CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Bến Tre
2.3.5. Xâm nhập mặn và hạn hán
Các con sông phần lớn chịu tác động của chế độ thủy triều Biển Đông. Nhiều sông và kênh rạch có độ rộng khá lớn, một số cửa sông rộng từ 2 đến 3 km, do đó nước sông bị nhiễm mặn nghiêm trọng và trong mùa khô, mặn xâm nhập gần như hầu khắp diện tích trong tỉnh, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt gay gắt.
Mặn theo nước thủy triều vào trong sông, nên có quan hệ mật thiết với chế độ thủy triều, sự dao động cũng tương tự như sự dao động của triều. Chân và đỉnh mặn thường xuất hiện sau chân và đỉnh triều 1 đến 2 giờ. Càng xa biển, chênh lệch này càng lớn. Ngoài việc biến đổi theo mùa mặn còn phụ thuộc vào lượng nước ngọt từ thượng nguồn về. Mùa lũ, lượng nước ngọt lớn, mặn bị đẩy ra xa. Tuy vậy, những vùng giáp biển, độ mặn không lúc nào nhỏ hơn dưới 2‰. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 4, tháng có lượng nước ngọt ít nhất.
Mặn từ biển xâm nhập vào sông dưới dạng hình nêm. Do sự tiết giảm của sóng triều, sức cản và làm loãng của lượng nước ngọt, nên càng vào sâu trong sông nồng độ mặn càng giảm. Mặn xâm nhập còn có sự khác nhau giữa hai bờ, do các bãi bồi vùng cửa sông thường chia ra làm nhiều cửa nhỏ. Cửa nào có độ sâu lớn diện tích mặt cắt lớn, thì lượng triều vào lớn, mặn xâm nhập sâu nên mặn mất cân đối, lệch hẳn về một bên bờ.
Đường ranh giới mặn chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước ngọt từ thượng nguồn về.
Lượng nước ngọt càng nhỏ, ranh giới mặn càng vào sâu nội địa, vì vậy mùa cạn, ranh giới mặn vào sâu nhất gần như bao trùm toàn tỉnh. Lúc đó, tỉnh chia làm 3 khu vực: khu không bị nhiễm mặn, khu nước lợ và khu nước mặn.
Phân tích đường đẳng mặn ở mức 4‰, 10‰, 15‰ vào các tháng 12 (cuối mùa mưa) và tháng 2 (cuối mùa khô) với kết quả quan trắc từ năm 1982 - 1993 cho thấy:
Độ mặn xảy ra cao nhất vào các tháng 2, 3, 4. Độ mặn trên 4‰ gây ảnh hưởng cho cây trồng xuất hiện từ tháng 1 - 4 ở 2/3 diện tích của tỉnh (trừ khu vực An Hoá, phường 7, TP Bến Tre trở lên phía thượng nguồn).
Đường đẳng mặn 4‰ tháng 12 xuất hiện cách bờ biển huyện Ba Tri 9 km qua các xã Lộc Thuận (Bình Đại), Hưng Nhượng (Giồng Trôm), Thới Thạnh (Thạnh Phú) tiến
79
dần về phía thượng nguồn. Vào tháng 2, cách bờ biển 37 km, qua các xã Giao Hòa (Châu Thành), Phú Hưng (TP Bến Tre), Thuận Điền (Giồng Trôm), Thành Thới (Mỏ Cày Nam).
Đường đẳng mặn 6‰ vào tháng 12 xuất hiện cách huyện Ba Tri 6 km, qua các xã Bình Thới (Bình Đại), Mỹ Nhơn (Ba Tri). Đường đẳng mặn tiến dần về phía TP Bến Tre, cách bờ biển Ba Tri 23 km vào tháng 4, qua các xã Vang Quới (Bình Đại), Tân Hào (Giồng Trôm), Hương Mỹ (Mỏ Cày Nam).
Đường đẳng mặn 20‰ vào tháng 7 xuất hiện cách bờ biển Ba Tri 2 km qua các xã Thạnh Trị (Bình Đại), Tân Xuân (Ba Tri), An Qui (Thạnh Phú) tiến dần về phía TP Bến Tre, cách bờ biển Ba Tri 17 km vào tháng 4 qua các xã Lộc Thuận (Bình Đại), Bình Thành (Giồng Trôm), Quới Điền (Thạnh Phú).
Đường đẳng mặn 20‰ cách bờ biển Ba Tri 5 km vào tháng 4. Trong những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ ở thượng nguồn làm giảm lượng nước đổ về phía biển, nên xu hướng mặn ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Ranh giới mặn 4‰ cuối mùa khô đã vượt qua khỏi TP Bến Tre lên đến các xã Phú Túc, Phú Đức (phía sông Cửa Đại) và Cái Mơn (phía sông Cổ Chiên).
Sông Ba Lai là con sông có độ dài xâm nhập mặn lớn nhất. Vì sông đang ở giai đoạn chết dần nên không đẩy mặn ra xa được và lượng nước đầu nguồn về quá nhỏ. Ngược lại, Hàm Luông là sông có độ dài xâm nhập mặn nhỏ nhất. Nguyên nhân là do cửa sông và suốt dọc chiều dài sông có nhiều bãi bồi, do lưu lượng nước vào mùa cạn lớn nhất trong số 4 con sông.
Kênh rạch không có nước ngọt từ thượng nguồn về nên thủy triều dồn vào, mặn ngấm vào trong đất, tích tụ ngày một nhiều, vì vậy, cùng khoảng cách đối với cửa sông, bao giờ độ mặn trong kênh rạch cũng lớn hơn trong sông. Mặn trong kênh rạch là một vấn đề phức tạp, có ý nghĩa lớn đối với việc cấp nước tưới cho cây trồng, cần được nghiên cứu chu đáo và toàn diện hơn.
Trong các năm qua, theo kế hoạch phát triển NN toàn diện của tỉnh, nhiều chương trình đầu tư vào thủy lợi lớn đã được thực hiện, góp phần ngăn việc xâm nhập mặn, dẫn nước ngọt vào đồng ruộng (nhất là khu vực Bốn Mỹ và Vàm Hồ - Ba Tri), đưa năng suất lúa tăng lên rõ rệt. Các công trình thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm qua cũng đã góp phần ngọt hoá vùng nước lợ, tạo thêm điều kiện phát triển SX, thâm canh tăng vụ, mở rộng và tăng cường nguồn nước ngọt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
80
Vào mùa khô, mặn theo dòng triều xâm nhập sâu vào các sông chính. Có 3 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mức độ xâm nhập mặn: dòng chảy kiệt sông Tiền ở mức thấp, sự xuất hiện của gió Chướng trong mùa khô và thủy triều biển Đông ở mức cao. Sự tác động mạnh mẽ và đồng bộ của 3 nguyên nhân này đã làm cho tình hình xâm nhập mặn trên các sông từ mức độ xâm nhập sâu đến rất sâu. Hiện nay, xâm nhập mặn đến sớm hơn và xâm nhập vào sâu hơn: độ mặn 4‰ lấn sâu lên tới 60 km: trên sông cửa Đại lên đến Tân Thạnh - Phú Túc (Châu Thành); trên sông Hàm Luông lên đến Tiên Thủy (Châu Thành); trên sông Cổ Chiên lên đến Nhuận Phú Tân, Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày Bắc). Độ mặn 1‰ gần như xâm nhập toàn tỉnh. Ngoài ra trung tuần tháng 7 đến tháng 8 có các đợt hạn bà Chằn xảy ra từ 7 - 15 ngày, nhưng xảy ra vào giữa mùa mưa nên ít ảnh hưởng đến SX.
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy, độ mặn cao nhất tại các trạm vào năm 2005 do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài. Độ mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường và thấp hơn cùng kỳ 2005.
Năm 2011 do mùa mưa kết thúc sớm, mực nước đầu nguồn xuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng đến nay mặn đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các nơi tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch và đạt mức cao nhất năm 2011: tại Mỹ Hóa độ mặn cao nhất đo được 8,2‰; tại An Thuận 28,9‰; tại Bình Đại 26,8‰.
81
26,9 27,2
29,0
26,2 27,5
24,5 26,1 26,5 26,7
28,7 27,7
24,0
23,8 24,4
26,0 27,2 28,3 28,7
3,3 8,6
11,0
3,3 6,0 3,8 4,0
8,9 8,1
0 5 10 15 20 25 30 35
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Bình Đại
An Thuận
Mỹ Hóa
‰
Biểu đồ 2.16: So sánh độ mặn cao nhất năm tại các vị trí đo (2003 - 2011)
Biểu đồ 2.17: So sánh độ mặn thấp nhất năm tại các vị trí đo (2003 - 2011)
Biểu đồ 2.18: So sánh độ mặn trung bình năm tại các vị trí đo (2003 - 2011)
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Bình Đại 0,1 0,2 0,4 0,2 0,3 0,1 0,2 0,6 0,1
An Thuận 0,3 0,3 0,1 0,1 0,4 0,6 0,1 0,7 0,2
Mỹ Hóa 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1
0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7
‰ 0,8
27,0 27,4
29,4
26,4 27,8
24,6
26,3 27,1 26,8 29,0 28,0
24,1 23,9 24,8
26,6 27,3
30,0 28,9
3,4 8,7
11,1
3,4
6,1 3,9 4,1
9,0 8,2
0 5 10 15 20 25 30 35
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Bình Đại
An Thuận
Mỹ Hóa
‰
82
Hạn hán đều tập trung vào những tháng mùa khô trong năm. Mùa khô trên địa bàn tỉnh thường bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc giữa tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 năm sau. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2006 - 2010 với diễn biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng vào những năm sau.
Hình 2.5: Diễn diến xâm nhập mặn tại Bến Tre năm 2009
Nguồn: [25]
Năm 2006, mặn gây ra thiệt hại khoảng 600 triệu đồng. Năm 2007, mặn làm ảnh hưởng đến 450 ha diện tích huyện Chợ Lách, làm sản lượng trái cây các loại từ 20 - 30%, làm chết khoảng 7.000 cây giống các loại, ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác của người dân tại khu vực cặp sông Cổ Chiên, Hàm Luông, Vàm Mơn, Cái Gà.
Năm 2010, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra gay gắt hơn so với các năm trước, độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền khoảng 60 km. Độ mặn 5 - 7‰ xâm nhập đến xã Thành Thới B (Mỏ Cày Nam); trên sông Hàm Luông, tại phường 7 (TP Bến Tre), độ mặn đã lên đến 6 - 10‰, vàm Cái Mơn (Chợ Lách) từ 3 - 5‰; trên sông Cửa Đại, tại Giao Hòa (Châu Thành), độ mặn từ 6 - 8‰. Hiện tượng này làm nhiễm mặn tất cả các nhánh sông, nước tại các khu vực thượng nguồn đều có độ mặn 1,6‰, thiếu nước phục vụ NN và sinh hoạt trầm trọng.
83
Năm 2020, khi mực NBD 12 cm, ảnh hưởng của xâm nhập mặn vào đất liền vẫn không rõ ràng, nghĩa là ranh giới mặn 4‰ vẫn chỉ cách bờ biển khoảng 15 - 25 km (các tính toán chưa xét đến ảnh hưởng của quá trình khô hạn, mùa khô kéo dài, lưu lượng nước từ thượng nguồn có thể giảm mạnh hơn so với hiện tại).
Hình 2.6: Diễn biến xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre năm 2020 - mực NBD 12 cm Nguồn: [25]
Tuy nhiên, vấn đề sẽ khác vào năm 2050 khi mực NBD 30cm. Lúc này tình hình xâm nhập mặn sẽ diễn ra nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều. Nhìn vào hình 2.7, có thể dễ dàng thấy được ranh giới mặn 4‰ lúc này đã cách bờ biển đến 40 km. Những vị trí mà hiện nay ranh giới mặn chỉ 4‰ thì khi đó độ mặn đã lên đến 8 - 10‰. Đặc biệt là ảnh hưởng xâm nhập mặn từ khu vực Cửa Đại, tại đây, ranh giới mặn 4‰ cách cửa biển đến hơn 50 km. Tại khu vực huyện Châu Thành, gần Chợ Gạo (Tiền Giang) độ mặn lúc này vẫn hơn 8‰. Chính việc xâm nhập mặn từ hướng Cửa Đại đã ảnh hưởng rất lớn đến xâm nhập mặn tại sông Ba Lai, mặc dù đã có cống Ba Lai ngăn mặn nhưng mặn vẫn truyền sâu vào bên trong.
84
Hình 2.7: Diễn biến xâm nhập mặn tại Bến Tre năm 2050 - mực NBD 30 cm Nguồn: [25]