh thần của đồ vâ ̣t được biếu tă ̣ng. Bỏ qua yếu tố thần bí có vẻ mang mà u sắc tín ngưỡng, có thể nhìn thấy sâu sa ở Mauss mô ̣t tư tưởng đề
cao cá c qui ướ c, thiết chế xã hô ̣i. Tức là, khác vớ i lý thuyết trao đổi xã hô ̣i của Homans, Mauss nhấn mạnh rằng đôi khi các hành vi trao đổi phải tuân theo nguyên tắc cho đi và nhận lại tương đương là bởi vì, các hành vi trao đổi luôn chi ̣u ảnh hưởng chi phối bởi "sự kiê ̣n xã hô ̣i toàn bô ̣" hay chính là các qui ước, chuẩn mực đa ̣o đức xã hô ̣i.
Trong pha ̣m vi he ̣p hơn , đó có thể là phong tu ̣c, tâ ̣p quán của vù ng miền. Trái với lý thuyết trò chơi và lý thuyết kinh tế học hành vi nhấn mạnh sự cân nhắc đến lợi ích trước khi thực hiện hành động giúp đỡ, lý thuyết có đi có lại trong biếu tặng nhấn mạnh đến giá trị và ý nghĩa của hành động giúp đỡ. Đó không chỉ là những giá trị vật chất đơn thuần mà còn hàm chứa những giá trị xã hội, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa khác. Điều này có nghĩa là, theo Mauss, cá nhân không có quyền lựa chọn hay suy tính
37
đến khả năng nào đó để quyết định hành động giúp đỡ mà bị buộc phải hành động theo qui ước chung của xã hội. Nếu không tuân theo là từ chối sự hòa hợp, hợp tác, thống nhất. Áp dụng lý thuyết có đi có lại của Mauss, chúng tôi sẽ tìm hiểu xem ngoài sự cân nhắc đến chi phí và lợi ích thì các hành động giúp đỡ giữa các chủ thể còn chịu sự chi phối bởi những chuẩn mực chung nào? Tức là, ngoài các giá trị và ý nghĩa mang tính vật chất, các hành động giúp đỡ còn mang các giá trị và ý nghĩa nào? Các giá trị và ý nghĩa có đòi hỏi sự có đi có lại phải luôn đối xứng hay bất đối xứng không? Điều này được biểu hiện khác nhau như thế nào trong những bối cảnh, trường hợp cụ thể?
2.1.5. Khung lý thuyết của luận án
Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính đối xứng/bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ như đã nêu trên, luận án này đã xây dựng một khung lý thuyết riêng áp dụng cho việc phân tích quan hệ giúp đỡ giữa những người bạn thân và trong phạm vi gia đình như sau.
Hình 2.1: Khung lý thuyết của luận án
Khung lý thuyết trên là sự tích hợp của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, quan điểm lịch sử cụ thể và ba nhóm lý thuyết: lý thuyết trò chơi, lý thuyết xã hội học tiếp cận theo quan điểm kinh tế học hành vi, lý thuyết về vốn xã hội nhấn mạnh đặc tính có đi có lại. Cần lưu ý rằng trong hình 2.1 ở trên, các nhóm lý thuyết chỉ là cơ sở lý luận để giải thích tại sao lại có các xu hướng giúp đỡ đối xứng hay bất đối xứng chứ không phải là các biến số của các mô hình kiểm định về mức độ đối xứng và bất đối xứng của
Mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ - Về số lượng loại hình giúp đỡ
- Về tính chất loại hình giúp đỡ - Về hoàn cảnh giúp đỡ
Nhóm yếu tố cá nhân Nhóm yếu tố gia đình Nhóm yếu tố cộng đồng/xã hội
Nguyên lý mối liên
hệ phổ biến &
quan điểm lịch sử cụ thể
Nhóm lý thuyết trò chơi Tối đa hóa lợi ích trên cơ sở thông tin mình có
Nhóm lý thuyết xã hội học tiếp cận theo quan điểm
kinh tế học hành vi
- Cân nhắc chi phí - lợi ích - Có thể từ chối giúp đỡ hoặc lựa chọn thay thế
Nhóm lý thuyết về vốn xã hội
- Đặt kì vọng vào lợi ích tương lai - Qui ước, chuẩn mực qui định sự có đi có lại