CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BĐKH ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
3.1. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam
3.1.1. Giải pháp chung ứng phó với BĐKH
3.1.1.1. Nhiệm vụ trọng tâm
- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc các ngành kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanh theo địa bàn và theo ngành, lĩnh vực.
- Thực hiện phân vùng chức năng sinh thái làm cơ sở để quy hoạch phát triển KT - XH, ngành, lĩnh vực và địa phương theo hướng phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, hài hòa với thiên nhiên và thích ứng với BĐKH. Đi đôi với việc thiết lập, ứng dụng các mô hình dự báo tổng thể tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường và KT - XH.
- Áp dụng thí điểm phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường và thích ứng với BĐKH cho lưu vực sông, vùng ven biển, sau đó nhân rộng mô hình này ra cả nước. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất về tài nguyên, môi trường và BĐKH theo chuẩn quốc tế, có cơ chế phù hợp khai thác, chia sẻ thông tin sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu.
- Tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH, chủ động trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cập nhật, hoàn thiện kịch bản BĐKH bảo đảm độ tin cậy, tính khách quan, cụ thể cho giai đoạn năm 2030 và 2050. Đồng thời mở rộng, phát triển, hiện đại hóa hệ thống quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn với giám sát, cảnh báo KH.
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình sinh kế bền vững chống chịu với BĐKH, tăng cường phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, đảm bảo sinh kế cho nhân dân, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ bị tác động nặng nề của BĐKH. Tổng kết thực tiễn để hoàn thiện, phát triển phương châm “4 tại chỗ” trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với bối cảnh BĐKH.
- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH dựa trên HST. Phục hồi, đẩy mạnh việc trồng rừng chắn sóng, chắn cát, chắn ngập mặn ven biển để phát huy vai trò
“lá chắn tự nhiên” rừng phòng hộ đầu nguồn để giữ nước và giảm lũ lụt, bảo đảm chống chịu được với thiên tai theo kịch bản BĐKH và NBD.
111
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống, hạn chế tác động xấu của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn. Trước hết phải xây dựng, cập nhật bản đồ nguy cơ ngập lụt theo kịch bản BĐKH đến cấp xã. Từ đó rà soát quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư ven biển; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng; phục hồi phát triển các HST tự nhiên phù hợp với kịch bản BĐKH và NBD.
- Xây dựng hệ thống kiểm kê KNK quốc gia; bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách cho kiểm kê KNK định kỳ. Xây dựng kịch bản phát thải cơ sở đến năm 2020 cho các lĩnh vực năng lượng, NN, quản lý sử dụng đất, chất thải. Chuẩn bị điều kiện cần thiết, xác định các cơ sở pháp lý để tiến tới hình thành, thúc đẩy phát triển thị trường cácbon trong nước, thúc đẩy tham gia thị trường cácbon toàn cầu.
3.1.1.2. Các giải pháp chủ yếu
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nên nhanh chóng đưa nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình công tác, kể cả đưa vào chương trình giáo dục học sinh, sinh viên;
chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; chương trình hàng ngày của các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng năng lực, kỹ năng, phổ biến kinh nghiệm phòng, tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH cho nhân dân, bảo đảm mọi người dân và toàn xã hội luôn sẵn sàng ứng phó với BĐKH.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là đổi mới công nghệ SX theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và cácbon thấp. Đồng thời thúc đẩy nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với BĐKH.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới luật và các văn bản dưới luật trên lĩnh vực BĐKH, nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chủ động ứng phó cho công tác này. Cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH, khắc phục sự chồng chéo về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp không phù hợp, cũng như xây dựng cơ chế liên ngành, liên vùng và thống nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ ứng phó với BĐKH.
- Tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo sớm các hiện tượng KH cực đoan, bao gồm cả hệ thống thông tin trên cơ sở trang thiết bị hiện đại và trình độ kĩ thuật đến nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn được nâng lên. Năm 2015, phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống giám sát BĐKH và NBD.
112
- Thành lập các nhóm chuyên gia, tổ chức, viện và trung tâm nghiên cứu, trường đại học để thực hiện các nghiên cứu, dự án về BĐKH; xây dựng các kịch bản BĐKH; xây dựng, đánh giá các phương án giảm nhẹ phát thải KNK và đề xuất các biện pháp ứng phó với BĐKH. Đầu tư cho các chương trình nghiên cứu và đánh giá tính tổn thương của các HST vùng ven biển; xây dựng các kịch bản NBD cho giai đoạn 2010 - 2020 kết nối với các chương trình quốc tế và tiếp nhận sự trợ giúp quốc tế. Khai thác và ứng dụng công nghệ mới trong các lĩnh vực liên quan đến BĐKH và phát triển bền vững. Quy hoạch lại đất đai, tài nguyên nước, xây dựng kết cấu hạ tầng tại các vùng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng.
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên đất và nước trên cơ sở đánh giá tác động và khả năng tổn hại do BĐKH đối với lĩnh vực và vùng, nhằm tránh rủi ro và hạn chế tổn hại đồng thời khai thác các điều kiện thuận lợi đặc biệt chú trọng vùng ven biển và miền núi.
- Điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai có xét đến tác động trước mắt và tiềm tàng của BĐKH bao gồm chiến lược phòng ngừa từ xa, ứng cứu khẩn cấp và khắc phục hậu quả.
- Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về BĐKH gắn với huấn luyện đào tạo, tăng cường kỹ năng và năng lực ứng phó của các cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng có nguy cơ tổn hại và rủi ro cao để người dân nhận thức được BĐKH là vấn đề hiện hữu, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Qua đó, góp phần thay đổi hành vi của họ với môi trường như tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên nước, bảo vệ rừng ngập mặn, trồng và bảo vệ các loại rừng phòng hộ ven biển.
- Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư vào các hoạt động thích ứng với BĐKH ở các lĩnh vực, hạn chế đầu tư phát triển ở những khu vực có nhiều rủi ro.
- Chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật SX NN thích ứng với BĐKH. Tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai.
- Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất; tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển rừng
113
ngập mặn, các hệ sinh thái đất ngập nước; phấn đấu đến 2020 nâng độ che phủ của rừng lên 45%.
- Chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vùng, miền, nhất là các địa phương ven biển, vùng núi cao, vùng dễ bị tổn thương trước thiên tai đóng vai trò rất quan trọng trong việc chủ động ứng phó với BĐKH. Cần có phương án chủ động xử lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến SX, đời sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao năng lực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống dịch bệnh.
- Nâng cấp, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, nhất là ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, trung du miền núi phía Bắc. Nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu, xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt. Bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực và lòng sông, trước hết cho sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các sông lớn khác. Củng cố và xây dựng mới các công trình cấp, thoát nước của các đô thị, nhất là vùng ven biển.
- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế và phát triển quan hệ đối tác chiến lược; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại chính sách, hợp tác trong dự báo, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các nước về ứng phó với BĐKH.
Để Trái đất mãi là “hành tinh xanh” thì mỗi chúng ta cần phải có một nhận thức đúng đắn hơn về BĐKH. Khi đã hiểu được những tác hại nghiêm trọng của BĐKH thì phải có ý thức cao hơn nữa bằng những việc làm rất đơn giản trong cuộc sống để giảm thiểu phát thải KNK vào bầu khí quyển. Tuy là những việc làm rất dễ thực hiện nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Sau đây là những hành động, những việc làm cụ thể mang lại hiệu quả cao mà chúng ta nên cố gắng làm để phần nào có thể giảm thiểu và thích ứng được với BĐKH.
- Trồng cây gây rừng, tái tạo rừng và chống phá rừng: những cánh rừng xanh bạt ngàn với màu xanh biếc được xem là “lá phổi”, là sự sống của con người, là môi trường sinh tồn của sinh vật. Những dãi rừng hùng vĩ như những chiến sĩ oanh liệt có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta trước sự hung hãn của bão tố phong ba. Hiện nay, diện tích rừng nhất là rừng ngập mặn của nước ta đã giảm đi đáng kể. Nguyên nhân rừng bị cháy chủ yếu là do sự bất cẩn
114
hay cố ý của con người cộng với nắng hạn kéo dài làm cho những đám cháy thêm dữ dội hơn. Mỗi chúng ta nên có ý thức tuyệt đối không được tổn hại đến rừng, tích cực tham gia trồng và tái tạo rừng, báo ngay với kiểm lâm khi thấy xuất hiện “lâm tật”.
- Sử dụng tiết kiệm điện bằng những hành động thiết thực: tắt đèn, quạt, máy lạnh khi đi ra ngoài; tắt máy tính khi không sử dụng... Hạn chế sử dụng năng lượng truyền thống, tích cực sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp. Đạp xe hàng ngày giúp cho chúng ta có một sức khỏe tốt hơn, tiết kiệm được tiền bạc và quan trọng nhất là giảm được lượng CO2 phát thải vào bầu khí quyển.
- Tăng cường trồng cây xanh, thảm phủ cho những nơi xói mòn, xói lở...: đối với những nơi đã đang và có nguy cơ bị sạc lở thì nên tiến hành trồng cây xanh ngay lập tức, đây là biện pháp được xem là hữu hiệu nhất để hạn chế và chống xói mòn, hơn nữa cây xanh sẽ hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 tạo một môi trường sống với bầu khí quyển trong lành.