Tác động của BĐKH đến ĐBSCL

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.4. Tác động của BĐKH đến SX NN

1.4.2. Tác động của BĐKH đến ĐBSCL

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, những mặt hàng như cà phê, ca cao, thủy sản… của nước ta cũng đang dần khẳng định vị thế và tìm chổ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, vai trò của ĐBSCL đối với sự phát triển NN của nước ta không thể nào mà không kể đến. ĐBSCL có trình độ dân trí thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, ngành công nghiệp chưa phát triển… Tuy nhiên, ĐBSCL có một thế mạnh rất lớn đó là ngành NN. ĐBSCL nổi tiếng với nhiều loại gạo thơm ngon, với nhiều tôm, cua, nghêu, sò bổ dưỡng, với sầu riêng cơm vàng hạt lép béo thơm, với bưởi năm roi ngọt liệm… Nhưng hiện nay, ảnh hưởng của BĐKH đến ĐBSCL ngày càng thể hiện rõ rệt nhất là đối với SX NN. Sự ảnh hưởng này đáng chú ý nhất là mất diện tích đất canh tác và giảm năng suất, sản lượng.

Do địa hình thấp và bằng phẳng phẳng, cao độ bình quân khoảng 1 - 1,5 m so với mực nước biển, nên ĐBSCL là một trong 3 đồng bằng trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Mực NBD lên sẽ làm triều cường tiếp tục dâng cao, bên cạnh đó, vùng còn chịu tác động của lũ sông Mê kông. Lũ tràn về kết hợp với triều cường sẽ làm cho mực nước ứ lại khiến nhiều nơi bị ngập mặn. Nếu mực NBD 1m thì diện tích ngập của vùng sẽ lên đến 0,5 - 1 triệu ha, trong đó có những khu vực ngập lụt gieo trồng 2 - 3 vụ/năm; sản lượng lương thực sẽ giảm khoảng 3,6 - 5,7 triệu tấn [16]. Như vậy, vấn đề an ninh lương thực sẽ bị đe dọa bởi lẽ ĐBSCL là “kho lương thực” của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.

Thời gian đất NN ngập lụt thay đổi và có xu hướng kéo dài sẽ tác động đến cơ cấu mùa vụ do ảnh hưởng từ thời gian lũ đến và rút đi hoặc triều cường. Hệ số sử dụng đất ở một số khu vực trũng như tức giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười sẽ giảm đáng kể vì không còn lúa vụ 3 (hoặc một vụ xen canh, gối vụ hoa màu thủy sản…). Giá trị nông sản thu hoạch và lợi nhuận sẽ giảm sút do không có điều kiện thu hoạch, phơi sấy, vận chuyển và chế biến chủ động cũng như nông dân bị động trong thời gian xuống giống, tìm thị trường tiêu thụ…

Một số khu vực trồng lúa truyền thống ở các vùng ven biển, vùng cửa sông sẽ giảm sút sản

37

lượng do ngập mặn, triều cường xâm nhập sâu, hạn hán vào cuối mùa khô vì phụ thuộc vào điều kiện cấp và thoát nước cho SX. [16]

Hệ quả của BĐKH đối với ĐBSCL ngoài phát sinh các hiện tượng thời tiết nguy hiểm bất thường, vấn đề nặng nhất là NBD. NBD sẽ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn vào hệ thống ruộng đồng thấp trũng, hệ thống đê bao còn non nớt, nhiều cây trồng vật nuôi không có khả năng sinh trưởng. GS TSKH Nguyễn Ngọc Trân cho rằng: “NBD - xâm nhập mặn thì cơ cấu kinh tế trồng lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút, kinh tế biển tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù lại sự sụt giảm trên”. Trong chăn nuôi, các yếu tố độ ẩm, không khí, nhiệt độ, lượng mưa… đều ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, nhất là vật nuôi quy mô hộ gia đình với các chuồng trại chăn nuôi đơn giản chưa có hệ thống chống nóng, chống rét dẫn đến dịch bệnh gia súc, gia cầm luôn phát sinh. [44]

Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tần suất các cơn bão xuất hiện nhiều, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện tràn lan… sinh kế của hơn 17 triệu người dân ĐBSCL vốn đã bấp bênh vì phải đối mặt với nhiều rủi ro thì trong thời gian sắp tới sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa bởi những tác động của BĐKH.

38

Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Bến Tre

39

Nguồn: Chi cục Thống kê tỉnh Bến Tre LƯỢC ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN, THỊ TỈNH BẾN TRE

40

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)