Hệ quả của sự tác động BĐKH đến SX NN

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 97 - 112)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

2.4. Thực trạng tác động của BĐKH đến SX NN tỉnh Bến Tre

2.4.2. Hệ quả của sự tác động BĐKH đến SX NN

2.4.2.1. Tác động đến trồng trọt a. Dịch bệnh và sâu bệnh

BĐKH VÀ NBD

Diện tích canh tác và năng suất giảm

An ninh lương thực bị đe doạ

Nghèo đói, dịch bệnh gia tăng

Tài nguyên tự nhiên

bị xâm hại Di dân từ nông thôn lên thành thị

Rừng bị suy kiệt

và không bền vững Biến động tiêu cực về KT - XH

Ô nhiễm và suy giảm chất lượng cuộc sống

96

Thời gian qua, thời tiết diễn biến bất thường nên tình hình sâu bệnh trên cây lúa có chiều hướng phát triển mạnh, nhất là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, ốc bưu vàng, đốm vằn, sâu đục thân… Dịch bệnh diễn biến phức tạp với thành phần dịch hại rất đa dạng, tốc độ lây lan nhanh. Trong đó, các bệnh cháy lá, đạo ôn cổ bông, vàng lùn và lùn xoắn, ốc bưu vàng phát triển ngày càng mạnh và diễn biến rất phức tạp.

Năm 2011 diện tích lúa bị cháy bìa lá là 1.985 ha (tăng 889 ha so với năm 2007). Tương tự:

ốc bưu vàng 1.648 ha (tăng 507 ha), đạo ôn cổ bông 663 ha (tăng 478 ha), vàng lùn - lùn xoắn lá 98 ha (tăng 11 ha).

Bảng 2.20: Diện tích (ha) lúa bị nhiễm bệnh của tỉnh Bến Tre (2007 - 2011) Hạng mục 2007 2008 2009 2010 2011 2011/2007 Cháy bìa lá 1.096 515 2.004 2.777 1.985 + 889

Đạo ôn cổ bông 185 151 603 931 663 + 478

Vàng lùn – lùn xoắn lá 87 448 178 - 98 + 11 Ốc bưu vàng 830 280 898 1.648 1.337 + 507

Nguồn: Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Bến Tre Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước (năm 2011 là 52.304 ha), trong đó diện tích cho trái là 36.400 ha, sản lượng khoảng 420 triệu trái.

Cây dừa là cây có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, chắn gió, chống xạc lở đất… Tuy nhiên thời gian qua, bọ cánh cứng hại dừa phát triển và gây hại là một thách thức đối với người dân. Năm 2009, do diện tích trồng dừa mới gia tăng và một số vùng dừa trồng ở vùng nuôi trồng thủy sản thiếu chăm sóc nên số cây nhiễm bọ dừa có chiều hướng tăng cao, đến năm 2011, diện tích dừa bị nhiễm bệnh đã giảm đáng kể do Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh và người dân nuôi ong ký sinh để tiêu diệt bọ dừa. Cách làm này mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cách dùng thuốc hóa học phun trực tiếp lên cây dừa, quan trọng nhất là không làm ô nhiễm môi trường. Thời gian gần đây, trên cây dừa xuất hiện con bọ vòi voi, đây là loại côn trùng mới, chúng gây hại trên trái dừa làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng. Hiện nay, bọ vòi voi còn gây hại trên rễ và thân cây dừa làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây.

Bến Tre là tỉnh nổi tiếng với các thương hiệu trái cây như sầu riêng 6 ri, bưởi năm roi được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, dịch bệnh trên cây ăn trái như chổi rồng trên

97

cây nhãn (đây là bệnh mới xuất hiện); nhện đỏ, xì mủ, sượn trái trên cây măng cụt; phấn trắng trên chôm chôm; dòi hại đọt trên cây có múi (nhất là cây bưởi)... cũng diễn biến rất phức tạp trong thời gian quan. Những dịch bệnh này dễ dàng phát triển hơn khi nhiệt độ và độ ẩm có xu hướng đang gia tăng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng. Trong đó, đáng chú ý nhất là bệnh chổi rồng trên cây nhãn, năm 2011 diện tích nhiễm bệnh chổi rồng rất cao là 2.221 ha.

Bảng 2.21: Diện tích (ha) nhiễm bệnh của cây ăn trái Bến Tre (2007 - 2011) Cây ăn trái Loại bệnh 2007 2008 2009 2010 2011

Sầu riêng

Sâu đục trái 4,5 76 115 - 47

Bệnh thối trái 1,5 8 42 - 46

Xì mủ thân - - 46 27 72

Nhãn Bệnh chổi rồng - 296 380 348 2.221

Sâu đục trái 75 114 46 92 -

Cam, quýt

Sâu vẽ bùa 113 200 98 586 -

Bọ xít xanh 61 48 235 - -

Rầy mềm 70 119 178 108 -

Dòi hại đọt bưởi - - 160 291 81

Măng cụt Sâu vẽ bùa - - 235 77 -

Đốm lá - - - 51 40

Nguồn: Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Bến Tre Gia tăng nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố bất thường của thời tiết trong thời gian tới sẽ tác động rất lớn đến diễn biến tình hình sâu bệnh trên cây trồng. Nhiệt độ, độ ẩm... là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, phân bố và lây lan của sâu, bệnh. Theo kịch bản BĐKH thì sự phân bố của các loại sâu bệnh sẽ thay đổi theo mùa hoặc vụ, cũng như sẽ thay đổi theo điều kiện KH. Nhiệt độ tăng cao là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các sâu bệnh, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.

b. Phân bố cây trồng

Theo đặc điểm về phân bố các dạng tài nguyên đất và các điều kiện tự nhiên khác mà hình thành nên các vùng trồng trọt với các loại cây trồng đặc trưng tại mỗi địa phương. Hiện nay khu vực phía Bắc tỉnh Bến Tre, nhờ yếu tố nguồn nước ngọt sông Tiền

98

kết hợp với loại đất phù sa và hệ thống đê bao khép kín nên việc trồng lúa, cây ăn trái phát triển thuận lợi tại Chợ Lách, Ba Tri, Giồng Trôm… Trong khi đó, phần lớn diện tích đất ven biển của tỉnh Bến Tre nằm trong nhóm đất mặn, tập trung nhiều nhất tại ba huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Tùy theo độ mặn khác nhau mà các loại cây trồng có sự phân bố tại các địa phương: lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn.

Hiện nay, cây lúa, cây dừa, cây ăn trái là những cây trồng chính, cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre, có vai trò rất quan trọng: nuôi sống người dân và mang lại nhiều hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự tác động của BĐKH và do giáp biển vào mùa khô kết hợp với gió Chướng trong điều kiện nước thượng nguồn đổ về ít hơn, mặn xâm nhập vào đất liền đến ắ diện tớch đất đai, tất cả những trở ngại này ảnh hưởng nặng nề đến SX, đến cơ cấu cây trồng. Chợ Lách là vườn cây ăn trái của tỉnh Bến Tre với nhiều loại trái cây đặc sản được mọi người trong và ngoài nước biết đến, tuy nhiên theo dự báo trong thời giai tới, Chợ Lách sẽ là huyện có tỷ lệ ngập do NBD cao nhất trong các huyện. Ba Tri là huyện ven biển có diện tích trồng lúa lớn, Mỏ Cày Nam là huyện có diện tích trồng dừa lớn nhất.

Trong thời gian tới, cơ cấu cây trồng có thể sẽ có sự thay đổi, hoặc có thể dịch chuyển theo không gian để có thể thích ứng với sự thay đổi và điều kiện khắc nghiệt của KH.

c. Thời vụ gieo trồng

Hiện nay, thời vụ gieo trồng chính trong năm trên địa bàn tỉnh Bến Tre là Đông Xuân (tháng 11 - 3), Hè Thu (tháng 4 - 8) và vụ Mùa (tháng 8 - 12), trong đó SX vụ Đông Xuân là đạt hiệu quả cao nhất. Tùy theo đặc điểm mỗi vùng mà trong thời gian qua, các địa phương đã bố trí lịch thời vụ nhằm né mặn và tránh dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả SX. Vì vậy, hiện nay lịch thời vụ gieo trồng trên địa bàn tỉnh đã có xê dịch đôi chút nhằm né mặn, tránh hạn để hạn chế giảm năng suất.

Bảng 2. 22 : Lịch thời vụ canh tác lúa tỉnh Bến Tre

Tháng

Mùa vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Vụ Hè Thu - Gieo sạ - Dịch bệnh - Đòng trổ - Thu hoạch

Vụ mùa

99

- Gieo sạ - Dịch bệnh - Đòng trổ - Thu hoạch

Vụ Đông Xuân - Gieo sạ - Dịch bệnh - Đòng trổ - Thu hoạch

Nguồn: Sở NN & PTNN tỉnh Bến Tre Yếu tố nhiệt độ và xâm nhập mặn đã tác động đến thời vụ SX, gây hạn thiếu nước tưới và nhiễm mặn đối với cây trồng. Vì vậy, nếu không chuyển đổi lịch xuống giống hợp lý, đặc biệt là chuyển thời gian xuống giống vụ Hè Thu muộn hơn hiện nay thì khả năng mất trắng trong SX NN là rất lớn, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ bị xâm nhập mặn Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú...).

Mùa vụ canh tác của một số cây ăn trái quan trọng của Bến Tre được trình bày qua bảng 2.23. Tùy theo loại cây trồng mà thời gian chăm sóc và thu hoạch cũng khác nhau.

Thời điểm ra hoa tự nhiên thường bắt đầu cuối mùa mưa cho đến đầu mùa khô, vì vậy thời điểm thu hoạch trái sẽ bắt đầu vào giữa mùa khô cho đến lúc mưa đều. Tuy nhiên nếu để cây ra hoa đậu trái theo tự nhiên của mùa thuận thì bán không được giá, do đó lịch mùa vụ hiện nay đã thay đổi nhiều. Vấn đề này cũng chưa được áp dụng phổ biến vì xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ thường gặp rủi ro rất lớn đặc biệt khi điều kiện KH đã và đang có chiều hướng thay đổi bất thường.

Bảng 2.23: Lịch thời vụ canh tác một số cây ăn trái chính tỉnh Bến Tre

Tháng

Loại cây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Cây có múi - Ra hoa

- Đậu trái - Thu hoạch

Cây nhãn, chôm chôm - Ra hoa

- Đậu trái - Thu hoạch

Cây sầu riêng

100

- Ra hoa - Đậu trái - Thu hoạch

Nguồn: Sở NN & PTNN tỉnh Bến Tre d. Sinh trưởng của cây trồng

SX và phân bố NN phụ thuộc rất nhiều vào KH, nhất là 2 yếu tố nhiệt độ và lượng mưa. Nhiệt độ cao kết hợp với lượng mưa giảm dẫn đến giảm chiều dài của thời kỳ sinh trưởng, các giống hiện tại khó hoàn thành chu kỳ phát triển. Nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng phát dục của cây trồng, thể hiện ở chỗ thời gian sinh trưởng sẽ rút ngắn hơn so với hiện tại. Các nghiên cứu cho thấy, nếu nhiệt độ tăng cao sẽ rút ngắn các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Trong vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tăng trung bình thậm chí có thể có tác động tiêu cực đối với năng suất cây ngũ cốc. Đối với việc tăng nhiệt độ hơn 3°C, tác động rất căng thẳng đến tất cả các loại cây trồng.

Sinh trưởng cây trồng sẽ phản ứng rất khác nhau đối với sự biến đổi của các yếu tố KH. Phản ứng này phụ thuộc vào giống cây, điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác. Hơn thế, mỗi giai đoạn phát triển lại có những phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, các cây trồng đều có chung một ảnh hưởng là khi nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển, thể hiện ở thời gian sinh trưởngtrên đồng ruộng sẽ rút ngắn hơn so với hiện tại. Nhiệt độ tăng cao, sẽ rút ngắn các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. Cụ thể, khi nhiệt độ tăng lên 1oC thì vòng đời sinh trưởng của lúa từ khi gieo mạ đến thu hoạch có thể rút ngắn từ 5 - 8 ngày.

e. Năng suất của cây trồng

Báo cáo đánh giá của Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, một số tác động chính của BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến SX NN. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình tăng lên ảnh hưởng xấu tới năng suất của phần lớn cây ngũ cốc (1°C đối với bắp, 2°C đối với lúa nước). Nếu nhiệt độ tăng thêm trên 3°C sẽ gây ra tình trạng căng thẳng đối với mọi loại cây trồng ở tất cả các vùng. Nhiệt độ tăng lên làm giảm năng suất cây trồng:

bắp giảm từ 5 - 20% nếu nhiệt độ tăng lên 1oC và tới 60% nếu nhiệt độ tăng lên 4oC, lúa sẽ giảm 10% đối với 1oC tăng lên. Nắng nóng, gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến năng suất cây trồng các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Xâm nhập mặn gia tăng làm giảm năng suất cây trồng. Độ mặn trong nước và đất tăng làm giảm quá trình sinh trưởng của cây lúa, dẫn đến năng suất thấp, nếu độ mặn

101

cao gặp thời kỳ lúa trổ bông thì gần như mất trắng. Trong thời gian qua, xâm nhập mặn đã gây thiệt hại lớn cho hoạt động trồng lúa tại Bến Tre, chủ yếu là các địa phương vùng ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

Nhiễm mặn ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển kém, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hoá đạm trong đất. Thời gian qua, nhất là năm 2011, tình hình xâm nhập mặn ở Bến Tre diễn biến rất phức tạp, độ mặn tăng lên và xâm nhập vào sâu hơn và đến sớm hơn, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cây lúa đó là lá của lúa có màu trắng thay vì màu xanh như thường thấy. Xâm nhập mặn kết hợp với nắng nóng kéo dài làm cho lúa rất khó trổ bông, sau đó thì hạt bị lép. Thời tiết bất thường, sinh trưởng của cây trồng bị đảo lộn, sức đề kháng giảm, dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Tuy trong thời gian qua, năng suất lúa của Bến Tre không giảm mà còn tăng lên, nhưng với diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời gian tới thì năng suất lúa sẽ giảm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Lượng mưa gia tăng làm tăng diện tích ngập úng cục bộ gây thiệt hại cho ngành NN. Những trận mưa trái mùa sẽ xảy ra liên tục hơn như trong đầu mùa khô của những năm trở lại đây, từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau làm cho các loại cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày thất mùa. Đặc biệt, trước tình trạng BĐKH, nông dân ở nhiều vùng trong tỉnh có thể phá bỏ hàng loạt các cây trồng truyền thống trước đây để trồng các loại cây khác. Trong thời gian tới, hiện tượng mưa trái mùa vào thời điểm đầu mùa khô sẽ làm cho các loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Bến Tre như măng cụt, sầu riêng, bưởi da xanh, cam, nhãn... rụng hoa và trái non, khiến năng suất sẽ giảm, một số loại bệnh mới trên cây nhãn sẽ diễn biến phức tạp. Trên cây ngắn ngày và các loại rau màu như hành, tỏi… cũng không tránh khỏi thiệt hại vì sâu bệnh nhiều hơn và thường mang những loại vi rút rất khó phòng trừ như các loại bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa.

Hiện tại, năng suất của cây lúa, cây ăn trái, cây dừa… tỉnh Bến Tre vẫn đạt ở mức cao và có sự gia tăng hơn so với những năm trước. Đời sống của người dân vẫn ổn định mặc dù có nhiều khi mất ăn mất ngủ vì lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì lại gặp hạn, lúa bị nghẹn lại không thể trổ bông được… Tuy nhiên, với sự gia tăng của nhiệt độ, độ ẩm có xu hướng giảm xuống, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới thì năng suất của các cây trồng này có khả năng sẽ suy giảm trầm trọng.

102

Bảng 2.24: Tình hình thiệt hại do xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre (2002 - 2006) Thời gian Phạm vi

thiệt hại

Thiệt hại

12/2002 - 4/2003 Toàn tỉnh

+ 5.000 ha lúa giảm năng suất 60 - 80%.

+ 400 ha lúa bị mất trắng.

+ 7.900 ha cây ăn trái giảm năng suất 15 - 30%.

+ 895 ha mía giảm năng suất 25 - 30%.

+ 12 ha bị mất trắng.

12/3 - 4/2004 Toàn tỉnh + 410 ha lúa giảm 40 - 80% năng suất

12/2004 - 4/2005

Toàn tỉnh (trừ một số xã phía trên Vàm Lách huyện Chợ Lách)

+ 10 ha lúa bị mất trắng.

+ 1.864 ha lúa giảm 20 - 40% năng suất + 79 ha lúa giảm 50 - 80% năng suất.

+ 4.500 cây ăn trái giảm 15% năng suất + 3.158 ha giảm 20 - 30% năng suất

12/2005 - 4/2006

Toàn tỉnh (trừ một số xã phía trên

Vàm Lách huyện Chợ

Lách)

+ 6.525 ha lúa giảm 25 – 30% năng suất.

+ 310 ha lúa bị mất trắng.

+ 12.619 ha cây ăn trái giảm 15 - 25% năng suất.

+ 2.650 ha cây ăn trái sinh trưởng kém và giảm năng suất từ 10 - 20%.

+ 7.600 ha mía giảm năng suất 20 - 30%.

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre f. Nguồn nước ngọt cho cây trồng

Tổng lưu lượng nước mặt hiện nay của Bến Tre là 7.515,3 m3/s, phân bố trên 4 nhánh sông chính: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Ngoài ra, hơn 103 sông kênh rạch phân bố đều khắp trong đất liền với tổng chiều dài 713,9 km và chiều rộng 3,583 km.

103

Các sông rạch này nằm trong hệ thống sông Mêkông có 90% lưu vực thuộc địa phận tỉnh khác, vì vậy, việc điều phối nước mặt rất khó khăn. Tổng trữ lượng nước ngầm ngọt có khả năng khai thác phục vụ SX và sinh hoạt khoảng 32.640 m3/ngày đêm.

- Nước ngầm tầng nông (< 100m):phân bố ở độ sâu 30 - 50m và 60 - 90m chủ yếu ở khu vực Nam Thạnh Phú, một phần Ba Tri (xã An Thủy), Bắc Châu Thành và Chợ Lách có nước ngọt.

- Nước ngầm tầng sâu (> 100m): phân bố ở độ sâu 290 - 350m và 410 - 440m. Khu vực có nước ngọt kéo dài từ trung tâm TP Bến Tre đến Bắc Châu Thành. Nước có chất lượng tốt, nồng độ sắt thấp và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh.

BĐKH tác động trực tiếp đến tình trạng thiếu nước, khô hạn, xâm nhập mặn.

Nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, khả năng tích giữ, cung cấp nước thấp và tài nguyên nước ngầm hạn chế. Việc tích trữ nguồn nước mặt, bảo vệ và khai thác hợp lý nước ngầm, sử dụng tiết kiệm nước là những vấn đề cấp bách, đây cũng là mục tiêu của chiến lược ứng phó với BĐKH tại Bến Tre. BĐKH tác động đến nguồn nước thông qua việc làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm lượng nước bốc hơi nhiều hơn dẫn đến lượng mưa nhiều hơn.

Một hậu quả nữa của BĐKH đó là thay đổi về thời gian mùa mưa: ngày mưa ngắn lại còn mùa khô thì kéo dài hơn. Những thay đổi về mưa sẽ kéo theo một loạt những thay đổi nghiêm trọng ảnh hưởng lên tài nguyên nước như: thay đổi về dòng chảy của các dòng sông, tần suất và cường độ lũ, tần suất hạn hán, ranh giới xâm nhập mặn, lượng nước trong đất... Nước ngọt có khả năng chịu tác động mạnh của BĐKH. Gia tăng nhiệt độ gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô trong khu vực. Sự thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến NN mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngành SX và sinh hoạt của con người.

BĐKH cùng với NBD làm cho việc cung cấp nước ngọt trở nên khó khăn hơn, nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn khi NBD lên. Nước ngọt bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động NN, gây khó khăn nghiêm trọng cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, buộc phải có giải pháp ứng phó như: qui hoạch nguồn cấp nước mới an toàn hơn, áp dụng các công nghệ xử lý nước tiên tiến hơn. Vì vậy, suy thoái tài nguyên nước sẽ tác động mạnh đến cuộc sống người dân và phát triển KT - XH tỉnh Bến Tre, nhất là các huyện vùng ven biển.

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất, cụ thể nhất của BĐKH đến tài nguyên nước tại Bến Tre là việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn. BĐKH gây nên

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 97 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)