Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 42 - 54)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

2.1. Khái quát tỉnh Bến Tre

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên

Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1 - 2m, độ cao chênh lệch tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất khoảng 3,5m, có xu hướng thấp dần từ Tây

41

Bắc xuống Đông Nam và nghiêng dần ra biển, được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của dòng sông Cửu Long trên nền đá cổ. Nhìn chung, địa hình gồm có 3 vùng chính:

 Vùng địa hình cao: nằm về phía Bắc và Tây Bắc của TP Bến Tre, trãi dài từ Chợ Lách đến Châu Thành. Cao độ trung bình từ 3 - 3,5m, có nơi trên 5m. Phần đất cao thường là các giồng cát, nuỗng cát… mang dấu vết của bờ biển cổ.

 Vùng địa hình trung bình: cao độ từ 1 - 2m, ít bị ngập khi triều cường lên, chỉ bị ngập khi triều cường vào các tháng 11 và 12. Vùng địa hình này chiếm diện tích nhiều nhất, khoảng 90% diện tích toàn tỉnh, tập trung tại Phước An, Phước Tú (Châu Thành);

Phong Phú, Phú Hòa (Giồng Trôm)…

 Vùng địa hình thấp: cao độ < 1m, bị ngập nước khi triều lên, bao gồm một số vùng đất ruộng ở lòng chảo, các cù lao, bãi bồi ven sông, biển… Phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú).

Bên cạnh địa hình đất liền trên ba dãi cù lao thì ở các nhánh sông còn có hệ thống những cồn nhỏ (cù lao): trên sông Cổ Chiên có cồn Phú Đa (Chợ Lách), cồn Thanh Long (Mỏ Cày Nam)…; trên sông Hàm Luông có cồn Tiên Lợi (Châu Thành), cồn Hưng Phong và cù lao Linh (Giồng Trôm), cù lao đất (Ba Tri)…; trên sông Tiền có cồn Phụng ở Châu Thành, cù lao Tấu (Bình Đại)…

2.1.2.2. Khí hậu a. Đặc điểm mưa

Do vị trí nằm gần như song song với các luồng gió mùa hè thổi từ biển vào, nên lượng mưa trung bình năm của Bến Tre thấp hơn so với một số tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL, trung bình từ 1.200 - 1.600 mm, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Bến Tre chịu ảnh hưởng gián tiếp của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió này là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió Tây Nam là thời kỳ mưa ẩm.

Phân bố lượng mưa giữa các khu vực cũng có sự khác biệt. Lượng mưa tại TP nhiều hơn cả khoảng 1.414 mm. Các vùng ven biển và Chợ Lách có lượng mưa thấp nhất từ 1.210 - 1.240 mm. Mùa khô tháng 1, 2, 3 trung bình chỉ có từ 1 - 2 ngày mưa, lượng mưa

42

tăng nhanh và giảm xuống 20 mm trong những tháng chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô, hay mùa khô sang mùa mưa (tháng 4 và 12).

Tháng 5, lượng mưa vượt hẳn lên từ 150 - 200 mm trên 10 ngày mưa. Hương Mỹ (Mỏ Cày Nam) đạt khoảng 200 mm, trong khi tại Chợ Lách và phía Bắc của TP đạt 150 mm. Đến tháng 6, lượng mưa nhiều nhất từ 175 mm - 250 mm với 13, 14 ngày mưa. Ở Ba Vát, lượng mưa tăng dần lên 250 mm, trong khi ở Bắc Giồng Trôm chỉ khoảng 175 mm. Từ tháng 7 - 10, ở ven biển, lượng mưa khoảng 150 mm, trong khi ở Giồng Trôm, Bình Đại và TP có lượng mưa cao nhất. Vào tháng 10, lượng mưa tập trung ở TP, Thạnh Phú, trái lại ở Ba Vát lượng mưa kém. Đến tháng 11, lượng mưa giảm đi nhiều, trung bình chỉ trên dưới 100 mm. Vùng ven biển Thạnh Phú có lượng mưa cao nhất và Bình Đại có lượng mưa thấp nhất.

Mùa mưa ở các nơi trong tỉnh Bến Tre bắt đầu và kết thúc không giống nhau. Các vùng ven biển mưa thường bắt đầu chậm và kết thúc sớm hơn các nơi khác. Trong mùa mưa, xen kẽ có nhiều ngày không mưa. Số ngày mưa thật sự trong mùa mưa cũng không đồng đều trong toàn tỉnh khoảng từ 50 đến 60 ngày.

b. Chế độ nắng, bức xạ

Do nằm ở vĩ độ thấp, hằng năm, Mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần nên Bến Tre tiếp nhận được lượng ánh nắng dồi dào, tổng số giờ nắng trong năm lớn, trung bình khoảng 2.000 giờ. Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình đạt từ 8 - 9 giờ/ngày; mùa mưa trung bình đạt từ 5 - 7 giờ/ngày.

Ở Bến Tre bức xạ Mặt trời lớn và ổn định, cao vào các tháng mùa khô và thấp hơn vào các tháng mùa mưa. Tổng lượng bức xạ tổng cộng trung bình ngày bình quân 440 cal/ cm2. Trong đó, mùa khô 440 - 534 cal/cm2, cao nhất vào tháng 4 (534 cal/cm2); mùa mưa 391 - 440 cal/cm2 thấp nhất vào tháng 9 (391cal/cm2). Tổng lượng bức xạ tổng cộng bình quân năm là 160,3 Kcal/cm2, biến thiên trong các tháng mùa mưa từ 11,73 Kcal/cm2 (tháng 9) đến 12,52 Kcal/cm2 (tháng 7) trong các tháng mùa khô từ 12,59 Kcal/cm2 (tháng 7) đến 16,55Kcal/cm2 (tháng 3).

c. Chế độ nhiệt

KH của tỉnh Bến Tre là KH nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhiệt độ tương đối cao và ít biến đổi, trung bình khoảng 27oC. Tháng nóng nhất là tháng 4 và 5, nhiệt độ trung bình khoảng 29oC. Tháng ít nóng nhất là 12, nhiệt độ trung bình khoảng 25oC, chênh lệch giữa tháng ít nóng nhất và tháng nóng nhất là 4oC. Trong toàn tỉnh, chưa bao giờ nhiệt độ trung

43

7

62 28

231 311

119 101

218 178

231

2 25,5

26,0 27,3

28,1

28,6

27,7

27,6 27,8

27,2 27,8

27,4

26,1

25 25,5 26 26,5 27 27,5 28 28,5 29

0 40 80 120 160 200 240 280 320

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Lượng mưa Nhiệt độ

mm oC

bình ngày dưới 25oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối trong ngày là 18,1oC và cao nhất là 36oC.

Trong mùa khô, biên độ dao động ngày đêm lên đến 14oC, còn mùa mưa là 11,4oC.

Biểu đồ 2.1: Nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng của tỉnh Bến Tre năm 2011 d. Độ ẩm

Do gần biển và có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên độ ẩm tương đối cao, trung bình từ 81 - 82%, ít thay đổi qua các năm. Chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng cao nhất và thấp nhất là 15%. Trong mùa khô từ tháng 12 - 4, độ ẩm trung bình từ 83 - 90%. Độ ẩm nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 12 - 1 (từ 40 - 50%). Độ ẩm có xu hướng giảm, năm 2001 là 83% đến năm 2011 giảm còn 81%.

Bảng 2.1: Độ ẩm trung bình năm (%) của Bến Tre giai đoạn 2001 - 2011

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Độ ẩm 83 82 84 84 84 84 83 84 83 82 81

Nguồn: [8, 9]

e. Gió, bão và ATNĐ

Trong mùa mưa, gió thịnh hành là gió Tây Nam, tốc độ trung bình từ 3 - 4m/s. Từ tháng 5 - 9 sang các tháng 10 và 11 của mùa mưa thì gió chuyển tiếp chủ yếu gồm có cả gió Đông Bắc và Đông Nam, tốc độ thường ở mức cấp 2. Sang tháng 12, gió chuyển từ Bắc đến Đông Bắc, tốc độ cấp 2. Đến tháng 1 và 2, gió thịnh hành ở cấp 3 - 4 theo hướng Đông Bắc đến Đông Nam. Vào các tháng 3 và 4, gió thịnh hành ở cấp 3 - 4, hướng chủ yếu là Đông đến Đông Nam.

44

Gió Chướng là loại gió có hướng Đông Bắc đến Đông Nam. Gió này chủ yếu là gió mùa Đông Bắc, có lúc cường độ gia tăng mạnh, nhất là khi phối hợp với trào lưu gió Tín Phong. Trong tháng 9, gió chướng chỉ đạt 10% trong khoảng 4 ngày đầu và 8 ngày cuối.

Sang tháng 10, gió chướng tăng lên, tần suất đến 70% trong 10 ngày đầu, sau đó giảm xuống 50% vào ngày thứ 12 rồi xảy ra thường xuyên vào các ngày cuối tháng. Sang tháng 11, tần suất gió giảm xuống còn 50% vào ngày 10, rồi tăng lên 100% vào ngày 17 - 21, sau đó giảm xuống còn 70% vào ngày 23, để rồi mỗi ngày sau đó gió Chướng thổi dồn dập vào.

Trong tháng 9, gió Chướng thổi từ 3 ngày liên tục trở lên thường thì 3, 4 năm mới thấy một lần. Tháng 10, gió thổi liên tục từ 2 ngày trở lên xảy ra 10 lần, 3 ngày trở lên xảy ra 4 lần, 4 - 5 ngày trở lên xảy ra 3 lần, 7 - 9 ngày trở lên xảy ra 2 lần, 10 ngày trở lên chỉ có 1 lần. Tháng 11, gió thổi liên tục từ 2 ngày trở lên xảy ra 12 lần, 3 ngày trở lên xảy ra 8 lần, 4 ngày trở lên xảy ra 5 lần, 5 - 6 ngày trở lên 4 lần, 7 ngày trở lên 3 lần, từ 8 ngày trở lên 2 lần. Tháng 12, từ 2 ngày trở lên xảy ra 14 lần, 3 ngày trở lên 10 lần, 4 ngày trở lên 7 lần, 5 ngày trở lên 6 lần, 6 ngày trở lên 5 lần và 7 ngày trở lên 4 lần, 8 ngày trở lên 3 lần.

Kết luận: trong tháng 9, gió Chướng ít khi xảy ra vì gió mùa Tây Nam còn đang thịnh hành. Gió Chướng chỉ bắt đầu thổi vào tháng 10 và các tháng sau đó. Tháng 10, gió Chướng bắt đầu đạt khoảng 50%, sau 2 tuần có thể lên đến 80%. Khoảng thời gian từ ngày 2 tháng 11, tần suất lại giảm dần, có lúc xuống 50%. Từ ngày 27 /11 về sau, gió Chướng hầu như xảy ra thường xuyên.

Qua 4 lần quan trắc 1, 7, 13 và 19 giờ trong một ngày, cho thấy gió Chướng lúc 13 giờ là mạnh nhất. Vì đó là lúc nhiệt độ ở đất liền cao hơn ở mặt biển nên gió kết hợp với gió biển thổi vào đất liền. Sự xâm nhập của gió Chướng, nếu được đồng bộ với triều cường thì sẽ ảnh hưởng xấu đến mùa màng. Bởi vì, gió Chướng thổi mạnh đẩy nước biển chảy ngược vào các sông chính và tràn vào các kênh rạch, làm nhiễm mặn đồng ruộng. Hơn nữa, bọt nước biển được gió đưa vào bám các mầm non, làm hạn chế sự phát triển của cây lúa và hoa màu.

Vì nằm ngoài vĩ độ thấp nên Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão mặc dù nằm tiếp giáp với biển Đông (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15o Bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền nên biên độ dao động ngày và đêm giữa các khu vực bị giảm bớt. Thỉnh thoảng vào thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô và ngược lại mới xuất hiện các cơn gió xoáy, gió lốc làm NBD cao tràn sâu vào nội đồng.

45

Nhìn chung, KH Bến Tre thít hợp cho nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát sinh và phát triển quanh năm. Nhất là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió Chướng mạnh đưa nước biển vào sâu nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

2.1.2.3. Thỗ nhưỡng a. Cơ cấu các nhóm đất

 Nhóm đất mặn: chiếm khoảng 24,14% diện tích tự nhiên (56.053,69 ha), phân bố chủ yếu ở huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Đất hiện đang được sử dụng trồng lúa 1 vụ, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Đây là nhóm đất bị nhiễm mặn trên toàn phẫu diện. Tuy đất ít chua, nhưng bị nhiễm mặn thường xuyên nên tính chất lý hóa đã thay đổi nhiều so với đất phù sa. Đất thường nặng, thoát nước kém nên tốc độ phân giải các chất hữu cơ rất chậm.

Loại đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên rất thích hợp cho SX NN với chủng loại cây trồng đa dạng, riêng đất ven biển là thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.

 Nhóm đất phù sa: diện tích 24.306,70 ha, chiếm 10,48% diện tích toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành, TP Bến Tre, Mỏ Cày Bắc, một phần diện tích huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho NN, có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến nặng, đã được sử dụng toàn bộ diện tích để trồng lúa và cây lâu năm. Do đất được bồi phù sa hàng năm nên màu mỡ, thông thoáng tốt. Tuy nhiên, điểm hạn chế là trong đất có nhiều sắt và xác bã hữu cơ bên dưới, nếu khai thác không hợp lý thì sẽ dẫn đến hiện tượng kết von trong đất, cây bị ngộ độc sắt và phát sinh trong phèn.

 Nhóm đất phèn: diện tích 9.5222,35 ha, chiếm khoảng 4,10% diện tích toàn tỉnh.

Phân bố rãi rác trên toàn địa bàn, thường gặp ở địa hình thấp, khó tiêu và nhiễm mặn: huyện Châu Thành, Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú. Nhóm đất phèn gồm 3 loại: đất phèn tiềm tàng, hoạt động và nhiễm mặn. Nhìn chung đất rất chua (pH từ 2,9 - 4,5), giàu hữu cơ nhưng phần lớn đã bị tích lũy trong đất, tốc độ phân giải rất chậm.

 Nhóm đất cát: diện tích khoảng 14.678 ha, chiếm 6,32% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác trên khu vực các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Bình Đại

46

và một phần huyện Giồng Trôm. Thành phần cơ giới nhẹ, nguồn gốc đất cát biển đã phân hóa, tỷ lệ cát cao 80 - 90% nên đất có kết cấu rời rạc, khả năng giữ nước và phân kém, chỉ thích hợp cho việc sử dụng làm thổ cư, canh tác cây ăn trái và rau màu.

 Nhóm đất nhân tác: diện tích khoảng 91.000 ha, chiếm 39,16% diện tích tự nhiên, chủ yếu là các loại đất đã được lên líp khá lâu, do được cải tạo nên tính chất lí - hóa tính bị thay đổi nhiều so với loại đất nguyên thủy. Trong nhóm đất này có gần 58.600 ha đất phù sa lập líp, 30.000 ha đất phèn và 2.330 đất mặn lập líp.

Bảng 2.2: Diện tích và tỷ lệ các nhóm đất của tỉnh Bến Tre năm 2011

Đơn vị: diện tích (ha), tỷ lệ (%)

TÊN ĐẤT DIỆN TÍCH TỶ LỆ

Tổng diện tích đất tự nhiên 232.061,64 100,00

1. Đất cát 14.678,00 6,32

- Đất cát giồng điển hình 5.396,00 2,32

- Đất cát giồng đã phân hóa phẫu diện 9.282,00 4,00

2. Đất mặn 56.053,69 24,14

- Đất mặn sú vẹt đước 15.751,98 6,78

+ Đất mặn sú vẹt đước chưa ổn định 11.440,36 4,93 + Đất mặn sú vẹt đước ổn định 3.321,41 1,43 + Đất mặn sú vẹt đước đã chuyển hóa 990,21 0,43

- Đất mặn nhiều 14.555,59 6,27

+ Đất mặn nhiều điển hình 4.712,98 2,03

+ Đất mặn nhiều, glây 6.293,09 2,71

+ Đất mặn nhiều trên nền cát 3.549,52 1,53

- Đất mặn trung bình và ít 25.746,12 11,09

+ Đất mặn trung bình và ít điển hình 3.764,91 1,62 + Đất mặn trung bình và ít glây 5.619,02 2,42 + Đất mặn trung bình và ít có đốm rỉ 7.884,98 3,40 + Đất mặn trung bình và ít trên nền cát 8.477,21 3,65

3. Đất phèn 9.522,35 4,10

- Đất phèn tiềm tàng 771,95 0,33

47

24,14%

10,48%

4,10%

6,32%

39,16%

Đất mặn Đất phù sa Đất phèn Đất cát Đất nhân tác + Đất phèn tiềm tàng nông, mặn 102,79 0,04 + Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn 669,16 0,29

- Đất phèn hoạt động 8.750,40 3,77

+ Đất phèn hoạt động sâu trên nền phèn tiềm tàng, mặn 1.237,50 0,53 + Đất phèn hoạt động nông trên nền phèn tiềm tàng 244,24 0,11 + Đất phèn hoạt động sâu trên nền phèn tiềm tàng 415,48 0,18 + Đất phèn hoạt động nông, mặn 1.744,71 0,75 + Đất phèn hoạt động sâu, mặn 1.426,47 0,61

+ Đất phèn hoạt động nông 1.650,07 0,71

+ Đất phèn hoạt động sâu 2.031,93 0,88

4. Đất phù sa 24.306,70 10,48

- Đất phù sa được bồi chua 648,31 0,28

- Đất phù sa phân hóa yếu trung tính ít chua 2.084,61 0,90

- Đất phù sa glây 3.268,42 1,41

- Đất phù sa có tầng loang lổ chua, glây sâu 1.804,24 0,78 - Đất phù sa có tầng loang lổ chua, glây nông 13.930,24 6,00 - Đất phù sa có tầng loang lổ trên nền cát 2.570,88 1,11

5. Đất nhân tác 90.820,76 39,16

- Đất phèn lên líp 30.004,34 12,92

- Đất phù sa lên líp 58.489,83 25,24

- Đất mặn lên líp 2.326,59 1,00

* Sông, rạch 36.680,14 15,80

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre

48

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các nhóm đất của tỉnh Bến Tre năm 2011

Đất đai Bến Tre khá đồng nhất về chất lượng, có độ phì tiềm tàng khá nhưng khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng kém. Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính ở tầng mặt. Lượng đạm nhìn chung trung bình đến mức khá ở tầng đất mặn, trong khi lượng lân từ nghèo đến rất nghèo. Hầu hết các loại đất đều có độ phì từ thấp đến rất thấp.

Tương quan giữa lượng đạm và lân trong đất tương đối tốt.

b. Hiện trạng sử dụng đất

Theo kết quả điều tra năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bến Tre là 236.062ha, trong đó:

Đất NN: 179.672 ha, chiếm 76% diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất NN/

dân số nông thôn là 1.589 m2/người.

+ Đất SX NN được tận dụng triệt để với tỷ lệ sử dụng đất năm 2011 chiếm 60,66% diện tích đất tự nhiên, 79,69% diện tích đất NN (143.186 ha). Đất SX NN có xu hướng giảm dần do đất hoang hóa có khả năng NN còn rất ít, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm mạnh (năm 2011 là 48.104 ha, giảm 2.275 ha so với 2007), chủ yếu chuyển sang trồng dừa. Một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả, đất vườn tạp… đã được nông dân mạnh dạng chuyển sang trồng cỏ nuôi bò nhất là các huyện ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam Mỏ Cày Bắc… Diện tích đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng lên, diện tích năm 2011 là 95.082 ha (chiếm 52,92% đất NN). Bình quân đất SX NN/dân số nông thôn là 1.266 m2/người.

+ Đất lâm nghiệp có rừng 4.149 ha chiếm 1,76% diện tích tự nhiên, 2,31%

diện tích đất NN.

+ Đất nuôi trồng thủy sản 30.289 ha, chiếm 12,83% so với diện tích đất tự nhiên và 16,86% diện tích đất NN.

+ Đất làm muối: 1.757ha, chiếm 0,74% diện tích đất tự nhiên, 0,98% diện tích đất NN tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển.

Biến động về cơ cấu đất NN của Bến Tre là một tất yếu khách quan của việc sử dụng đất NN theo hướng kinh tế thị trường. Đây là định hướng đem lại hiệu quả KT - XH và môi trường ngày càng tối ưu, tạo ra cơ sở vững chắc để giai đoạn 2010 - 2015 tiếp tục chuyển đổi nhanh hơn cơ cấu sử dụng đất NN góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống.

49

76.11%

23.71%

0.18%

Đất NN

Đất phi NN

Đất chưa sử dụng

Đất phi NN: 55.982 ha, chiếm 23,71% diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất phi NN/dân số là 455 m2/người.

Đất chưa sử dụng: 408 ha chiếm 0,17% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là bãi bồi ven sông và khu vực ven biển.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Bến Tre năm 2011

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)