CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Bến Tre
2.3.3. Lũ lụt và mực nước dâng
Lũ lụt ở Bến Tre chủ yếu do lũ ở thượng nguồn đổ về, do ảnh hưởng của bão, ATNĐ gây mưa to kéo dài nhiều ngày kết hợp với những đợt triều cường.
Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các sông rạch trong tỉnh Bến Tre diễn biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuối năm và đầu năm sau (tháng 10 đến cuối tháng 2 hoặc giữa tháng 3 năm sau), hầu hết mực nước các tháng mùa mưa những năm sau xấp xỉ hoặc cao hơn những năm trước.
Nước dâng là những ngày triều cường, kết hợp với lũ thượng nguồn đổ về hoặc bão, ATNĐ vào tháng 8, 9, 10. Do địa hình có nhiều sông rạch nên phạm vi ảnh hưởng của lũ lụt và nước dâng là rất lớn điển hình như các xã đầu nguồn của huyện Chợ Lách và Châu Thành, đặc biệt là các xã có cồn, các khu vực ven sông, biển chưa có hệ thống đê, bờ bao khép kín, hoặc bờ bao không đạt yêu cầu ngăn lũ.
Tại trạm đo Bình Đại, mực nước cao nhất năm 1997 là 158cm, đến năm 2011 là 178cm (tăng 20cm), tương tự mực nước thấp nhất tăng 15cm. Vậy, có thể thấy được rằng mức độ ảnh hưởng của BĐKH ảnh hưởng đến mực NBD toàn cầu nói chung và khu vực tỉnh Bến Tre nói riêng là có. Nhưng sự dâng lên này cũng có thể là do kiến tạo địa chất làm sụt lún nền gây nên vì đây là vùng đất mới được hình thành. Các kết quả này cần được đánh giá ở
74
nhiều khía cạnh khác nhau để có thể xác định được cụ thể của mực NBD toàn cầu ảnh hưởng là bao nhiêu đến khu vực Bến Tre.
Biểu đồ 2.14: Diễn biến mực nước tại trạm Bình Đại giai đoạn 1997 - 2011
Nói chung, do số năm quan trắc còn ít, các giá trị ước lượng tốc độ dâng lên của mực nước biển chắc chắn chưa đủ tin cậy. Ngoài ra, sự dâng lên đó không nhất thiết do hiệu ứng nóng lên toàn cầu, mà có thể đơn thuần là do sự thay đổi cao độ của mốc đo mực nước nếu nền đáy khu vực các trạm đo (An Thuận, Bình Đại, Bến Trại và Mỹ Hoá) bị thăng hoặc giáng trong địa chất hiện đại.
Bảng 2.14: Diện tích và tỷ lệ ngập của các huyện tỉnh Bến Tre theo kịch bản B2
Huyện
Diện tích (km2)
Mức nước dâng
12 cm 17 cm 30 cm 46 cm 75 cm
km2 % km2 % km2 % km2 % km2 %
TP Bến Tre 66,21 4,76 7,19 4,80 7,24 5,58 8,43 6,47 9,77 9,09 13,72 Chợ Lách 183,47 34,44 18,77 36,49 19,89 39,09 21,31 41,18 22,44 47,89 26,10 Châu Thành 221,44 25,24 11,40 27,25 12,31 32,67 14,75 39,60 17,88 55,18 24,92 Giồng Trôm 303,07 32,31 10,66 34,88 11,51 42,13 13,90 57,13 18,85 93,92 30,99 Ba Tri 331,25 35,94 10,85 39,24 11,85 47,43 14,32 67,66 20,43 169,92 51,30 Mỏ Cày 361,82 50,23 13,88 51,94 14,35 54,88 15,17 61,06 16,88 88,86 24,56 Bình Đại 371,41 31,35 8,44 37,69 10,15 60,27 16,23 89,87 24,20 171,32 46,13 Thạnh Phú 384,39 57,82 15,04 58,17 15,13 60,01 15,61 62,70 16,31 89,07 23,17 Bến Tre 2223,06 272,09 12,24 290,45 13,07 342,08 15,39 425,67 19,15 725,25 32,62
Nguồn: [25]
Mức NBD 12 cm: huyện Chợ Lách có tỷ lệ diện tích ngập cao nhất (18,77%) do huyện này có tỷ lệ diện tích mặt nước cao nhất. Huyện Thạnh Phú có đuờng ranh giới tiếp giáp sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên và có bờ biển dài nên tỷ lệ ngập cũng khá cao (15,04%).
158 153 160 159 165 170 158 157 161 174 166 176 180 173 178
-214 -202
-220 -212 -211 -204 -203
-215
-223 -215 -219 -210 -216 -198 -209
-4 -3 2 3 6 5 6 5 3 10 10 15 13 17 19
-250 -200 -150 -100 -50 0 50 100 150 200 250
Mực nước MAX Mực nước MIN Mực nước TB
75
Huyện Bình Đại có diện tích lớn, nhưng tỷ diện tích ngập khá thấp (8,44%). TP Bến Tre là khu vực có tỷ lệ ngập thấp nhất (7,19%).
Ở mức NBD 30 cm: huyện Chợ Lách vẫn bị ảnh hưởng nhiều nhất (21,31%), huyện Bình Đại là huyện tiếp theo có tỷ lệ ngập cao nhất (16,23%), Ba Tri là huyện ven biển với độ cao trung bình trên 30 cm nên mức ảnh hưởng đứng ở thứ hạng trung bình so với các huyện khác, huyện Giồng Trôm bị ảnh hưởng gần như là thấp nhất (13,90%) chỉ sau TP Bến Tre (8,43%).
Dựa vào các kịch bản NBD được tính toán, các vùng dễ bị tổn thương nhất khi NBD thuộc các huyện Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm và Thạnh Phú. Tuỳ theo kịch bản mà các vùng bị tổn thương khác nhau.
- Khi mực NBD 12 cm và 17 cm, các vùng bị tổn thương nhất thuộc các xã Thạnh Phước, Đại Hoà Lộc, Thừa Đức, Bình Thắng, thị trấn Bình Đại (Bình Đại); An Hoà (Châu Thành); thị trấn Giồng Trôm, Bình Thành, Tân Thanh An, Tân Lợi Thạnh, Hưng Nhượng (Giồng Trôm); An Ngãi Trung, An Bình Tây, An Ngãi Tây, An Hiệp, An Đức, Vĩnh An, Phú Trung, Mỹ Chính (Ba Tri).
- Khi mực NBD 30 cm, các vùng dễ bị tổn thương nhất ngoài các xã dễ bị tổn thương nhất như kịch bản NBD 17 cm còn có xã Quới Thành, thị trấn Châu Thành (Châu Thành).
- Khi mực NBD 46 cm, ngoài vùng dễ bị tổn thương nhất như kịch bản NBD 33cm, còn có một số xã: Mỹ Thạnh, Mỹ Nhơn, Tân Xuân, Phước Tuy, Phú Lê (Ba Tri); An Thới, Cẩm Sơn (Mỏ Cày Nam); Hữu Định (Châu Thành).
- Khi mực NBD 75 cm, thêm một số xã dễ bị tổn thương nhất là Bình Thạnh, An thạnh, Mỹ Hưng (Thạnh Phú), toàn bộ huyện Bình Đại, gần toàn bộ huyện Ba Tri (trừ xã An Thuỷ, Tân Thuỷ, Bảo Thạch); Thêm xã Châu Bình, Tân Hào, Long Mỹ (Giồng Trôm), các xã xung quanh thị trấn Châu Thành (Châu Thành).
7,19 18,77 11,4 10,66 10,85 13,88 8,44 15,04
7,24 19,89
12,31 11,51 11,85
14,35
10,15 15.13 8,43 21,31
14,75
13,90
14,32
15,17
16,23
15,61 9,77 22,44
17,88
18,85
20,43
16,88
24,20
16,31
13,72 26,10 24,92 30,99 51,30 24,56 46,13 23,17
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
TP Bến Tre
Chợ Lách
Châu Thành
Giồng Trôm
Ba Tri Mỏ Cày Bình
Đại Thạnh Phú
75 cm
46 cm
30 cm
17 cm
12 cm
76