Giải pháp chung ứng phó với BĐKH

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 121 - 125)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BĐKH ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE

3.3. Giải pháp ứng phó với BĐKH của tỉnh Bến Tre

3.3.1. Giải pháp chung ứng phó với BĐKH

120

3.3.1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông, nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng

- Xây dựng chương trình tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia công tác ứng phó với BĐKH; chú trọng tới cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách, cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã.

- Tăng cường vai trò của báo chí, phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền, cung cấp thông tin. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức người dân, phấn đấu đến năm 2015 có 80% hộ gia đình có người hiểu biết cơ bản về BĐKH; khuyến khích, khen thưởng các điển hình tốt.

- Xây dựng và thực hiện lồng ghép nội dung về ứng phó với BĐKH vào chương trình giảng dạy trong khối phổ thông trung học cơ sở; đến năm 2015 có ít nhất 40% trường trung học cơ sở tổ chức được một trong các hình thức lồng ghép kiến thức cơ bản BĐKH vào hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, vẽ tranh, viết báo trường, các hội thi…

3.3.1.2. Bổ sung và quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước cho phát triển dân sinh, kinh tế bền vững

- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi ngọt hóa cống đập Ba Lai, hệ thống Cầu Sập, xây dựng hệ thống đê và các cống nhằm điều tiết lượng nước trên các con sông chảy qua tỉnh theo từng mùa và thiết lập hệ thống hồ chứa nước ngọt cung cấp cho SX và sinh hoạt, ngăn chặn sự xâm nhập mặn; đảm bảo chủ động tưới tiêu cho khoảng 80% diện tích canh tác.

- Quy hoạch, quản lý nguồn nước ngầm và nước mặt; đồng thời bảo vệ và kiểm soát các nguồn thải xả vào môi trường nước, chủ động phòng, chống, giảm thiểu tác động tới tài nguyên nước.

- Xây dựng các công trình cấp nước, các thiết bị trữ nước cho các hộ dân; sử dụng nguồn nước khoa học, tiết kiệm và hợp lý; phấn đấu đến năm 2015 có 95% dân cư đô thị sử dụng nước sạch, 90% dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 50%

dân cư nông thôn sử dụng nước sạch.

3.3.1.3. Thích ứng và giảm nhẹ hậu quả sự nóng lên toàn cầu và mực NBD tác động đối với HST trên biển và dải ven bờ

* Đối với dải ven bờ

- Kết hợp 3 phương án chiến lược ứng phó với NBD: bảo vệ đầy đủ, thích nghi và rút lui (né tránh) tùy đặc điểm cụ thể của từng khu vực.

121

- Quản lý tổng hợp vùng ven biển, bảo vệ HST rừng ngập mặn và vùng đất ngập nước ven biển, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- Xây dựng tuyến đê biển kiên cố có tính đến độ cao mực NBD ở những nơi cần thiết; đến năm 2015 hoàn thành và nâng cấp được hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông;

xác định các vùng đất cấm xây dựng trên dải ven biển, khu vực sạt lở ven sông; xây dựng hệ thống phòng tránh, trú bão, sóng và nước dâng.

- Đến năm 2020 phát triển bền vững khu vực ven biển (3 huyện: Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại) theo quy hoạch phù hợp; cơ bản ứng phó được tình hình sạt lở bờ sông, ven biển và NBD.

* Đối với vùng biển: Tổ chức quản lý những thay đổi của HST biển; mở rộng nghề nuôi trồng thuỷ sản; nghiên cứu đổi mới và quản lý tổng hợp nghề cá giữa đại dương và ven bờ; đầu tư cho một hệ thống cảnh báo và dự báo thời tiết, KH và hải dương chuyên phục vụ các hoạt động trên biển.

3.3.1.4. Bảo đảm quy hoạch sử dụng đất đáp ứng chiến lược phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng và thích ứng với BĐKH

- Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất có lồng ghép các yếu tố BĐKH cho các đô thị, khu vực dân cư, đặc biệt những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ lụt, sạt lở đất và NBD.

- Bố trí tối ưu nhu cầu sử dụng đất cho các dự án, công trình đã được ghi trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH và quy hoạch các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi phục vụ mở rộng đất NN và đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Xây dựng các chương trình, dự án trọng điểm, nhất là các giải pháp ngăn chặn suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hướng phát triển bền vững.

3.3.1.5. Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, tăng cường trồng cây phân tán, bảo vệ HST rừng ngập mặn

- Tăng cường công tác trồng rừng, nhất là vùng ven biển, phấn đấu đến năm 2015 diện tích rừng trên 5.100 ha (theo quy hoạch đất rừng 7.833 ha).

- Quản lý và bảo vệ HST rừng ngập mặn ở vùng đất ngập nước, giảm thiểu tình trạng suy kiệt rừng tự nhiên; gắn với các chính sách xã hội như: giao đất, giao rừng, xoá nghèo,

122

khuyến khích và tạo điều kiện để người dân ở khu vực ven biển làm nghề rừng sống được và làm giàu.

- Tăng cường trồng cây phân tán, cây xanh đô thị; xây dựng vùng cung cấp giống lâm nghiệp.

3.3.1.6. Phát triển thuỷ sản thích ứng với BĐKH và NBD

- Phát triển những giống, loài thuỷ sản có khả năng thích ứng với môi trường; du nhập và phát triển giống có giá trị cao, phải được chọn lọc, thích nghi với nhiệt độ cao và xâm nhập mặn, gia tăng độ sâu của ao hồ để tạo nhiệt độ thích hợp và giảm tổn hại do quá trình tăng nhiệt độ và bốc hơi nhanh của mặt nước.

- Phát triển mô hình nhân giống thuỷ sản và nuôi cá thương phẩm; thiết lập các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên; tăng cường nghiên cứu dự báo sự di chuyển của đàn cá, những thay đổi của ngư trường.

- Chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa sang luân canh nuôi thuỷ sản; phát triển nuôi cá nước ngọt trong các đập, hồ, ao theo mô hình nông - lâm - ngư kết hợp.

3.3.1.7. Phát triển nền NN bền vững

- Quy hoạch thời vụ, sử dụng đất NN, duy trì diện tích đất canh tác hợp lý và bền vững; tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo phát triển sinh kế nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với BĐKH: theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng dừa và bảo đảm ổn định diện tích trồng cây ăn trái.

- Tăng cường khả năng tiêu thoát nước mưa ở các vùng đất thấp; ứng dụng khoa học công nghệ tưới tiết kiệm nước, kỹ thuật canh tác NN tăng sản lượng và giảm nhẹ KNK (khí methane).

- Tăng cường, hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống sâu bệnh cây trồng và dịch bệnh động vật.

3.3.1.8. Nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH. Nghiên cứu các công nghệ SX tiết kiệm năng lượng, ít phát thải khí gây HƯNK; ưu tiên nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lượng vô tận, tái tạo.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình canh tác, tạo các giống vật nuôi, cây trồng thích ứng với điều kiện BĐKH; gìn giữ các giống vật nuôi, cây trồng trong điều kiện KH thay đổi và NBD.

123

3.3.1.9. Bảo đảm nguồn năng lượng cho phát triển, sử dụng năng lượng hợp lý, hiệu quả và hạn chế phát thải KNK

- Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn năng lượng; khai thác, sử dụng nguồn năng lượng mới và tái tạo như điện gió, điện mặt trời; tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt, trong giao thông vận tải, trong SX và chiếu sáng công cộng.

- Hạn chế và chấm dứt hoạt động của các cơ sở SX có lượng phát thải khí HƯNK cao, gây ô nhiễm môi trường; áp dụng công nghệ mới, công nghệ SX sạch hơn để giảm phát thải.

3.3.1.10. Tăng cường và mở rộng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khoẻ từ cấp tỉnh đến cấp xã; giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về những tổn hại đến sức khoẻ do tác động của BĐKH và biện pháp phòng tránh; tăng cường công tác theo dõi và giám sát dịch bệnh phát sinh do KH, thời tiết thay đổi cực đoan; các giải pháp can thiệp y tế khi cần thiết ở những nơi có điều kiện. Phấn đấu đến năm 2015 thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 90% dân số có bảo hiểm y tế.

3.3.1.11. Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực

Hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ tài trợ kinh phí và hỗ trợ khoa học kỹ thuật tiến bộ thực hiện ứng phó với BĐKH. Tăng cường hợp tác khu vực ĐBSCL và tham gia tích cực vào Ủy ban sông Mêkông góp phần thực hiện tốt ứng phó với BĐKH. Đồng thời, tăng cường hợp tác trong cảnh báo thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong khu vực.

3.3.1.12. Giải pháp tài chính

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương và địa phương) trong ứng phó với BĐKH; đảm bảo cho việc đầu tư các dự án cấp bách và khắc phục tác động của BĐKH. Tăng cường thu hút nguồn vốn tài trợ nước ngoài; ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA không hoàn lại trong việc nâng cao năng lực, chuyển giao tri thức khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh, trong và ngoài nước tham gia cung cấp tài chính cho ứng phó với BĐKH. Chú trọng lồng ghép các vấn đề BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, phát triển thành phần kinh tế để gia tăng nguồn đầu tư vào ứng phó với BĐKH.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)